Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 54: Vấn đề phát triển kinh tế – Xã hội ở bắc trung bộ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu được BTB là vùng tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nhiều ngành nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề củ chiến tranh.

- Nắm đựoc thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hiểu đựơc trong những năm tới với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn t biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế BTB sẽ có bước phát triển đột phá.

2. Kỹ năng:

- Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc At lat địa lí Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ kinh tế Việt Nam

- At lat địa lí Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 54: Vấn đề phát triển kinh tế – Xã hội ở bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54 Ngày soạn: 16/03/2008 Bài 47 vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở bắc trung bộ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được BTB là vùng tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nhiều ngành nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề củ chiến tranh. - Nắm đựoc thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng. - Hiểu đựơc trong những năm tới với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn t biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế BTB sẽ có bước phát triển đột phá. 2. Kỹ năng: - Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc At lat địa lí Việt Nam. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ kinh tế Việt Nam - At lat địa lí Việt Nam. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Kiểm tra bài thực hành của học sinh 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. - Gv yêu cầu học sinh nêu quy mô về diệc tích, dân số và đánh giá. - Xác định trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng BTB? - Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí BTB? - Vị trí đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế, xa hội? 1. Khái quát chung * Vị trí – phạm vi: - Diện tích: 51,5 nghìn km2 (16,5% cả nước) - Dân số (năm 2003): 10,4 triệu người (12,9% cả nước). - Bao gồm 6 tỉnh: Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị – Thiên. - Vị trí: Liền kề ĐBSH, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ĐBSH, hẹp ngang kéo dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển, phía tây giáp Lào * Tự nhiên – TNTN: Đặc đỉêm chung: thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, khí hậu có tính chuyển tiếp từ Bắc vào Nam. Khoáng sản: Crômit (Cổ Định - TH), thiếc (Quỳ Hợp - NA), sắt (Thạch Khê - HT), ti tan, VLXD, tiềm năng thuỷ điện Tài nguyên rừng: 2,14 triệu ha, với độ che phủ 41,5 % chiếm 19,6 % cả nước. Có nhiều VQG lớn. * KTXH: Dân số đông, cần cù, truyền thống hiếu học. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá * Hạn chế: Vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa ĐB, mùa hạ gió phơn Tây Nam khô nóng. Bão, hạn hán, đồng bằng nhỏ hẹp bị cát lấn, đất nông nghiệp kém màu mỡ. Mức sống dân cư thấp, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, hiện tượng “chảy máu chất xám”. Cơ sở hạ tầng còn nghèo, hạn chế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Hoạt động 2. Gv cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ kết hợp quan sát At lat địa lí Việt Nam với các câu hỏi: - Đánh giá đặc điểm chung về lãnh thổ, địa hình BTB? - Kể tên các mỏ khoáng sản chính ở BTB? Liên hệ Hà tĩnh? - Tài nguyên rừng của vùng còn trữ lượng khá nhiều. Hãy chứng minh điếu đó? - Xác đinh các vườn quốc gia ở đây? - Điều kiên KTXH có gì thuận lơi? - Vùng có những di tích lịch sử, văn hoá nào nổi tiếng? GV mở rộng thêm: Làng Sen – Quê Bác, địa đạo Vịng Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, di sản văn hoá thế giơi Cố Đô Huế - Phân tích những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vùng BTB? - Vùng có bão lớn nhất nước ta thường ở đâu? - Thế nào là “chảy máu chất xám”. Vì sao BTB có hiện tượng nay? - Vì sao vùng này hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài? Hoạt động 3. Gv vẽ sơ đồ lát cắt địa hình từ tây sang đông của vùng BTB, từ đó gợi ý học sinh chính sự thay đối từ tây sang đông như vậy mà BTB có thể hình thành cơ cấu N-L-NN. Hs trả lời câu hỏi sách giáo khoa: tại sao hình thành cơ cấu N-L-NN góp phần tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế thoe không gian? Đánh giá chất lượng rừng của BTB? ý nghĩa của việc hình thành mô hình nông lâm kết hợp ở BTB? Nhận xét đặc điểm thổ nhưỡng vùng phía tây BTB? Nó có thuận lợi gì cho phát triển nông nghiệp? Xác định sự phân bố một số cây CN chính. Vùng đồng bằng thuận lợi phát triển các cây trồng nào? Gv mở rộng: BTB có diện tích dừa khá lớn đặc biệt là Thanh Hoá. Gv thông báo. Những hạn chế cần khắc phục để phát triển hơn nữa ngành ngư nghiệp ở BTB? 2. Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp * ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu N-L-NN - Góp phần tạo cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế thoe lãnh thổ - Trong điều kiện mới CNH, phải dựa vào các nguồn lực hiện có, điều này càng quan trọng. a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: - Tài nguyên rừng đứng thứ 2 cả nước: diện tích 2,14 triệu ha, độ che phủ 41,5% - Chất lượng rừng khá cao: có 50% rừng phòng hộ, 16% rừng đặc dụng và 34% rừng sản xuất - Việc phát triển lâm nghiệp cho phép khai thác tốt tài nguyên rừng, bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà thuỷ chế sông ngòi, chống nạn cát bay vừa tạo thu nhập cho người dân b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển. Trung du: Thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn: Trâu:700.000 con (1/4 cả nước), bò: 900.000 con (1/5 cả nước). Thế mạnh về CCN lâu năm: cà phê: tây NA, Q. Trị; cao su, hồ tiêu, chè Đồng bằng: CCN hàng năm: lạc, mía, thuốc lá. Sản xuất lương thực ở một số vùng thuận lợi: ĐB Thanh – Nghệ Tĩnh, BQLT đầu người đạt 340 kg/người. c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp - Khai thác hải sản mạnh ở Nghệ An. Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ nước ngọt - Cần trang bị thêm các ngư cụ, phương tiện đánh bắt xa bờ. Hoạt động 4. Gv liên hẹ bài TCLT công nghiệp Việt Nam phân theo vùng. Từ đó HS rút ra tỉ trọng công nghiệp của BTB nhỏ. Với nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có, BTB đã phát triển các ngành công nghiệp nào? Liên hệ tỉnh ta về vấn đề phát triển các nhà mày thuỷ điện, nhiệt điện? Xác đinh các trung tâm công nghiệp của vùng? Cơ sở vật chất GTVT ở BTB? ở Hà Tĩnh có các tuyến QL nào chạy qua, các cảng biển nào? Gv cho học sinh xem hình hầm đường bộ qua đèo Ngang và Hải Vân, cung cấp một vài số liệu. Các cửa khẩu chính của vùng, thuộc tỉnh nào? Xác đinh các cảng nước sâu trên 3. Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá - BTB có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của cả nước nhưng ngày càng tăng. - Các ngành chủ yếu: khai khoáng, VLXD, cơ khí, luyện kim, chế biến N-L-TS - Công nghiệp năng lượng đựơc ưu tiên phát triển, đang xây dựng nhà máy TĐ Bản Vẽ 320 MW (NA), các nhà máy nhỏ khác - Các trung tâm CN: TH- Bỉm Sơn, Vinh, Huế. b. Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là GTVT - Hiện trạng: có một số quốc lộ: 1A, đường Hồ Chí Minh, 7, 8A, 9, 15. Đường sắt Thống Nhất. - Nâng cấp, hiện đại hoá QL 1A, xây dựng và đưa vào hoạt sử dụng hầm đường bộ qua Hoành Sơn, Hải Vân - Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu: Cỗu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, Nậm Cắn - Nâng cấp các cảng nước sâu, sân bay 4. Cũng cố - đánh giá. Học sinh trả lời các câu hỏi: - Những thuận lợi và khó khăn của BTB trong phát triển kinh tế, xa hội? - Tại sao phải hình thành cơ cấu kinh tế N – L – Ngư nghiệp ở BTB? - Xác định các trung tâm công nghiệp và các sản phẩm chuyên môn hoá của các trung tâm công nghiệp của vùng BTB? - Liên hệ tỉnh ta về các dự án phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng? 5. Hoạt động nối tiếp - Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2,3,4 trong sách giáo khoa. - Thu thập những tài liệu về sự phát triển kinh tế tỉnh Hà Tĩnh để cứng minh thêm cho sự phát triển kinh tế ở vùng BTB.

File đính kèm:

  • docTiet 54.doc
Giáo án liên quan