I./ MỤC TIÊU:
Sau bài học, hs cần:
1./ Về kiến thức:
-Phân tích được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế xã hội
-Hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng
50 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I./ MỤC TIÊU:
Sau bài học, hs cần:
1./ Về kiến thức:
-Phân tích được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế xã hội
-Hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng
2./ Về kĩ năng:
-Đọc và phân tích khai thác các kiến thức từ Atlat, bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ trong SGK.
-Thu thập và xử lí các tư liệu thu thập được.
3./ Về thái độ, hành vi:
Nhận thức được việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu sắc.
II./ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Bản đồ tự nhiên VN treo tường.
-Bản đồ kinh tế vùng
-Tranh ảnh, phim tư liệu (nếu có).
-Atlat địa lý Việt Nam.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1./ Ổn định lớp.
2./ Kiểm tra bài cũ:
-Tại sao tài nguyên du lịch lại là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch?
-Phân tích các thế mạnh và hạn chế của tài nguyên du lịch nước ta? Liên hệ với địa phương em?
3./ Bài mới:
-GV cho hs xem một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên, các dân tộc ít người, các cơ sở công nghiệp (nếu có) của vùng và giới thiệu: đây là các hình ảnh về vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Vùng này có những đặc điểm nổi bật gì về tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển kinh tế xã hội ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học này.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:Khái quát vùng
Hình thức: GV – HS (cả lớp)
Bước 1:GV sd bản đồ treo tường kết hợp Atlat để hỏi:
-Xác định vị trí tiếp giáp và phạm vi lãnh thổ của vùng? ->Nêu ý nghĩa?
->HS trả lời ( có gợi ý)->GV chuẩn kiến thức.
-Y/c hs tự xác định 02 bộ phận ĐB và TB (dự vào SGK và Atlat).
Bước 2: Cho hs khai thác Atlat và SGK, nêu câu hỏi:
-Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bậc của vùng?
-ĐK KT-XH của vùng có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển KT-XH của vùng?
->HS trả lời. GV giúp hs chuẩn kiến thức.
*GV nêu thêm vấn đề cho hs khá giỏi: việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa KT, CT, XH như thế nào?
Chuyển ý
Hoạt động 2:Khai thác thế mạnh trong các hoạt động kinh tế.( Hình thức: cặp/nhóm nhỏ)
Bước 1: GV hỏi :
-Vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện?
Thế mạnh đó thể hiện thế nào ở hai tiểu vùng của vùng?
-GV lập bảng sau để hs điền thông tin vào
Bước 2: HS trả lời ( có gợi ý)
Loại khoáng sản
Phân bố
Tên nhà máy
Công suất
Phân bố
Thủy điện
...
Nhiệt điện
Bước 3: GV nhận xét, giúp hs chuẩn kiến thức.
Chuyển ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi.
Hình thức: chia nhóm lớn.
Bước 1: Phân 06 nhóm làm việc và giao nhiệm vụ cho các nhóm: (phát phiếu học tập).
-Nhóm chẵn: tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt.
-Nhóm lẻ: tìm hiểu thế mạnh về chăn nuôi.
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận, ghi kết quả.
Bước 3: đại diện các nhóm lên trình bày -> các nhóm khác bổ sung-> GV giúp hs chuẩn kiến thức.
Chuyển ý
Hoạt động 4: Tìm hiểu thế mạnh về kinh tế biển.
Hình thức: cá nhân – lớp.
Y/c hs dựa vào SGK và vốn hiểu biết nêu các thế mạnh về kinh tế biển của vùng và ý nghĩa của nó?
->HS trả lời, GV giúp hs chuẩn kiến thức.
I./ KHÁI QUÁT CHUNG:
-Gồm 15 tỉnh.
-DT=101.000Km2 = 30,5% DT cả nước. (I).
-DS>12 triệu (2006) = 14,2% DS cả nước.
-Tiếp giáp (Atlat).
-> VTĐL thuận lơi + GTVT đang được đầu tư -> thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
-TNTN đa dạng -> có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế.
-Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt ( thưa dân, nhiều dân tộc ít người, vẫn còn nạn du canh du cư, vùng căn cứ cách mạng).
-CSVCKT có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
=>>Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.
II./ CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ
1./ Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
a)Điều kiện phát triển:
+Thuận lợi:
-Giàu khoáng sản.
-Trữ năng lớn nhất nước.
(dẫn chứng).
+Khó khăn:
-Khai thác KS, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
-Một số loại KS có nguy cơ cạn kiệt
b) Tình hình phát triển:
+Khai thác, chế biến khoáng sản:
-Kim loại: (atlat).
-Năng lượng: (atlat).
-Phi KL: (atlat).
-VLXD: (atlat).
->Cơ cấu công nghiệp đa dạng.
+Thủy điện: (atlat).
Tên nhà máy
Công suất
Phân bố
Thủy điện
...
Nhiệt điện
*Cần chú ý đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
2./Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
a./ Điều kiện phát triển:
+Thuận lợi:
*Tự nhiên:
-Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa
-Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
-Địa hình cao.
*KT-XH:
- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
-Có các cơ sở CN chế biến
-Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuậtthuận lợi
-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
+Khó khăn:
-Địa hình hiểm trở.
-Rét, Sương muối.
-Thiếu nước về mùa đông.
-Cơ sở chế biến.
-GTVT chưa thật hoàn thiện
b./ Tình hình phát triển: ( phiếu học tập).
c./ Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.
3./Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
a./ Điều kiện phát triển:
-Nhiều đồng cỏ.
-Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.
*Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.
b./ Tình hình phát triển và phân bố:
( phiếu học tập).
4./ Kinh tế biển
-Đánh bắt.
-Nuôi trồng.
-Du lịch.
-GTVT biển
*Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng
IV./ ĐÁNH GIÁ:
1./ Tự Luận:
-Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TD&MNBB có ý nghĩa kinh tế to lớn, có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?
-Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng?
-Giải pháp khắc phục các hạn chế để phát huy thế mạnh của vùng
2./ Trắc nghiệm:
Câu 1:Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt bậc nhất Đông Nam Á:
a. Sắt b. Than đá
c. Thiếc d. Apatit
Câu 2: Yếu tố quyết định nhất để TD&MNBB thành vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta:
a. Có đất Feralit màu mỡ b. Có địa hình hiểm trở
c. Khí hậu có mùa Đông lạnh và nhiều đồi núi d. Truyền thống canh tác lâu đời
Câu 3: Trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta là ở:
a.Hệ thống sông Hồng b. Hệ thống sông Đà
c. Hệ thống sông Thái Bình d. Hệ thống sông Đồng Nai
Câu 4: Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở TD&MNBB là:
a. Cà Phê b.Cao su
c.Hồ tiêu d.Chè
V./HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
-Học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Xem trước bài mới cho tiết học sau.
VI./ PHỤ LỤC
1./ Phiếu học tập
a./ Điều kiện phát triển:
Thuận lợi
Khó khăn
Tự nhiên
KT-XH
Tự nhiên
KT-XH
b./ Tình hình phát triển và phân bố:
Tên/loại
Tình hình phát triển và phân bố
2./ Thông tin phản hồi:
a./ Thế mạnh về trồng trọt:
a1 Điều kiện phát triển:
Thuận lợi
Khó khăn
Tự nhiên
KT-XH
Tự nhiên
KT-XH
-Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa
-Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
-Địa hình cao.
-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
- Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
-Có các cơ sở CN chế biến
-Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuậtthuận lợi
-Địa hình hiểm trở.
-Rét.
-Sương muối.
-Thiếu nước về mùa đông
-Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.
-GTVT chưa thật hoàn thiện
a2. Tình hình phát triển và phân bố:
Tên/loại
Tình hình phát triển và phân bố
-Chè
-Hồi, tam thất, đỗ trọng
-Đào, lê, táo, mận
-Rau ôn đới
-Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang
-Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn
-Lạng Sơn, Cao Bằng
-SaPa
b./ Tình hình phát triển và phân bố chăn nuôi:
Tên/loại
Tình hình phát triển và phân bố
-Trâu
-Bò
-Gia súc nhỏ
-Chăn thả trong rừng với 1,7 triệu con=50% cả nước
-Lấy thịt + lấy sữa – trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn Lavới 900.000 con=18%cả nước.
-Lợn, dê(Lợn=5,8 triệu con=21% cả nước
Tiết 34. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I/ Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức:
Biết xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng.
Phân tích đựơc các thế mạnh chủ yếu và những hạn chế của Đồng bằng sông Hồng.
Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và những định hướng về sự chuyển dịch đó
Kĩ năng:
Xác định trên bản đồ một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nuớc, thuỷ sản, ), mạng lưới giao thông và đô thị ở Đồng bằng sông Hồng.
Phân tích được các hình ảnh và bảng biểu trong SGK.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng về vấn đề dân số.
- Thấy rõ sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
II/ Nội dung kiến thức cơ bản:
Các thế mạnh và hạn chế của vùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nguyên nhân, hiện trạng, định hướng của sự chuyển dịch.
III/ Thiết bị dạy học:
Atlát địa lí Việt Nam
Bản đồ tự nhiên ĐBSH
IV/ Hoạt động dạy học:
Mở bài: Đồng bằng sông Hồng là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh đứng hàng thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Vậy điều kiện nào tạo nên thế mạnh đó? Tại sao lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những vấn đề trên.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
HĐ1: Cá nhân
Xác định vị trí địa lí Đồng bằng sôngHồng
- Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí VN trang 21 hoặc H-46.3. Trả lời các câu hỏi sau:
1) Xác định các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Hồng.
2) Xác định ranh giới.
3) Nhận xét diện tích, dân số của ĐBSH.
4) Nêu ý nghĩa.
- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
HĐ2: Cặp đôi
Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSH
- Bước 1: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, H-46.1, Atlat trang 21. Trả lời các câu hỏi sau:
1) Nêu đặc điểm tự nhiên của ĐBSH: đất đai, khí hậu, nguồn nước, tai nguyên biển, khoáng sản.
2) Phân tích cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH.
3) Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội ở ĐBSH.
4) Phân tích sức ép dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH.
ð Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ở ĐBSH?
- Bước 2: HS trình bày có phản hồi thông tin.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
HĐ3: Nhóm
Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH
- Bước 1:GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ.
Nhóm 1,2: Giải thích tại sao ĐBSH lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
Nhóm 3,4: Nhận xét biểu bảng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của cả nước và ĐBSH.
Cơ cấu GDP của cả nước.
Năm
1990
1995
2005
Khu vực I
22,7
28,8
41,0
Khu vực II
38,7
27,2
21,0
Khu vựcIII
38,6
44,0
38,0
Cơ cấu GDP của ĐBSH
Năm
1990
1995
2005
Khu vực I
45,6
32,6
25,1
Khu vực II
22,7
25,4
29,9
Khu vựcIII
31,7
42,0
45,0
Nhóm 5,6: Dựa vào SGK, cho biết định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH
- Bước 2: Các nhóm trình bày, có bổ sung.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
I/ Các thế mạnh và hạn chế của vùng:
1. Các thế mạnh:
a. Vị trí địa lí:
- Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích tự nhiên của cả nước.
- Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước.
- Gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
- Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.
àÝ nghĩa:
+ Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.
+ Gần các vùng giàu tài nguyên.
b. Tài nguyên thiên nhiên:
- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư đông nên có lợi thế:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.
+ Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy)
2. Hạn chế:
- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt.
- Thường có thiên tai.
- Sự suy thoái một số loại tài nguyên.
II/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
1. Thực trạng:
Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II v à III.
- Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.
2. Định hướng:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
+ Trong khu vực I:
Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động.
+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,
V/ Đánh giá:
HS trả lởi các câu hỏi cuối bài.
VI/ Hoạt động nối tiếp:
HS về nhà dựa vào bảng số liệu trong bài học. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ĐBSH.
Tiết 35 : THỰC HÀNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức:
Củng cố thêm kiến thức trong bài 33
Biết được sức ép nặng nề của Ds đối với các vấn đề KT-Xh ở ĐBSH
Phân tích được mối quan hệ giữa DS với sản xuất lương thực và tìm ra hướng giải quyết.
Kĩ năng:
Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra nhận xét cần thiết.
Biết giải quyết một cách khoa học về mối quan hệ giữa DS và vấn đề sản xuất lương thực ở ĐBSH, từ đó có thể đề ra định hướng cần thiết
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Các loại bản đồ: hình thể, phân bố dân cư, nông nghiệp của vùng ĐBSH
Các dụng cụ học tập cần thiết
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1:Tính tốc độ tăng trưởng và so sánh tốc độ tăng trưởng về DS và sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng đối với cả nước
Hình thức: cá nhân
Bước 1: Gv yêu cầu HS theo dõi bảng số liệu trong SGK, hướng dẫn cách tính tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng theo yêu cầu của đề bài đặt ra
Bước 2: GV theo dõi, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của HS trong quá trình làm việc
Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc, GV nhận xét đối chiếu kết quả.
Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu
Các chỉ số
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Số dân
100
111.7
100
115.4
Diện tích gieo trồng cây LT có hạt
100
109.3
100
114.4
Sản lượng LT có hạt
100
122.0
100
151.5
Bình quân LT có hạt
100
109.4
100
131.4
Tỉ trọng của ĐBSH so với cả nước theo các chỉ số
Các chỉ số
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Số dân
22.4
21.7
100
100
Diện tích gieo trồng cây LT có hạt
15.3
14.6
100
100
Sản lượng LT có hạt
20.4
16.5
100
100
Bình quân LT có hạt
91.1
75.9
100
100
Bước 4: GV hướng dẫn HS nhận xét bảng số liệu
(Nhận xét: Tỉ trọng các chỉ số trong bảng số liệu của đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần so với tỉ trọng chung của cả nước, tiếp sau đó là tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt, số dân, diện tích gieo trồng cây LT có hạt).
Bước 5: Gv kiểm tra bài làm của HS, yêu cầu một số HS làm mẫu, các HS trong lớp cùng nhận xét, sau đó có thể yêu cầu thu bài tại lớp hoặc về nhà hoàn thiện.
Hoạt động 2: Phân tích và tgiair thích mối quan hệ giữa DS với việc sản xuất LT ở ĐBSH và đề ra hướng giải quyết.
Hình thức: cặp
Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi
Hai HS đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
Mối quan hệ giữa DS với việc sản xuất LT ở ĐBSH:
Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây LT nên mặc dù diện tích gieo trồng cây LT có hạt giảm nhưng sản lượng trên thực tế vẫn tăng
Tuy nhiên do sức ép của DS nên bình quân LT có hạt theo đầu người vẫn giảm so với cả nước.
Phương hướng giải quyết
Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực
Thực hiện tốt công tác DS kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ sinh
Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH. Cụ thể là trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trộng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây LT và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
GV nhắc HS về nhà hoàn thiện bài thực hành
HS về nhà đọc trước bài 35.
Tiết 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng cũng như những thế mạnh nổi trội của vùng (tài nguyên thiên nhiên, truyền thống dân cư) và cả những khó khăn trong quá trình phát triển
- Hiểu và trình bày được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng .
2. Kĩ năng
- Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài
- Phân tích, thu thập các số trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết.
3. Thái độ: thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vêh Tổ quốc
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ kinh Bắc trung Bộ
Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học
Atlat địa lí VN
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng
Hình thức: cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát vị trí địa lí của vùng BTB trong cả nước và trả lời các câu hỏi theo dàn ý:
+ Xác định vị trí địa lí của vùng BTB
+ Kể tên các tỉnh trong vùng
+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH của vùng
Một HS trình bày, các HS khác nhâïn xét, bổ sung, GV chốt kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng
Hình thức: cặp
- Bước 1: GV yêu cầu HS bằng kiến thức đã học và nội dung SGK hoàn thiện phiếu HT 1
- Bước 2: GV hướng dẫn HS điền các thông tin nổi bật về thế mạnh và hạn chế của vùng
- Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày kết quả, nhận xét và tổng kết.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
Hình thức: nhóm
+ Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ
- Nhóm 1: Tìm hiểu về hoạt động lăm nghiệp
- Nhóm 2: tìm hiểu về nông nghiệp
- Nhóm 3: tìm hiểu về ngư nghiệp
+ Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin và gợi ý ề vấn đề tiềm năng, điều kiện phát triển cơ cấu kinh tế liên hoàn, ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng
+ Bước 3: GV yêu cầu các nhóm HS trình bày, nhận xét và bổ sung hoàn thiện
Hoạt động 4: tìm hiểu sự hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sơ hạ tầng GTVT.
Hình thức: cá nhân
HS hoàn thành 2 nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ 1: tìm hiểu ngành công nghiệp
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và nội dung SGK, cho biết:
+ BTB có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp?
+ Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành của các trung tâm.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, nghiên cứu sự phân bố các loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp, sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp lớn của vùng.
- Bước 3: GV yêu cầu Hs trả lời, nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung
* Nhiệm vụ 2: tìm hiểu về việc xây dựng cơ sở hạ tầng
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 35.2 và dựa vào nội dung SGK, cho biết:
+ Tại sao việc phát triển kinh tế vùng phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng?
+ Xác định trên lược đồ các hệ thống giao thông của vùng
- Bước 2: Gv hướng dẫn HS quan sát lược đồ, tìm các tuyến quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh và hệ thống sân bay, cảng biển của vùng, gợi mở cho HS tìm hiểu vai trò của các tuyến giao thông với vùng
- Bước 3: HS trả lời, GV nhận xét và chốt kiến thức.
Khái quát chung:
Vị trí địa lí và lãnh thổ:
- BTB là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước
- Tiếp giáp: ĐBSH, trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông
=> thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển
Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng (phụ lục 1)
Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp (phụ lục 2)
Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT
Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa:
- Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp
- Trong vùng đã hình thành một số vùng công nhiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và có thể lọc hóa dầu.
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển,phía đông bao gồm Thanh Hóa, Vinh, Huế
Xây dựng cơ sở hạ tâng, trước hết là GTVT
- Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của vùng
- Các tuyến GT quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh.
ĐÁNH GIÁ
1. Nêu những thế mạnh nổi bật của vùng BTB
2. Vì sao đồi sống nhân dân vùng còn nhiều khó khăn, trở ngại
HOẠ
File đính kèm:
- giao_an12_HK2.doc