I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
- Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
- Nắm vững đựoc vị trí địa lí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng vùng kinh tế trọng điểm.
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ 3 vùng KTTĐ và các tỉnh, thành phố thuộc môic vùng KTTĐ.
- Phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ, nhận xét về 3 vùng KTTĐ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế Việt Nam, bản đồ công nghiệp Việt Nam
- Át lát địa lí Việt Nam
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 65: Các vùng kinh tế trọng điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65 Ngày soạn:23/04/2008
Bài 58 các vùng kinh tế trọng điểm
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
- Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
- Nắm vững đựoc vị trí địa lí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng vùng kinh tế trọng điểm.
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ 3 vùng KTTĐ và các tỉnh, thành phố thuộc môic vùng KTTĐ.
- Phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ, nhận xét về 3 vùng KTTĐ.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ kinh tế Việt Nam, bản đồ công nghiệp Việt Nam
- át lát địa lí Việt Nam
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
Học sinh đọc bài báo cáo thực hành về sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv nhắc lại kiếm thức bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay theo lãnh thổ hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm là gì? Có mấy đặc điểm?
Phân tích các đặc điểm của nó?
1. Đặc điểm
- Bao gồm nhiều tỉnh, TP và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tốc độ phát triển nhanh.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
Hoạt động 2.
Gv cho học sinh làm việc cca nhân sau đó yêu cầu học sinh khái quá quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Gọi các học sinh lên xác định trên bản đồ lần lượt ranh giới các vùng kinh tế trọng điểm:
- Vùng kinh tế trọng điểm Băc bộ.
- Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
- Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam
Từ sau năm 2000, nước ta đã mở rộng các vùng kinh tế trọng điểm như thế nào.
Xác dịnh trên bản đồ ranh giới các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay.
Gv tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi, yêu cầu học sinh phân tích bảng 58.1 để thấy rõ sự phát triển của các vùng trọng điểm. Nêu đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế trọng điểm.
2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển
a. Quá trình hình thành
- Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 5 tinht – Thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Bao gồm 4 tỉnh - TP từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Ngãi.
+ Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam: Bao gồm 4 tỉnh – TP: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Sau năm 2000, mở rộng các vùng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Cụ thể:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có 8 tỉnh – TP: thêm Hà Tây, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung có 5 tỉnh – TP: thêm Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam có 7 tỉnh – TP: thêm Bình Phước, Tây Ninh và Long An
b. Thực trạng phát triển
- Vùng kinh tế trụng điểm Phía Nam phát triển nhất với tốc độ 11.1% / năm, chiểm 36.7 % GDP cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hợp lý.
- Vùng kinh tế trọng điểm Băc Bộ và Miền Trungcũng có nhịp độ tăng trưởng nhanh
Hoạt động 3.
Gv chia học sinh làm 3 nhóm.
Giao nhiệm vụ:
Nhóm 1 thảo luận và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Nhóm 2: Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
Nhóm 3: Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam
Gv hướng dẫn về cachs trình bày:
- Khái quát các tỉnh, TP, diện tích, dân số của vùng.
- Thê mạnh của vùng.
- Đặc trưng phát triển kinh tế của vùng
- Hướng phát triển
Gv cho học sinh thảo luận trong 5-7 phút
3. Ba vùng kinh tế trọng điểm
a. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- S: 15.3 nghìn km2 , dân số: 13 triệu người, boa gồm 8 tỉnh – TP
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh phát triển kinh tế, có vai trò hợp tác quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với cũng cố ANQP, bảo vệ môi trường.
- Hướng phát triển: Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các ngành có hàm lượng KHKT cao, tạo ra các sản phẩm có sực cạnh tranh trên thị trường, phát triển các khu công nghiệp tập trung. Phát triển du lịch, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
b.Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung:
- Diện tích: 27.5 nghìn km2 , số dân khoảng 6 triệu người, bao gồm 5 tỉnh – TP.
- Vùng có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế tuy chưa tương xứng với tiềm năng.
- Vai trò đưa MT thành một vùng kinh tế năng động của cả nước tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực MT và TN.
c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
- S: 28 nghìn km2, dân số 12.3 triệu người, bao gồm 7 tỉnh – TP
- Đầu tàu kinh tế, dẫn đầu trong quá trình CNH-HĐH, vùng động lực của cả nước.
Hoạt động 4.
Gv tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
Học sinhg khác bổ sung thêm
Gv chốt lại các ý cơ bản, phân tích thêm vai trò của từng vùng.
4. Cũng cố - đánh giá.
- Vùng kinh tế trọng điểm có mấy đặc điểm?
- Xác định ranh giới của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
5. Hoạt động nối tiếp
- Lập bảng so sánh diện tích, dân số, các tỉnh, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, % GDP, Hướng phát triển.
File đính kèm:
- Tiet 65.doc