I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nĩ trong việc phát triển KT-XH vùng.
- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong Atlat
- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ có liên quan
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 47 - Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47: Bài 41 : VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nĩ trong việc phát triển KT-XH vùng.
- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong Atlat
- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ có liên quan
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên ĐBSCL
- Atlat địa lí VN
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi khoảng 5 HS kiểm tra bài thực hành.
3. Dạy bài mới:
* Khởi động: Thông qua bản đồ tường, GV dẫn HS đến với ĐBSCL và nhấn mạnh vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nơi này.
Thời lượng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
8 – 10
Phút
16 – 18
Phút
6 – 8
Phút
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Bước 1: Hs dựa vào bản đồ Việt Nam, Atlat VN, cho biết:
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
+ Nêu các bộ phận hợp thành đồng bằng sông CL.
- Bước 2: HS trả lời, chỉ bản đồ (Atlat VN)
- Bước 3:GV nhận xét, chuẩn kiến thức
* Chuyển ý: Với vị trí và phạm vi lãnh thổ như thế thì đồng bằng Sông Cửu Long có những thế mạnh và hạn chế gì?=> Vào mục 2.
* Hoạt động 2: Nhóm
- Bước 1: Các nhóm dực vào Bản đồ tự nhiên đồng bằng Sông Cửu Long và Atlát Địa lí VN, hình 41.1, thảo luận:
+ Nhóm chẵn: tìm hiểu thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất và cho biết: tại sao ĐBSCL có nhiều đất phèn và đất mặn.
+ Nhóm lẻ: tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế về khí hậu, sông ngòi, sinh vật và cho biết tại sao ĐBSCL là vực lúa lớn nhất cả nước?
- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết
quả ( có chỉ bản đồ và Atlát ).
- Bước 3: GV nhận xét và bổ sung
* Chuyển ý: Với những thế mạnh và hạn chế như trên thì vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên như thế nào? => Vào mục 3
* Hoạt động 3: Cả lớp
- Bước 1: HS dựa vào Bản đồ tự nhiên VN, Atlát VN, hình 41.3, hãy:
- So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa ĐBSCL và ĐBSH.
- Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí đất đai.
- Nêu các biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này.
- Bước 2: HS trả lời.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
1.Các bộ phận hợp thành ĐBSCL:
- ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố: dt 40 nghìn km2(12% dtcn), ds 17.4 tr người (20.7% dscn) năm 2006.
- Vị trí địa lí:
+ Bắc giáp ĐNB
+ Tây Bắc giáp Campuchia
+ Tây giáp vịnh Thái Lan
+ Đông giáp biển Đông
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
- Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng châu thổ và hạ châu thổ):
+ Phần thượng châu thổ cao 2 – 4m nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, có nhiều vùng trũng (đất nhiễm phèn)
+ Phần hạ châu thổ thấp hơn thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển ( đất nhiễm mặn), ngoài ra còn cát cồn cát và bãi bồi ven sông.
- Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên ( đb rìa) như đồng bằng Cà Mau.
2.Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:
a. Thế mạnh:
* Đất: Có 3 nhóm:Đất phù sa ( 1.2 tr ha chiếm 30% – dọc theo S. Tiền, S. Hậu), Đất phèn ( 1.6 tr ha chiếm 41%– Đồng Tháp mười, vùng trũng Hà Tiên, Cà Mau), Đất mặn ( 75 vạn ha chiếm 19% phân bố rải rác), ngoài ra còn có các loại đất khác
* Khí hậu:Cận xích đạo ( giờ nắng 2200 – 2700 giờ, nhiệt độ TB: 25 – 270C, lượng mưa 1300 – 2000 mm => thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp
* Sông ngòi: Chằng chịt
- Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt
* Sinh vật: phong phú và đa dạng
- Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn
- Động vật: cá và chim
* Tài nguyên biển:nhiều bãi cá, tôm
* Khoáng sản: đá vôi, than bùn,dầu khí.
b. Hạn chế:
- Thiếu nước về mùa khô
- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước
- Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế
2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CL:
- Có nhiều ưu thế về tự nhiên
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách nhằm phát triển KT bền vững.
- Cần có nước ngọt để tháo chua rửa mặn vào mùa khô, lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
- Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng
- Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh ( đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến).
- Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo
- Chủ động sống chung với lũ, khai thác nguồn lợi lũ.
IV. ĐÁNH GIÁ :
1. So sánh sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa ĐBSH với ĐBSCL.
2. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
3. Phân tích thế mạnh và hạn chế tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển KT – XH ở ĐBSCL?
4. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Làm các câu hỏi và bài tập trang 189 SGK.
- Chuẩn bị soạn bài 42.
File đính kèm:
- tiet 47 Bai 41.doc