Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 50, 51 - Bài 44: Địa lý tỉnh Kiên Giang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Sau bài học , HS cần:

- Hiểu và nắm được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế chính của tỉnh, nơi học sinh đang sinh sống.

- Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.

- Biết cách thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, xử lý các thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa lý địa phương.

- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.

- Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

+ Các bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh nơi học sinh đang cư trú.

+ Các tài liệu về tỉnh : Văn bản, số liệu thống kê, tranh ảnh .

+ Dụng cụ học tập cần thiết.

+ Các bản tóm tắt báo cáo, sơ đồ, biểu bảng của các nhóm học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 50, 51 - Bài 44: Địa lý tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50 – 51: BÀI 44 : ĐỊA LÝ TỈNH KIÊN GIANG Nội dung: TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY ĐỊA LÍ ( THÀNH PHỐ ) NƠI HỌC SINH ĐANG SINH SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học , HS cần: - Hiểu và nắm được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế chính của tỉnh, nơi học sinh đang sinh sống. - Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. - Biết cách thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, xử lý các thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa lý địa phương. - Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học. - Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC + Các bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh nơi học sinh đang cư trú. + Các tài liệu về tỉnh : Văn bản, số liệu thống kê, tranh ảnh.. + Dụng cụ học tập cần thiết. + Các bản tóm tắt báo cáo, sơ đồ, biểu bảng của các nhóm học sinh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: * Hoạt động 1 : Công tác Chuẩn bị - Bước 1: GV chia nhóm thành 5 nhóm ( mỗi nhóm 8 – 10 HS) + Nhóm 1: Chủ đề 1: Về Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. + Nhóm 2: Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Nhóm 3: Chủ đề 3: Đặc điểm về Dân cư và lao động. + Nhóm 4: Chủ đề 4: Đặc điểm về KT – XH. + Nhóm 5: Chủ đề 5: Địa lí một số ngành KT chính. - Bước 2: Nhận nhiệm vụ về nhà thu thập thông tin. - Bước 3: GV và HS trao đổi về từng chủ đề. GV giải đáp thắc mắc cho HS. * Hoạt động 2: Thu thập, xử lí tài liệu: - Bước 1: Các nhóm phát thảo đề cương, xác định các nguồn thu thập tài liệu - Bước 2: ● Thảo luận xây dựng đề cương, phân công nhóm trưởng phụ trách các mảng thông tin cần thu thập. + Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh + Niên giám thống kê. + Các kết quả điều tra về tự nhiên, dân cư, kinh tế. + Các báo cáo về tự nhiên, dân cư, kinh tế và phương hướng phát triển KT – XH của địa phương. ● Các nhóm xử lí thông tin: + Đối chiếu, so sánh, xử lí các tài liệu thu thập được như: tính % so với vùng ĐBSCL, Cả nước + Tính toán, lập hồ sơ, biểu bảng - Bước 3: GV gợi ý, bổ sung, hướng dẫn cách tiếp cập và thu thập thông tin. * Hoạt động 3: Viết báo cáo. - Bước 1: Các nhóm dựa vào nội dung thông tin thu thập và xử lí để viết báo cáo. Bố cục rõ ràng, có tranh ảnh minh họa. - Bước 2: HS viết báo cáo. + Xây dựng đề cương ● Chủ đề 1: Vị trí địa lí? Phạm vi lãnh thổ: Vùng nào? Giáp ở đâu? Diện tích ra sao? Gồm các huyện nào, Ý nghĩa của vị trí địa lí? ● Chủ đề 2: Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với đời sống và sản xuất ● Chủ đề 3: Đặc điểm về dân cư và lao động. Những thuận lợi và khó khăn về dân cư và lao động đối với đời sống và sản xuất. Hướng giải quyết về dâb cư và lao động. ● Chủ đề 4: Những nổi bật về KT – XH, Sơ lược về quá trình và trình độ phát triển KT, Vị trí KT của tỉnh so với vùng, với cả nước., Cơ cấu KT, thế mạnh về KT, hướng phát triển KT ● Chủ đề 5: Địa lí một số ngành KT chính: Điều kiện phát triển, Tình hình phát triển và phân bố, các trung tâm công nghiệp của vùng, một số ngành KT chính. + Viết theo chủ đề đã phân công, có minh họa bằng tranh ảnh, số liệu thống kê, lược đồ - Bước 3: GV theo dõi chỉnh sửa, giải đáp thắc mắc cho HS. * Hoạt động 4: Xây dựng bảng tổng hợp về địa lí tỉnh - Bước 1: Các nhóm tập hợp các chủ đề của báo cáo - Bước 2: ĐD các nhóm nộp các bài báo cáo và nêu thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiến hành viết báo cáo. - Bước 3: GV sắp xếp các báo cáo theo trình tự. * Hoạt động 5: Đọc báo cáo - Bước 1: Hướng dẫn các nhóm học sinh trang trí, phân công trình bày bảng. Chuẩn bị bản đồ, tranh ảnh về các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh. - Bước 2: Hướng dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, mời đại diện các nhóm trình bày báo cáo. - Bước 3: Các học sinh khác và giáo viên đặt câu hỏi để làm rõ điều chưa hiểu hoặc mở rộng nội dung của các bản báo cáo. Người báo cáo ghi chép lại câu hỏi, xắp xếp các câu hỏi thành chủ đề dễ trả lời. Trường hợp các câu hỏi quá khó học sinh các nhóm có thể nhờ giáo viên trợ giúp để tiến trình giờ học không quá dài. . IV. ĐẤNH GIÁ: - Giáo viên tổng kết toàn bộ quá trình hội thảo, học sinh bình chọn các nhóm có nội dung trình bày hay nhất, nhóm có phương pháp trình bày hấp dẫn nhất. - Kết luận và bế mạc hội thảo. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Xây dựng bản tổng hợp về địa lý tỉnh. - Tiến hành công tác chuẩn bị ôn thi Tốt nghiệp.

File đính kèm:

  • docTiet 50 51 Dia li dia phuon g.doc