1/ Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta ?
-Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta.
-Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao quanh năm, sự phân mùa khia hậu, sự phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo độ cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi.
2/ Nền NN nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ?
a/ Thuận lợi:
-Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ
-Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
b/ Khó khăn:
-Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán
-Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
3/ Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền NN nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Đặc điểm nền nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP
1/ Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta ?
-Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta.
-Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao quanh năm, sự phân mùa khia hậu, sự phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo độ cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi.
2/ Nền NN nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ?
a/ Thuận lợi:
-Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ
-Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
b/ Khó khăn:
-Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán
-Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
3/ Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền NN nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
4/ Giữa NN cổ truyền và NN hàng hóa có sự khác nhau cơ bản nào ?
Tiêu chí
NN cổ truyền
NN hàng hóa
Quy mô
nhỏ, manh mún
lớn, tập trung cao
Phương thức canh tác
-Trình độ kỹ thuật lạc hậu
-SX nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ
-Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến
-Chuyên môn hóa thể hiện rõ
Hiệu quả
Năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp
Năng suất lao động cao, hiệu quả cao
Tiêu thụ sản phẩm
Tự cung, tự cấp, ít quan tâm thị trường
Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa
Phân bố
Tập trung ở các vùng còn khó khăn
Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi
5/ Kinh tế nông thôn nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo xu hướng nào ?
Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.
- Sản xuất hàng hoá nông nghiệp
+ Đẩy mạnh chuyên môn hoá.
+ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.
+ Kết hợp công nghiệp chế biến hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Đa dạng hoá kinh tế nông thôn:
+ Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động
+ Đáp ứng tốt hơn những điều kiện thị trường
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện bằng các sản phẩm nông - lâm - ngư và các sản phẩm khác...
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
6/ Sản xuất lương thực nước ta có vai trò quan trọng như thế nào ?
Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và làm nguồn hàng xuất khẩu
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
7/ Trình bày những thành tựu của SXLT ở nước ta những năm gần đây. Tại sao đạt được những thành tựu to lớn đó ?
-DT gieo trồng tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
-Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
-Nhờ thâm canh nên năng suất tăng mạnhà đạt 4,9 tấn/ha/năm.
-SL lúa tăng nhanh: 11,6 triệu tấn (1980) lên 36 triệu tấn. Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm.
àVN XK gạo hàng đầu thế giới
-DT và SL hoa màu cũng tăng nhanh.
-ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% DT, 50% SL lúa cả nước.
*Giải thích:
-Đường lối chính sách của Nhà nước thúc đẩy NN phát triển.
-Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào SX.
-Áp dụng KHKT tiên tiến vào SX NN.
-Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật: thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu
-Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
8/ Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?
a/ Thuận lợi:
-DT đất badan tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.
-Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
-Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp
-Mạng lưới cơ sở chế biến.
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b/ Khó khăn:
-Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt
-Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
9/ Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ?
-Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất cây công nghiệp
-Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cafe, cao su, hồ tiêu, điều
-Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là ở trung du-miền núi; hạn chế nạn du canh du cư.
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
10/ Hãy trình bày tình hình phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cafe, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
Cafe trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB
Cao su trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên, BTB
Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
Hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT
Điều trồng nhiều ở ĐNB
Dừa trồng nhiều ở ĐBSCL
+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá...
Mía trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT
Lạc trồng nhiều ở BTB, ĐNB, Đắc Lắc
Đậu tương trồng nhiều ở TD-MN phía Bắc, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp
Đay trồng nhiều ở ĐBSH
Cói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa
Dâu tằm tập trung ở Lâm Đồng
Bông vải tập trung ở NTB, Đắc Lắc
11/ Hãy trình bày tình hình chăn nuôi ở nước ta.
1/Chăn nuôi lợn và gia cầm
-Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.
-Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL
2/ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
-Đàn trâu: 2,9 triệu conà nuôi nhiều ở TD-MN phía Bắc, BTB
-Đàn bò: 5,5 triệu conà BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp.HCM, HN
-Dê, cừu: 1,3 triệu con.
12/ Nước ta có những thuận lợi nào để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ?
-Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).
-Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.
-Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.
13/ Vì sao trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả lại chưa cao và chưa ổn định ?
-Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao.
-Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn còn đe doạ trên diện rộng
-CN chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ
14/ Tại sao đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền NN nhiệt đới nước ta?
a/ Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn.
- Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng.
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
- Ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu thị trường lớn.
- Chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
b/ Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu.
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước.
- Thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở những vùng khó khăn.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
15/ Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
a/ Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
-Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạchcó thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến cũng phát triển mạnh.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b/ Khó khăn:
-Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
-Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
-Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
16/ Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay.
SL thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, SL bình quân đạt 42 kg/người/năm.
*Khai thác thủy sản:
-Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về SL đánh bắt: Kiên Giang, BR-VT, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, DT mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
17/ Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?
- Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn. Vùng có diện tích trồng chè lớn hơn.
- Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cafe, cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng cây công nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu.
18/ Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL?
- ĐBSH có ưa thế về rau, cây thực phẩm có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (su hào, bắp cải, khoai tây), chăn nuôi lợn, thuỷ sản.
- ĐBSCL chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả; thuỷ sản, gia cầmVùng này quy mô sản xuất lúa, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so với ĐBSH.
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Đồng thời do quy mô đất trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
19/ Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang từng bước thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: CN khai thác, CN chế biến, CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau. Trong đó nổi lên một số ngành CN trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa CN điện năng đi trước một bước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.
20/ Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
a/ Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung CN theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải CN với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: CN chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.
- Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.
MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
21/ Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn năng lượng phong phú:
+ Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh
+ Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam.
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
- Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩmphục vụ nhu cầu CNH, HĐH.
22/ Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
- Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
- Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu.
- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của nười lao động.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
23/ Tại sao các khu công nghiệp tập trung (KCN) lại phân bố chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH và DHMT?
- Đây là những khu vực có VTĐL thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao thương.
- Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là GTVT và TTLL.
- Nguồn lao động dồi dào có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Có các vùng kinh tế trọng điểm.
- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn trong cả nước.
- Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, năng động.
24/ Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng, thuỷ sảnvà là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
- Có đường lối phát triển năng động.
File đính kèm:
- tra loi cau hoi SGK.doc