I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần:
1.Về kiến thức:
- Nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản về biểu đồ, bảng số liệu.
- Nhận biết những dấu hiệu cơ bản để xác định loại biểu đồ phù hợp với yêu cầu đề ra.
2. Về kĩ năng:
Có được những kỹ năng cơ bản về tính toán, vẽ biểu đồ, nhận xét, phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
3. Về thái độ:
Thấy được vai trò to lớn của biểu đồ, bảng số liệu trong việc học tập Địa lí. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Có thể phóng to một số biểu đồ, bảng số liệu.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Rèn luyện các kỹ năng địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn 20/8/2012
Tieát
PPCT: 02
Lôùp daïy
10C1
10C2
10C3
Ngaøy daïy
RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần:
1.Về kiến thức:
- Nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản về biểu đồ, bảng số liệu.
- Nhận biết những dấu hiệu cơ bản để xác định loại biểu đồ phù hợp với yêu cầu đề ra.
2. Về kĩ năng:
Có được những kỹ năng cơ bản về tính toán, vẽ biểu đồ, nhận xét, phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
3. Về thái độ:
Thấy được vai trò to lớn của biểu đồ, bảng số liệu trong việc học tập Địa lí.. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Có thể phóng to một số biểu đồ, bảng số liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Chương trình môn Địa lí lớp 10 học về vấn đề gì? Cách học như thế nào?
2. Bài mới:
A. BIỂU ĐỒ
1. Khái niệm:
2. Hệ thống các loại biểu đồ và phân loại: Gồm 2 nhóm chính:
* Biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển
- Biểu đồ đường biểu diễn:
+ Yêu cầu thể hiện tiến trình phát triển của các hiện tượng theo chuổi thời gian.
+ Các dạng biểu đồ chủ yếu:
- Biểu đồ cột:
+ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan giữa các đại lượng.
+ Các dạng biểu đồ chủ yếu: cột đơn, cột gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang, tháp tuổi.
- Biểu đồ kết hợp cột và đường:
+ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng.
+ Các dạng biểu đồ chủ yếu: biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau), biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phái có 2 đại lượng cùng chung một đơn vị tính).
* Biểu đồ thể hiện cơ cấu:
- Biểu đồ tròn
+ Yêu cầu thể hiện: cơ cấu thành phần của một tổng thể; qui mô của đối tượng cần trình bày
+ Các dạng biểu đồ chủ yếu: biểu đồ 1 hoặc 2,3 hình tròn, biểu đồ bán nguyệt.
- Biểu đồ cột chồng.
+ Yêu cầu: thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần của một hay nhiều tổng thể.
+ Các dạng biểu đồ chủ yếu: biểu đồ 1 hoặc 2,3 cột.
- Biểu đồ miền.
Yêu cầu thể hiện: cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm.
3. Kỹ năng tính toán, xử lí số liệu.
+ Tính % : công thức=tp/tổng x 100
+ Tính qui đổi tỉ lệ % : công thức=100 x 3,6
+ Tính bán kính các vòng tròn :công thức s= . r2
+ Tính năng suất cây trồng: công thức=sl/diện tích
+ Tính cán cân xnk: công thức=giá trị xuất-giá trị nhập
+ Tính giá trị xnk từ tổng và cán cân : công thức=tổng giá trị xnk+(-)cán cân/2=n-(+)cán cân=x
+ Tính bqlương thực/đầu người: công thức=sl/số dân
+ Tính mật độ dân cư: công thức=số dân/ diện tích
+ Tính chỉ số phát triển: công thức=năm sau/năm gốc x 100%
+ Tính tỉ lệ gtdstn: công thức=sinh-tử/10
+ Tính tốc độ tăng trưởng trung bình năm: công thức=năm sau-năm trước/ năm trước/số năm x 100
* Kỹ năng vẽ:-Yêu cầu chung: vẽ chính xác, có đơn vị, thời gian (đối tượng), số liêu, thẩm mỹ, có tên biểu đồ, chú giải.
* Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ.
- Về nhận xét tổng quát: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn định, phát triển không ổn định, phát triển đều, có sự chênh lệch giữa các vùng
- Yêu cầu từ ngữ phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấp độ, lập luận phải hợp lí sát với yêu cầu
Lưu ý:
- Đối với biểu đồ cơ cấu không được ghi giá tri tăng hay giảm mà ghi tỉ trọng tăng hay giảm.
- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng / bản đồ
+ Về trạng thái tăng: tăng, tăng nhanh, tăng đột biến, tăng liên tục kèm theo là dẫn chứng
+ Về trạng thái giảm: giảm, giảm ít, giảm mạnh, giảm nhanh, giảm chậm, giảm đột biến kèm theo là dẫn chứng
B. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
1. Nguyên tắc để phân tích bảng số liệu:
- Không được bỏ sót các dữ kiện.
- Phân tích các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết:
- Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu: Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; các số theo hàng ngang thường thể hiện qua chuổi thời gian (năm, thời kỳ) khi phân tích, ta tìm ra các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng.
- Xác định các mốc thời gian điển và không gian điển hình.
- Xử lí số liệu nếu cần thiết: (xử lí số liệu tuyệt đối sang tương đối) mục đích là khi phân tích chúng ta có một cách nhìn đầy đủ về sự thay đổi cả giá trị và tỉ trọng, tránh nhận xét một chiều.
- Xác định số liệu nhỏ nhất và số liệu lớn nhất, số liệu trung bình: Việc tìm ra các số liệu này giúp ta so sánh độ lớn, sự chênh lệch của các đối tượng
2. Lưu ý: Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đựa ra các câu hỏi để giải đáp. Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng có nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào? Trong tương lai nó phát triển như thế nào.. .v v
IV. ĐÁNH GIÁ
Em hãy cho biết dấu hiệu cơ bản để vẽ biểu đồ hình tròn, cột, miền.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Bài tập về nhà
Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005 ( đv: tỉ USD)
Năm
1990
1996
2000
2005
Giá trị xuất khẩu
2.4
7.3
14.5
32.4
Giá trị nhập khẩu
2.8
11.1
15.6
36.8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
b. Nhận xét.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Bai 2 Dia li 10 Da giam tai 20121013.doc