Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 25: Chất lượng cuộc sống

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu và nắm được chất lượng cuộc sống và những yếu tố hình thành chất lượng cuộc sống.

- Thấy được sự phân hoà chất lượng cuộc sống hiện nay và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong quá trình phát triển.

2. Kỹ năng:

- Phân tích BSL thống kê, các biểu đồ sách giáo khoa.

- Kỹ năng phân tích so sánh giữa các vùng, các địa phương.

3. Thái độ.

- Hiểu chất lượng cuộc sống và việc cần thiết nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- BSL thống kê CLCS ở một số nước trên thế giới, cơ cấu giàu nghèo giữa các vùng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 25: Chất lượng cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 Ngày soạn: 26/11/2007 Bài 22 chất lượng cuộc sống I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm được chất lượng cuộc sống và những yếu tố hình thành chất lượng cuộc sống. - Thấy được sự phân hoà chất lượng cuộc sống hiện nay và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong quá trình phát triển. 2. Kỹ năng: - Phân tích bsl thống kê, các biểu đồ sách giáo khoa. - Kỹ năng phân tích so sánh giữa các vùng, các địa phương. 3. Thái độ. - Hiểu chất lượng cuộc sống và việc cần thiết nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình II. Thiết bị dạy học - BSL thống kê CLCS ở một số nước trên thế giới, cơ cấu giàu nghèo giữa các vùng. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: 1. Đặc điểm nguồn lao động nước ta? Thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế ? 2. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv giúp hs ôn lại kiến thức lớp 10 về chất lượng cuộc sống và các chỉ số biểu hiện chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng, phức tạp. * Khái niệm - Chỉ số HDI do UNDP đưa ra để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia không chỉ thuần tuý về kinh tế mà còn chú trọng đến CLCS của nhân dân trong quốc gia đó về cả vật chất lẫn tinh thần - Chỉ số HDI được tính từ 3 số liệu: GNP (GDP) bình quân đầu người Chỉ số giáo dục Tuổi thọ trung bình ðNâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu chung của thế giới và nước ta. Hoạt động 2. Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình nêu nhận xét khái quát về xếp hạng của Việt Nam trong HDI thế giới. Vì sao nước ta có sự xếp hạng như vậy? 1. Việt Nam trong xếp hạng HDI thế giới - Xếp hạng HDI cao hơn GDP: 1999: 110/174 nước – 133/174 nước. ðThành tựu của phát triển y tế, giáo dục. - Đến 2004: 112/177 – 124/177. khoảng cách gần hơn do thành tựu của phát triển kinh tế. Hoạt động 3. Gv yêu cầu hs quan sát BSL 22.1 và đưa ra nhận xét. Gv tổng kết lại nội dung chính. Rút ra nhận xét và giải thích tình hình phân hoá như vậy? Gv nêu ra vấn đề cho hs làm việc: Tình hình phát triển ván hoá, giáo dục của nước ta hiên nay đã đạt được những kết quả nào? Gv hệ thống, tóm tắt những nội dung cơ bản. ? Sự phát triển y tế đã đạt được những thành tựu nào? Liên hệ địa phương. Gv yêu cầu hs xem bảng số liệu 22.2, so sánh và nhận xét giữa các vùng 2. Sự phân hoá chất lượng cuộc sống a. Sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người - TNBQ một tháng giữa các vùng không đồng đều: Nhóm thu nhập cao/ nhóm thu nhập thấp Chênh lệch giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất còn quá lớn: 2,9 lần. - Nhận xét: ĐNB là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước (công nghệp) ĐBSCL có nhiều thuân lợi phát triển nông nghiệp, MĐDS khong cao lám. DHMT gặp nhiều khó khăn về thời tiết, thiên tai ảnh hưởng phát triển kinh tế b. Về giáo dục, văn hoá - Sự phát triển văn hoá, giáo dục đã có những bước tiến lớn góp phấn nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam. Nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế. - Việc nâng cao chất lượng văn hoá, giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm. c. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ - Đội ngũ cán bộ y tế đã được nâng cao trình độ - Nhiều chương trình quốc gia đã thực hiện thành công - Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hiện đại hoá cơ sở y tế, đội ngũ y bac sỹ Hoạt động 4. Gv nêu ra vấn đề: Hậu quả của nghèo đói sẽ dẫn đến những hậu quả khác như thế nào? Hs thảo luận và liên hệ thực tế địa phương, lấy các ví dụ. Gv hướng dẫn hs bảng 22.3, so sánh và nhận xét Gv tóm tăt những nội dung chính. d. Vấn đề xoá đói giảm nghèo - Là vấn đề cấp thiết, hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, ngưỡng nghèo được nâng lên. - Vấn đề xoá đói giảm nghèo được quan tâm trong các chương trình mục tiêu của nhà nước. Hoạt động 5. Gv cụ thể hoá thêm nội dung của 4 ý trong mục này để học sinh hiểu thêm. 3. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư - Đảm bảo tính công bằng xã hội - Tạo việc làm - Nâng cao dân trí - Bảo vệ môi trường 4. Cũng cố - đánh giá. 1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống? Vì sao chỉ số xếp hạng HDI nước ta cao hơn GDP. 2. Sự phân hoá chất lượng cuộc sống nước ta như thế nào? 3.ở địa phương em đã có những biện pháp nào để xoá đói gảm nghèo ? 5. Hoạt động nối tiếp: Gợi ý trả lời câu hỏi sgk, chuẩn bị nội dung bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc
Giáo án liên quan