Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 34: Địa lí ngành thuỷ sản và lâm ngiệp

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.

- Biết đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: đánh bắt và nuôi trồng.

- Biết các vấn đề chính trong phát triển và phân bố snr xuất lâm nghiệp nước ta.

2. Kỹ năng:

- Đọc và phân tích lược đồ

- Phân tích BSL, biểu đồ cột chồng.

- Kỹ năng hệ thống hoá và liên hệ thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ nông lâm thuỷ sản nước ta.

- Bản đồ kinh tế Việt Nam

- At lát địa lí Việt Nam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 34: Địa lí ngành thuỷ sản và lâm ngiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 Ngày soạn:26/12/2007 Bài 31 địa lí ngành thuỷ sản và lâm ngiệp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta. - Biết đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: đánh bắt và nuôi trồng. - Biết các vấn đề chính trong phát triển và phân bố snr xuất lâm nghiệp nước ta. 2. Kỹ năng: - Đọc và phân tích lược đồ - Phân tích BSL, biểu đồ cột chồng. - Kỹ năng hệ thống hoá và liên hệ thực tế. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ nông lâm thuỷ sản nước ta. - Bản đồ kinh tế Việt Nam - At lát địa lí Việt Nam. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Kiểm tra bài thực hành của học sinh. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv nêu câu hỏi kết hợp với bản đồ giúp học sinh hiểu rõ những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển ngành thuỷ sản: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng ntn đến phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta? Xác định các ngư trường lơn của nước ta? Thiên tai có ảnh hưởng ntn đến khai thác và nuôi trồng thuỷ sản? Gv giải thích và phân tích các điều kiện kinh tế xã hội, nhấn mạnh yếu tố thị trường và chính sách của nhà nước 1 Ngành thuỷ sản a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản Khai thác Nuôi trồng Nguồn lợi thuỷ sản: Các ngư trường lớn. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản: nước ngọt, nước lợ và nước mặn Điều kiện đánh bắt: Địa hình đáy biển, hả văn, bão. gió Điều kiện nuôi trồng: khí hậu, thuỷ văn Các ngư trường trọng điểm Các tỉnh trọng điểm điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư và lao động, cơ sử vật chất kỹ thuật, thị trường, đặc điểm biệt là yếu tố trường và chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến ngành thuỷ sản b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. - Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, đạt 2.6 triệu tấn năm 2002, bình quân thuỷ sản trên đầu người đạt 33kg/người/năm. - Khai thác: + Gần 1.6 triệu tấn, gấp 2.4 lần năm 1990 (cá biển 1.2 triệu tấn). + Phân bố: các tỉnh ven biển, đặc biệt là Kiên Giang, BR-VT, Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định, An Giang - Nuôi trồng thuỷ sản: + Phát triển mạnh trong thòi gian gần đây, sản lượng gần 1 triệu tấn (Tôm: 186 nghìn tấn, Cá: 486 nghìn tấn) + Phân bố: Đồng bằng SCL: Tôm: 143/186 nghìn tấn, Cá: 284/486 nghìn tấn Hoạt động 2. Gv hướng dẫn hs phân tích BSL 31.1. Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và at lat địa lí Việt Nam để phân tích sự phát triển ngành thuỷ sản: Sản lương: Khai thác, nuôi trồng? Phân bố: Các tỉnh, vùng nào? Gv phân tích về sản lượng thuỷ sản xuất khẩu trong những năm gần đây liên tục tăng và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hoạt động 3. Gv yêu cầu hs ôn lại kiến thức phần địa lí tự nhiên: - Vai trò của rừng? - Sự suy giảm tài nguyên rừng nước ta? Nguyên nhân suy giảm đó. - Rừng nước ta chia làm các loại nào? Vai trò của từng loại rưng? - Liên hệ địa phương? Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk và at lat địa lí Việt Nam, kết hợp bản đồ kinh tế Việt Nam hày phân tích sự phát triển và b ngành lâm nghiệp nước ta? 2. Ngành lâm nghiệp a. Ngành lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về kinh tế và sinh thái b. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều: hiện nay độ che phủ rừng khoảng hơn 36 % và diện tích trên 12.1 triệu ha, chia làm 3 loại: - Rừng phòng hộ: 5.3 triệu ha, có ý nghĩa quan trọng. - Rừng đặc dụng: Hiện nay còn ít, phân bố ở các vườn quốc gia. - Rừng sản xuất: Chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới trồng c. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Trồng rừng: Gần 1.8 triệu ha rừng trồng, làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gõ trụ mỏ, thông nhựaMỗi năm trồng thêm 200 nghìn ha. - Khai thác và chế biến gỗ và lâm sản: Tập trung các lâm trường, sản lượng khai thác tăng với các sản phẩm gõ tròn, gõ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, tre, núa, song mây 4. Cũng cố - đánh giá. - Phân tích những điều kiện thuận lợi phát triển ngành huỷ sản nước ta? - Xác định các ngư trường lớn ở nước ta qua bản đồ? - Xác định trông at lat địa lí Việt Nam các tỉnh đứng đầu về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản nước ta? - Tóm tắt tình hình phát triển ngành lâm sản ở nước ta? Liên hệ địa phương em? 5. Hoạt động nối tiếp - Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập SGK. - Ra bài tập thêm: Dựa vào BSL 31.1 SGK hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 1990-2002. Từ biểu đồ hãy nhận xét.

File đính kèm:

  • docTiet 34.doc