Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 39: Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông – Lâm – Thuỷ sản

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu đựơc cơ cấu ngành công nghiệp chế biến nông, lâm , thuỷ sản nói chung và từng ngành nói riêng (chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ và lâm sản).

- Nắm vững được đặc điểm, cơ sở nguyên liệu và tình hình sản xuất, phân bố của mỗi phân ngành.

2. Kỹ năng:

- Xác định trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính, các TTCN chế biến.

- Xây dựng, phân tích các biểu đồ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- At lát địa lí Việt Nam

- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam

- Bản đồ công nghiệp Việt Nam

- Các biểu đồ, tranh ảnh

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 39: Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông – Lâm – Thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Ngày soạn:11/01/2008 Bài 34 vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu đựơc cơ cấu ngành công nghiệp chế biến nông, lâm , thuỷ sản nói chung và từng ngành nói riêng (chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ và lâm sản). - Nắm vững được đặc điểm, cơ sở nguyên liệu và tình hình sản xuất, phân bố của mỗi phân ngành. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính, các TTCN chế biến. - Xây dựng, phân tích các biểu đồ II. Thiết bị dạy học - At lát địa lí Việt Nam - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Bản đồ công nghiệp Việt Nam - Các biểu đồ, tranh ảnh III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Trình bày đặc điểm và tình hình phát triển ngành khai thác nguyên, nhiên liệu ở nước ta? - Tại sao nói: “Để phát triển kinh tế – xã hội công nghiệp điện phải đi trước một bước”? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm công nghiệp chế biến LTTP. Công nghiệp chế biến LTTP bao gồm những phân ngành nào. Vẽ sơ đồ? Phân tích thế mạnh của nước ta trong việc phát triển công nghiệp chế biến LTTP? Sự phân bố công nghiệp chế biến LTTP phụ thuộc vào những yếu tố nào? 1. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm a. Đặc điểm - Công nghiệp chế biến LTTP có mối quan hệ chặt chẽ với ngành nông nghiệp và thuỷ sản _chia làm 3 phân ngành: chế biến các sản phẩm trồng trọt, chế biến các sản phẩm chăn nuôi, chế biến hải sản. - Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến LTTP do có nguyên liệu đa dạng, phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Sự phân bố các cơ sở chế biến LTTP phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. b. Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt - Công nghiệp xay xát: phát triển mạnh, sản lượng gạo, ngô xay xát tăng từ 8 trệu tấn (1990) lên 25 triệu tấn (2002). Phân bố ở các vùng trồng lúa và các trung tâm lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hải Dương, Hưng Yên - Công nghiệp đường mía: sản lượng mía cây đạt 15-17 triệu tấn mía cây. Sản lượng đường mật 32.4 vạn tấn (1990) lên 1,2 triệu tấn (2000). Phân bố cùng nguyên liệu với các nhà máy đường như: Lam Sơn, Quảng Ngãi, Bình Dương, La Ngà - Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc là phát triển mạnh. Chè: sản lượng 10 vạn tấn phân bố ở TN, TDMNBB. Cà phê: ở TN (Đắc Lắc), ĐNB...đạt 84 vạn tấn cà phê nhân (2001). Thuốc lá: 3.7 tỉ bao ở ĐNB. - Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt: Phân bố ở Hà Nôi, TPHCM, HP, ĐN... sản lượng ngày càng tăng. - Công nghiệp chế biến dầu thực vật, đồ hộp, rau quả... c. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi - Ngành CN này chưa phát triển mạnh, cơ nguyên liệu hạn chế - CNCB sữa và các sản phẩm từ sữa từ sữa: Tập trung các đô thị (TPHCM), các vùng nguyên liệu (Đức Trọng, Mộc Châu, Ba Vì). Sản lượng 200-250 triệu hộp - Công nghiệp sản xuất thịt hộp và các sản phảm từ thịt: HN, TPHCM... d. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản: - Nước mắn: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc... đạt 160-180 triệu lit/ năm - Tôm đông lạnh phát triển chậm với 2 cơ sở là HP, TPHCM - Nghề làm muối: Phân bố các tỉnh ven biển: Văn Lý, Cà Ná... SL 70 vạn tấn/ năm 2. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác - Bao gồm nhiều phân ngành: Cưa xẻ, chế biến gỗ, bột giấy, đồ gỗ, mây tre đan... - Sản lượng gỗ xẻ đạt 1.5 – 2 triệu m3/ năm. - Phân bố : Tây Nguyên (Pleiku, Buôn ma Thuật, Gia Nghĩa), BTB (Thanh Hoá, Hà Tĩnh) Hoạt động 2. Gv hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ công nghiệp chê biến nông – lâm – thuỷ sản. Gv học sinh thành các nhóm, hướng dẫn học sinh quan sát at lat địa lí Việt Nam và các bản đồ, nghiên cứu SGK để hoàn thành nội dung bài học. Nhóm 1: Nghiên cứu công nghiệp chế biến các sản phẩm trồng trọt bao gồm CN xay xát và CN đường mía. Nhóm 2: Nghiên cứu CNCB các sản phẩm cây CN lâu năm, CN bia, rượu Nhóm 3: Nghiên cứu CN chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi Nhóm 4: Nghiên cứu CNCB thuỷ, hải sản Nhóm 5: Nghiên cứu CNCB gỗ và lâm sản khác Gv hướng dẫn nghiên cứu các phân ngành CN trên theo cách: Điều kiện phát triển, tình hình phát triển, phân bố và giải thích tại sao lại phân bố như vây. Hoạt động 3. Gv cho học sinh thảo luận từ 7-10 phút, GV theo giỏi, bao quát học sinh. Sau khi học sinh thảo luận xong, tổ chức cho học sinh lên trình bày kết quả làm viẹc của từng nhóm. Các học sinh khác bổ sung Hoạt động 4. Gv chuẩn kiến thức bằng cách treo bảng chuẩn kiến thức (chuẩn bị trên giấy A0). Nêu bật các ý chính cho học sinh Học sinh ghi nhớ kiến thức. 4. Cũng cố - đánh giá. - Vẽ toàn bộ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản? - Giải thích sự phân bố một số phan ngành CNCB. - GV đánh giá học sinh qua kết quả làm việc nhóm của học sinh. 5. Hoạt động nối tiếp - Gọi ý trả lời các câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài thực hành.

File đính kèm:

  • docTiet 39.doc