I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.
2. Kỹ năng
- Biết cách nhận xét tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: than, dầu, điện, thép.
- Hiểu và phân tích bảng số liệu.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét, kết hợp với kiến thức đã học để giải thích những nhận xét của bản thân về bản đồ đã vẽ.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GSh: Nguyễn Thị Bích Tiền (6086427)
Họ và tên GVHD: Dương Hồng Thủy
Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP Cần Thơ
Trường: THPT Trần Đại Nghĩa
Lớp:10A12 Môn: Địa lý
Tiết: 2
Ngày soạn: 8/2/2012
Ngày dạy: 14/2/2012
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 34 :THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.
2. Kỹ năng
- Biết cách nhận xét tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: than, dầu, điện, thép.
- Hiểu và phân tích bảng số liệu.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét, kết hợp với kiến thức đã học để giải thích những nhận xét của bản thân về bản đồ đã vẽ.
3. Thái độ
- Nhận thức được tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới (giai đoạn 1950 – 2003).
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Tự tin
Phản hồi, lắng nghe, tích cực, trình bày suy nghĩ.
Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.
III. THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Thiết bị
- Chuẩn bị poster xử lý bảng số liệu trong sách giáo khoa.
- Vẽ trước biểu đồ vào poster để cho HS đối chiếu sau khi các em đã vẽ.
- Thước kẻ, bút chì, bút màu.
- Máy tính cá nhân, thước kẻ ô li.
2. Phương pháp
- Phương pháp chủ diễn giảng.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định tổ chức: 1 phút
Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: 3 phút
Hãy nêu đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Vì sao ở Việt Nam lại phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?
Bài mới
Vào bài: 1 phút
Ở các tiết trước, cô trò chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các ngành công nghiệp như: CN năng lượng, CN luyện kim, CN cơ khíTrong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà chúng ta đã học: than, dầu, điện, thép mà rất đơn giản, chúng ta không cần đọc những đoạn chữ dài dòng, cũng sẽ nhận biết được tình hình sản xuất các sản phẩm đó đồng thời giải thích được vì sao như thế thông qua bảng số liệu và biểu đồ.
Triển khai nội dung (35 phút)
GV yêu cầu 1 HS đọc to nội dung yêu cầu của bài thực hành.
Yêu cầu 1 HS khác xác định yêu cầu của đề bài. Sau đó, nói rõ các bước tiến hành:
*. Xử lý số liệu (lấy năm 1950 = 100%) bằng phương pháp tam suất.
*. Vẽ biểu đồ thích hợp. Đó là biểu đồ đường biểu diễn để thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm.
*. Nhận xét và giải thích:
- Trả lời câu hỏi: Đây là sản phẩm của ngành công nghiệp nào?
- Sự tăng, giảm về tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm qua đồ thị.
- Giải thích tại sao lại có sự tăng giảm đó.
Tổ chức HS hoạt động như sau:
1. Bước thứ nhất: Xử lý số liệu.
- Cho HS thấy rằng: tại sao cần phải xử lý số liệu? Đó là do không cùng đơn vị nên không thể vẽ biểu đồ.
- Tổ chức HS làm việc theo 4 nhóm. Mỗi nhóm xử lý số liệu của một loại sản phẩm. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Tính tốc độ tăng trưởng của than.
Nhóm 2: Tính tốc độ tăng trưởng của dầu.
Nhóm 3: Tính tộc độ tăng trưởng của điện.
Nhóm 4: Tính tộc độ tăng trưởng của thép.
*Cách tính tốc độ tăng trưởng (TĐTT), đơn vị %:X 100
GTTĐ của các năm sau
GTTĐ của năm chuẩn (1950)
TĐTT=
GTTĐ: giá trị tuyệt đối
- HS thực hiện theo hướng dẫn và lên bảng trình bày kết quả.
- GV treo bảng số liệu đã chuẩn bị sẳn lên so sánh với kết quả của HS.
- Bảng số liệu đã được xử lý:
Sản phẩm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than
100
143
161
207
186
291
Dầu
100
201
447
586
637
746
Điện
100
238
513
823
1224
1535
Thép
100
183
314
361
407
460
2. Bước hai: Vẽ biểu đồ.
- GV đặt câu hỏi cho HS giải quyết: vẽ biểu đồ gì là thích hợp nhất, tại sao? Sau đó diễn giảng cho các em hiểu rõ.
- GV cho HS tiến hành vẽ cả lớp, sau đó cho một vài HS lên bảng vẽ cho cả lớp quan sát.
- GV đúc kết và sửa cho các em thấy rõ. Lưu ý một số điểm trong quá trình vẽ biểu đồ loại này.
- Sau khi các em vẽ xong, GV treo biểu đồ đã chuẩn bị lên bảng so sánh với biểu đồ của HS, nhận xét và sửa chữa (nếu có sai sót).
2003
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp thế giới giai đoạn 1950 - 2003
3. Bước 3: Nhận xét và giải thích:
* Hướng dẫn HS nhận xét biểu đồ và liên hệ kiến thức đã học để giải thích thuyết phục.
* Cần cung cấp đến HS những kiến thức cơ bản sau đây:
- Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.
- Nhìn chung, các sản phẩm này đều tăng từ năm 1990 đến 2003 (trừ than 1990 thì bị giảm xuống).
- Than: Tăng trưởng khá cao và đều đặn vì là nguồn năng lượng truyền thống, trong thời gian 1990 có sự giảm xuống do đã tìm ra các nguồn năng lượng khác thay thế sau đó tăng lên vì có trữ lượng lớn như ở Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,...
- Dầu mỏ: Tốc độ tăng trưởng khá nhanh và liên tục do có những ưu điểm như khả năng sinh nhiệt cao, dễ nạp nhiên liệu, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá chất (trung bình 14,3%).
- Điện: Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao (trung bình có tốc độ tăng trưởng 33%) vì đây là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển nhanh.
- Thép: Tốc độ tăng trưởng khá đều (trung bình khoảng 9%) vì là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và đời sống..
*Kết luận: Các nguồn năng lượng có tác động thúc đẩy đến sự phát triển của kinh tế nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Chính gì vậy nên tìm các nguồn năng lượng khác thay thế.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ (5 phút)
- Khi nào thì vẽ biểu đồ đường biểu diễn lấy năm gốc làm năm chuẩn?
- Những lưu ý khi vẽ biểu đồ?
- Yêu cầu HS đọc trước bài mới: Chương IX - ĐỊA LÍ DỊCH VỤ (bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ) và trả lời các câu hỏi:
1. Có mấy nhóm ngành dịch vụ? Cho ví dụ mỗi nhóm ngành.
2. Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ? Phân tích các nhân tố đó.
Giáo viên hướng dẫn Cần Thơ, ngàytháng.. năm 2012
Người soạn
Ngày duyệt:.
Ký duyệt:. Nguyễn Thị Bích Tiền
File đính kèm:
- Dia ly 10 Bai 34.doc