Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 24 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cẩu kinh tế

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, Hs cần:

1. Kiến thức

- Hiểu dược sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH).

- Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.

2. Kĩ năng

- Biết phân tích các biểu đồ và các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ (cơ cấu kinh tế).

3. Thái độ:

Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 24 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cẩu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/12/2009 Ngày dạy: 07/01/2010 ĐỊA LÍ KINH TẾ Tiết 24: Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẨU KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài học, Hs cần: 1. Kiến thức - Hiểu dược sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới. 2. Kĩ năng - Biết phân tích các biểu đồ và các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ (cơ cấu kinh tế). 3. Thái độ: Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực. II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Các biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta ( phóng to). - Bản đổ kinh tế chung Việt Nam, Atlát Địa lí Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 6’ Kiểm tra bài thực hành 3. Dạy bài mới: * Khởi động: GV đặt câu hỏi: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có chuyển biến ra sao? Sự chuyển biến đó được thể hiện ở những lĩnh vực nào. Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt tìm hiểu nội dung của bài. Thời lượng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 8 – 10 Phút 8 – 10 Phút 13 – 15 Phút * Hoạt động 1: Cá nhân/ cặp. - Bước 1 :HS dựa vào hình 20. 1 - Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005, Bản đồ kinh chung Việt Nam, Atlát Địa lí Việt Nam tr16: + Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế. + HS dựa vào bảng 20.1 - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Hãy cho biết xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế. - Bước 2: HS trả lời. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức. * Chuyển ý: Cơ cấu ngành có sự chưyển dịch như vậy, còn cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch không? Nếu có thì chuyển dịch như thế nào? * Hoạt động 2: Cả lớp - Bước 1: HS dựa vào bảng 20.2, Atlát Địa lí 12, B. đồ kinh tế chung Việt Nam : + Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. + Cho biết chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ? + Nguyên nhân của sự chuyển dịch? - Bước 2: HS trình bày. - Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. * Chuyển ý: Từ sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và thành phần kinh tế kéo theo sự chuyển dịch nào? * Hoạt động 3: Nhóm - Bước 1: Các nhóm dựa vào kênh chữ SGK, Atlát Địa lí 12, Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, thảo luận: + Nêu những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. + Nhóm 1, 2: Chỉ Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nêu vai trò động lực của vùng này đối với KT cả nước? + Nhóm 3, 4: Chỉ Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và nêu vai trò động lực của vùng này đối với KT cả nước? + Nhóm 5, 6: Chỉ Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nêu vai trò động lực của vùng này đối với KT cả nước? - Bước 2: Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Bước 3: GV giúp HS chuẩn kiến thức. 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: - Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III. - Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng. + Khu vực I: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản, trong nông nghiệp giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. + Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng ngành CN chế biến, CN khai thác giảm. + Trong dịch vụ: tăng các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo - Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng - Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. - Năm 2005: Cơ cấu GDP : KT nhà nước: 38.4%; KT ngoài nhà nước: 45.6%( trong đó: KT tập thể: 6.8%, KT tư nhân: 8.9%, KT cá thể: 29.9%); Kinh tế có vấn đầu tư nước ngoài: 16%. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế: - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp( ĐBSH, ĐBSCL, TN, TDMNPB) - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng KT trọng điểm phía Bắc: đi đầu về hợp tác quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT – XH với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự ATXH, bảo vệ môi trường. + Vùng KT trọng điểm miền Trung: từng bước phát triển thành vùng KT năng động của cả nước, đảm bảo hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển KT khu vực miền Trung, Tây Nguyên. + Vùng KT trọng điểm phía Nam: Giữ vị trí đầu tàu, dẫn đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là vùng kinh tế động lực của cả nước. IV. ĐÁNH GIÁ: 1. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta? 2. Chỉ trên Bản đồ Kinh tế chung Việt Nam hoặc Atlát Địa lí 12 các vùng kinh tế trọng điểm, nêu vài trò và động lực của các vùng này đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước? VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Học sinh trả lời các câu hỏi sau bài học. - Chuẩn bị bài 21.

File đính kèm:

  • docGA DIA LI 12CB TIET 24 MOI 20092010.doc