BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,dân cư và XH Trung Quốc; những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
Ghi nhớ một số địa danh : Hoàng Hà, Trường Giang, Bắc Kinh
3. Thái độ:
Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt – Trung
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KIẾN GIẢNG
Trường: THPT Chuyên Thái Bình Giáo sinh: Vũ Thị Tuyết
Lớp: 11 Toán 2, môn: Địa lí Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan Anh
Tiết: 2
Ngày: 6/3/2012
BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,dân cư và XH Trung Quốc; những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
Ghi nhớ một số địa danh : Hoàng Hà, Trường Giang, Bắc Kinh
3. Thái độ:
Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt – Trung
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Phương pháp sử dụng bản đồ
Phương pháp phân tích biểu đồ.
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
2. Phương tiện dạy học
- BĐ Địa lí tự nhiên châu Á
- Tập BĐ Thế giới và các châu lục, trong đó có TQ
- Một số hình ảnh cảnh quan tiêu biểu của TQ
- Một số hình ảnh về con người và đô thị TQ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Trình bày những đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản?
3.Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Bước 1: GV yêu cầu HS:
-Hãy dựa vào bản đồ TN TG, xác định vị trí, quy mô lãnh thổ của TQ.
-Vị trí lãnh thổ đó ảnh hưởng đến tự nhiên và kinh tế như thế nào?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 HS, yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
Yếu tố TN
Miền đông
Miền tây
Địa hình
Thổ nhưỡng
Khí hậu
Thủy văn
Khoáng sản
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, sửa chữa
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3:
GV cùng cả lớp phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Hoạt động 4:
- Dựa vào hình 10.3, nhận xét sự thay đổi dân số, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc?
- Nêu chính sách DS của Trung Quốc? nó có tác động như thế nào đến dân số Trung Quốc
- Dựa vào hình 10.4, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc?
- Xác định trên bản đồ các thành phố lớn của Trung Quốc?
I/ Vị trí địa lí và lãnh thổ
-Đất nước có diện tích lớn thứ tư thế giới, nằm trong khu vực Trung – Đông Á.
-Giới hạn lãnh thổ.
+) Kéo dài từ 200B tới 530B, 730Đ tới 1350Đ
+) Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc
+) Đường bờ biển phía đông dài 9000km
-Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
=> Vị trí địa lí và lãnh thổ thuận lợi cho giao lưu, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.
II/ Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm
Miền tây
Miền đông
Đánh giá
Thuận lợi
Khó khăn
Địa hình, đất đai
Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa
Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ
Tập trung dân cư đông đúc
NN trù phú
Khoáng sản
Kim loại màu, năng lượng
Kim loại đen, năng lượng
Phát triển CN
Khí hậu
Ôn đới lục địa=> hoang mạc và bán hoang mạc
Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa
Mưa màu hạ cung cấp nước tưới, sản xuất
Lụt lội ở MĐ
Khô hạn MT
Sông ngòi
thượng nguồn các con sông
Hạ nguồn
Thủy điện, GTVT
III/ Dân cư và xã hội
1/ Dân cư
- Đông nhất Thế giới
- Đa số là người Hán,các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị
- Miền đông tập turng nhiều đô thị lớn
- TQ thi hành chính sách DS triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ => tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác
2/ Xã hội
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục
- 90% DS biết chữ
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc
IV/ CỦNG CỐ
1/ Từ Bắc xuống Nam ở miền Đông Trung Quốc, khí hậu chuyển từ:
a. Ôn đới lục địa sang cận nhiệt gió mùa b. Ôn đới gió mùa sang cận nhiệt khô nóng
c. Ôn đới gió mùa sang cận nhiệt gió mùa d. Khô lạnh sang nóng ẩm
2/ Sông ngòi của miền Tây khác so miền Đông Trung Quốc ở điểm:
a. Dày đặc nhưng ít nước do khí hậu khô hạn
b. Đóng băng quanh năm do địa hình cao
c. Là đầu nguồn của các con sông lớn chảy về phía đông
d. Là đầu nguồn của các con sông lớn chảy về Bắc Băng Dương
3/ Dòng sông có lượng nước lớn nhất Trung Quốc là:
a. Hoàng Hà b. Tây Giang c. Liêu Giang d. Trường Giang
4/ Địa hình chính của miền Tây Trung Quốc chủ yếu là:
a/ Đồng bằng xen lẫn núi cao, cao nguyên b/ Núi cao, sơn nguyên xen lẫn bồn địa
c/ Bồn địa xen lẫn đồng bằng d/ Sơn nguyên, núi chạy ra sát biển
5/ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ngày càng giảm là kết quả của:
Chính sách không cho sinh con
Chính sách di dân ra nước ngoài
Chính sách mỗi gia đình 1 con
Tất cả ý trên đều đúng
6/ Chính sách dân số đã tác động đến DS Trung Quốc:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng đáng kể, bổ sung nguồn lao động lớn
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới cơ cấu giới tính
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, khiến số trẻ em sinh ra tăng nhanh
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng, khiến người già chiếm ngày càng nhiều
File đính kèm:
- bai Trung Quoc tiet 1.docx