I. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, phân tích số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét.
II. Phương tiện dạy học: - Các biểu bảng trong sách giáo khoa.
- Các phương tiện khác phù hợp.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng nhất trong nông nghiệp nước ta. Trong quá trình phát triển chung của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi rất rõ nét. Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ phân tích về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nước ta.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 26 - Bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Bài 23: thực hành
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
I. Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, phân tích số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét.
II. Phương tiện dạy học: - Các biểu bảng trong sách giáo khoa.
Các phương tiện khác phù hợp.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng nhất trong nông nghiệp nước ta. Trong quá trình phát triển chung của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi rất rõ nét. Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ phân tích về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nước ta.
Hoạt động 1: Làm bài tập 1 trong SGK.
Bài tập 1:
* Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng giai đoạn 1990-2005. (Lấy năm 1990 là 100%)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
1990
100.0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1995
133,4
126,5
143,3
181,5
110,9
122,0
2000
183,2
165,7
182,1
325,5
121,4
132,1
2005
217,5
191,8
256,8
382,3
158,0
142,3
* Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
- Lưu ý khi vẽ biểu đồ:
+ Khoảng cách năm.
+ Trị số cao nhất trong bảng số liệu để lựa chọn chiều cao trục tung cho phù hợp.
+ Lựa chọn các ký hiệu thể hiện.
+ Lập bảng chú thích.
+ Ghi tên biểu đồ.
* Nhận xét:
- Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung nên tỷ trọng cơ cấu có xu hướng tăng thể hiện:
+ Tỷ trọng cây công nghiệp tăng nhanh nhất do mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Các loại rau đậu được phát triển chứng tỏ trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.
- Các loại cây còn lại có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng chung nên tỷ trọng cơ cấu có xu hướng giảm. Đặc biệt giảm nhanh là tỷ trọng của cây lương thực.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2 trong SGK.
Bài tập 2:
* Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005.
- Xử lý số liệu:
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây CN hàng năm
54,9
59,2
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Cây CN lâu năm
45,1
40,8
43,9
54,8
55,7
65,1
65,5
- Phân tích:
+ Tỷ trọng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm.
+ Tỷ trọng cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng. Cây công nghiệp lâu năm ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ở nước ta.
- Có thể dẫn chứng về các điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm và tốc độ tăng trưởng của cây công nghiệp.
* Sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp, đến sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp mà chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm.
IV. Đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của lớp, những ưu điểm và hạn chế của tập thể lớp trong hoạt động học tập.
V. Hoạt động nối tiếp: Về nhà hoàn thiện bài thực hành.
File đính kèm:
- Dia ly 12 bai 23.doc