Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 46 – Bài 42 - Thực hành: Xác định trên bản đồ một số tuyến đường bộ và đầu mối giáo thông chính

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được ý nghĩa của một số tuyến đường bộ chính và một số tuyến đường giao thông lớn của nước ta.

2. Kỹ năng:

- Xác định trên Bản đồ giao thông Việt Nam hạơc Atlat Địa lí Việt Nam một số tuyến đường bộ chính và một số đầu mối giao thông lớn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ Giao thông Việt Nam.

- Bản đồ Hành chính Việt Nam

- Atlat Địa lí Việt Nam

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 46 – Bài 42 - Thực hành: Xác định trên bản đồ một số tuyến đường bộ và đầu mối giáo thông chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 – Bài 42 - THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH TRÊN BẢN ĐỒ MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐẦU MỐI GIÁO THÔNG CHÍNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa của một số tuyến đường bộ chính và một số tuyến đường giao thông lớn của nước ta. 2. Kỹ năng: - Xác định trên Bản đồ giao thông Việt Nam hạơc Atlat Địa lí Việt Nam một số tuyến đường bộ chính và một số đầu mối giao thông lớn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ Giao thông Việt Nam. - Bản đồ Hành chính Việt Nam - Atlat Địa lí Việt Nam III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Khởi động: Cho học sinh xác định mục tiêu của bài thực hành: kỹ năng, kiến thức. Hoạt động 1: Xác định một số tuyến đường bộ chính ở nước ta và nêu ý nghĩa của từng tuyến ( lớp/ nhóm). - Chia nhóm, giao việc, quan sát bản đồ, Átlat” + Chỉ ra được các tỉnh, thành phố có các tuyến đường bộ (QL) 1, 5, 6, 279, đường Hồ Chí Minh – QL14, 9, 51 và 80 chạy qua và nêu ý nghĩa của từng tuyến đó. + Công việc cụ thể: Nhóm 1, 2: QL 1, 5, 6 Nhóm 2, 3: QL 279, đường Hồ Chí Minh – QL14 Nhóm 5, 6: QL 9, 51, 80 - Hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của từng tuyến đường. - Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. Tuyến đường Chạy qua tỉnh/TP Ý nghĩa QL 1 - Là tuyến dài nhất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT- XH và an ninh quốc phòng. - Gắn kết các vùng lãnh thổ trong cả nước - Tương lai sẽ được nối liền với tuyến đường xuyên Á QL 6 - Là trục kinh tế của Tây Bắc, có ý nghĩa sống còn với toàn vùng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng. QL 5 - Là tuyến huyết mạch đi qua trung tâm tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ. - Là hành lang kinh tế có ý nghĩa thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn vùng, tạo điều kiện thu hút các khu công nghiệp QL 279 Có ý nghĩa quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của miền núi và trung du Bắc Bộ Đường HCM Thúc đẩy sự phát trỉen KT- XH của dải đất phía Tây đất nước. QL 14 Có ý nghĩa KT- XH nhất là quốc phòng. QL 9 Liên kết với Lào và Thái Lan Ql 51 Xuyên suốt tam giác tăng trưởng kinh tế phía Nam. Nối Tp HCM với các khu du lịch nổi tiếng nhất phía Nam, thu hút nhiều công trình trọng điểm. QL 80 Nối vùng biển Tây Nam giàu hải sản và một phần tứ giác Long Xuyên với Cần Thơ và Tp HCM Hoạt động 2: Xác định một số đầu mối giao thông chính ở nước ta và nêu ý nghĩa của từng đầu mối (lớp/ nhóm) - Nêu khái niệm về đầu mối giao thông vận tải: + Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đầu mối GTVT là nơi hội tụ của ít nhất là hai, ba tuyến đường của một loại GTVT nào đó (đặc biệt là đường sắt) thì trong một nước có thể có rất nhiều đầu mối GTVT. + Nếu hiểu đầu mới GTVT là nơi hội tụ giao nhau của các loại vận tải khác nhau: đường sắt, đường ô tô, cảng biển, sân bay, thì số lượng các đầu mối GTVT tổng hợp như thế trong một nước không nhiều. Các đầu mối GTVT tổng hợp đóng vị trí then chốt trong hoạt động của mạng lưới vận tải trong cả nước. Ở nước ta điển hình là đầu mối GTVT tổng hợp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Cho HS thảo luận nhóm: + Quan sát bản đồ, atlat, xác định các đầu mối GTVT, các loại hình ở đầu mối đó và ý nghĩa của đầu mối giao thông. + Nhóm 1, 2: Đầu mối giao thông Hà Nội. + Nhóm 3, 4: Đầu mối giao thông Đà nẵng + Nhóm 5, 6: Đầu mối giao thông Tp Hồ Chí Minh - HS trình bày kết quả thảo luận: Đầu mối giao thông Tập trung các tuyến đường chính Ý nghĩa Hà Nội Đường bộ Đường sắt Đường hàng không Đường sông - Là đầu mối giao thông quan trọng nhất phía Bắc nước ta, tập trung các tuyến GT huyết mạch toả đi khắp các vùng trong cả nước. - Là thủ đô, trung tâm chính trị, VH, KHKT hàng đầu cả nước. Đà Nẵng Đường bộ Đường sắt Đường hàng không Đường biển, sông - Là đầu mối GT hỗn hợp - Góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung và Hạ Lào. Tp Hồ Chí Minh - Đường bộ - Đường sắt - Đường sông - Đường biển - Đường hàng không - Là đầu mối GT quan trọng bậc nhất cả nước, có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. - Là đầu mối hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông/biển IV. ĐÁNH GIÁ: Căn cứ và bản đồ, atlát hãy: 1. Xác định điểm đầu và điểm cuối của một số tuyến đường bộ: 1A, 2, 5, 6, 9, 51, 80 2. Xác định 3 tuyến đường sắt quan trọng 3. Xác định 5 sân bay quốc tế 4. Xác định 5 cảng lớn (phải xác định được các cảng quốc tế). V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1. Tại sao Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là 2 đầu mối GTVT lớn nhất nước ta? 2. CM: Trong nhiều năm qua ngành giao thông vận tải nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ và góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phân tích ý nghĩa, vai trò của quốc lộ 1A. Bài làm: a) Mạng lưói đường sắt: - Loại hình vận tải vận chuyển trọng tải lớn, vận chuyển đường xa, cước phí vận chuyển không cao nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, vận chuyển trên những tuyến đường nhất định, phụ thuộc vào địa hình. - ở nước ta hệ thống đưòng sắt được xây dựng từ thời pháp thuộc . Nay tổng chiều dài là 2360 km, khổ đường rông 1m. - Tuyến đường sắt quan trọng nhất là đưòng sắt thống nhất ( HN-HCM) dài khoảng 1800km. Ngoài ra còn có một số tuyến khác như: HN-Đồng Đăng, HN-Thái Nguyên, HN-Lào Cai, HN-Hải Phòng... - Tổng khối lượng vận tải đứng thứ 4 chiếm 4,9%. b) Hệ thống đường ôtô: - Là loại hình vận tải cơ động nhất, có thể hoạt động trên mọi địa hình có thể giao nhận hàng hoá bất kì, nhanh, cơ đông, linh hoạt. Nhunưng cứoc phí vận tải cao, trọng tải thấp gây ô nhiễm môi trưòng. - Tổng chiều dài đuờng ôtô nước ta là: 181421km bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường làng. Trong đó 40% là đường xấu, còn lại là trung bình. - Tuyến đường quan trọng nhất là quốc lộ 1A dài 2680km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Các tuyến quan trọng khác: quốc lộ 6 ( HN-Hoà Bình-Lai Châu ), quốc lộ 5 ( HN-Hải Dương-Hải Phòng ), quốc lộ 14( Nam Huế-dọc Tây Nguyên đến Biên Hoà Đồng Nai ). . . - Mạng lưói đưòng ôtô chiếm tỷ trọng vận chuyển lớn nhất chiếm 62,5% - Mạng lưói đường ôtô nước ta đang được hiện đại hoá, nhiều tuyến cao tốc, đường mmột chiều. hàng loạt các bến bãi, đầu mối cũng được hiện đại hoá.Hai đầu mối giao thông quan trọng nhất là HN và HCM. c) Mạng lưới giao thông đường sông: - Vận chuyển được hàng hoá nặng cồng kềnh, giá thành rẻ không phải đầu tư xây dựng hệ thống đường sá nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết. - Tổng chiều dài đường sông là: 11.000km tập trung chủ yếu ở hai hệ thống sông lớn sông Hồng và sông Cửu Long, sông Thái Bình. . . trong đó quan trọng nhất là sông Cửu Long... - Tỷ trọng vận chuyển của đường sông là 23,1% khối lượng hàng hoá vận chuyển. - Một số cảng sông lớn như: HN, Nam Định, Bến Thuỷ, Sài Gòn, Cần Thơ . . . d) Đường biển: - Vận tải nhiều trọng tải lớn, có khả năng đi xa. Loại hình duy nhất của nước ta thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ trọng vận chuyển rất thấp nhưng luân chuyển rất cao. - Tỷ lệ vận tải 9% và có xu hướng tăng lên. - Nước ta có 73 cảng biển lớn nhỏ: Cái Lân, Cửa Ông, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cam Ranh, Vũng Tàu . . . e) Hàng không: - Là loại hình vận tải nhanh nhất, linh động có thể giải quyết mọi tình huống, đòi hỏi kĩ thuật hiện đại. - Tỷ trọng vận tải thấp. - Nuớc ta có 18 sân bay trong đó có 3 sân bay quốc tế: Nội Bìa ( Hn ), Tân Sơn Nhất ( HCM ), Đà Nẵng. Ngoài ra còn có các sân bay khác như Cát Bi ( Hải Phòng ), Gia Lâm ( HN ), Phú Bài ( Huế ), Liên Khưong ( Đà Lạt ), Biên Hoà . . . => Các loại hình vận tải đã kết hợp với nhau chặt chẽ nối liền các khu vực các vùng miền vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa tạo mối giao lưu giữa các vùng trong lãnh thổ. - Đã hình thành nhiều tuyến vận tải chuyên môm hoá: + HN- HP làm nhiệm cụ vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu ở phoía Bắc. + ĐBSCL- HCM vận chuyển lương thực thực phẩm hàng tiêu dùng . . . - Có giá trị hàng đầu trong sự phát triển kinh tế xã hội là hệ thống vận tải Bắc – Nam gồm cả đường sắt và đường 1A. * ý nghĩa của quốc lộ 1A và đường mòn HCM. # Quốc lộ 1A: - Bắt đầu từ cửa khẩu Đồng Dăng Lạng Sơn về thủ đô chạy dọc DuyênHải Miền Trung vào tận HCM và kết thúc ở mũi Cà Mau. - Đây là tuyến đường dài nhất 2680km quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá cũng như vận chuyển hành khách từ trước đến nay. - Đi qua 33 tỉnh thành phố, đi qua 5/6 vùng kinh tế trừ Tây Nguyên. Nó nối liền các đầu mối giao thông quan trọng của cả nước như HN, HCM, ĐN. - Quan trọng trong vận chuyển hành khách và hàng hoá Bắc – Nam và ngược lại. - Qua tuyến quốc lộ này có thể thiết lập hàng loạt các tuyên vận tải khác 7, 8, 14,26,21 . . . - Là tuyến đường có ý nghĩa liên vùng, liên quốc gia và quốc tếcó vai trò to lớn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

File đính kèm:

  • docTiet 46 Dia 12 NC(1).doc
Giáo án liên quan