1./ Mục tiêu bài học:
1.1./ Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải.
1.2./ Kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải
1.3./ Thái độ:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải như Bác Hồ và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
2./Trọng tâm :
- HS phân biệt được lẽ phải và những điều sai trái.
- Luôn làm theo lẽ phải.
104 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 8 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 15.08.2011 NS: 07.08.2011
TUẦN 1
TIẾT 1
Bài 1:TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
1./ Mục tiêu bài học:
1.1./ Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải.
1.2./ Kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải
1.3./ Thái độ:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải như Bác Hồ và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
2./Trọng tâm :
HS phân biệt được lẽ phải và những điều sai trái.
Luôn làm theo lẽ phải.
3./ Chuẩn bị:
/ Giáo viên :Đĩa VCD tôn trọng lẽ phải,ti vi, máy chiếu , tranh ảnh..
/ Học sinh: Xem bài tập, sưu tầm tục ngữ ca dao,bảng phụ.
4./ Tiến trình:
4.1./ Ổn định và tổ chức kiểm diện:
4.2./kiểm tra miệng :
Trong chương trình lớp 7 em đã học được những đức tính nào? Kể ra.
* Đáp án: Sống giản dị,trung thực, tự trọng,đạo đức và kỉ luật,yêu thương mọi người, tôn sư trọng đạo,đoàn kết tương trợ,khoan dung,tự tin.
3./ Bàimới:
Hoạt động của GV và HS
----------------------------------------------
* HĐ1: Giới thiệu bài.
GV có thể đưa ra tình huống 2 cho HS suy nghĩ trong SGK đồng thời nêu lên những câu hỏi gợi ý để HS trả lời và dẫn dắt HS vào bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề.
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận một trường hợp, sau đó gọi 1 HS của nhóm lên trình bày.
+ Nhóm 1: Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích là hành động như thế nào?
Ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, không chấp nhận những sai trái.
+ Nhóm 2: Em sẽ xử sự như thế nào nếu thấy ý đó đúng?
Em cần ủng hộ và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là hợp lý là đúng.
+ Nhóm 3: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra?
Phân tích cho bạn biết việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.
+ Nhóm 4: Nhận xét bổ sung các ý của 3 nhóm trên.
* Sau khi HS ghi lên ý kiến của nhóm mình GV chốt ý lại: Để có cách cư xử phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mọi người không những nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách cư xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán việc làm sai trái.
* HĐ3:Giáo dục kỹ năng sống cho HS
GV yêu cầu HS thêm hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà các em thấy trong cuộc sống hàng ngày?
? Nêu 1 số hành vi không tôn trọng lẽ phải?
Vi phạm luật giao thông
Vi phạm nội quy cơ quan
_ Vi phạm pháp luật
? Tôn trọng lẽ phải được thể hiện ở đâu?
Biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau qua thái độ lời nói, cử chỉ và hành động của con người.
? Tôn trọng lẽ phải có cần thiết không?
Nó chính là phẩm chất của mỗi con người, góp phần làm cho XH trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn.
? HS cần làm gì để tôn trọng lẽ phải?
Cần học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải để có hành vi và cách ứng xử phù hợp
* GV nhận xét và bổ sung theo ý trả lời của HS
* HĐ 4 :Tìm hiểu nội dung bài học .
? Thế nào là lẽ phải ?
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
* H Đ 5 :Luyện tập bài tập
4.4./ Câu hỏi, bài tập củng cố:
* Câu 1 : Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực không chấp nhận và không làm những việc làm sai trái.
4.5./ Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học này :
+ Học phần nội dung bài học
+ Làm bài tập:1,3,4,5,6/sgk/tr 4,5
* Đối với bài học ở tiết sau :
+ Chuẩn bị câu trả lời phần gợi ý.
+ Xem trước phần nội dung bài học.
+ Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về Liêm khiết
+ Sưu tầm truyện kể nói về liêm khiết .
Nội dung cần đạt
------------------------------------------------
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I./ Đọc – Phân tích vấn đề
II./ Nội dung bài học:
1./ Định nghĩa:
Lẽ phải là những điều coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của XH.
_ Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực ; không chấp nhận và làm những điều sai trái.
2./ Ý nghĩa:
Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách xử lý phù hợp, làm mạnh mẽ các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy XH ổn định và phát triển
III./ Bài tập :
1 /Bài tập a /SGK trang 4
Đáp án đúng là c.
2 / Bài tập 3/ SGK trang 5
Đáp án : a ,c ,e ,
5./ Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:
ND: 22.08.2011 NS: 14.08.2011
TUẦN 2
TIẾT 2
Bài 2 : LIÊM KHIẾT
1./ Mục tiêu bài học:
1.1./ Kiến thức:
HS hiểu thế nào là liêm khiết?
Phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. Vì sao cần phải sống liêm khiết?
Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì?
1.2./ Kĩ năng:
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
1.3./ Thái độ:
Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết
. Đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
2/ Trọng tâm:
HS hiểu được thế nào là liêm khiết
Biết vận dụng tính liêm khiết vào trong cuộc sống..
3./ Chuẩn bị:
Giáo viên : Tranh ảnh, truyện kể, sách báo pháp luật,bảng phụ.
3.2 Học sinh: Báo pháp luật, truyện kể, bảng phụ.
4./ Tiến trình :
4.1./ Ổn định , tổ chức và kiểm diện :
4.2./ Kiểm tra miệng :
* Câu hỏi :Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu VD.
* Đáp án :Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ , tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những điều sai trái.
? Hãy nêu tục ngữ, ca dao nói về Liêm khiết?
3./ Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* GV nêu câu thơ “ Cây ngay không sợ chết đứng “
? Câu thơ này ý nói gì ?
Nói lên sự công bằng , trung thực.
LIÊM KHIẾT
* HĐ2: Hứớng dẫn HS tìm hiểu biểu hiện của liêm khiết qua mục đặt vấn đề.
* GV chia HS thành 4 nhóm để thảo luận.
I./ Đọc – Phân tích vấn đề
+ Nhóm 1: Cách xử sự của Mariquiri là người như thế nào?
Cần học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải để có hành vi và cách ứng xử phù hợp
+ Nhóm 2: Vì sao Dương Chấn lại không nhận quà của Vương Mật
Vì Dương Chấn là người liêm khiết ông không phải vì quà mà đề cử Vương mật.
+ Nhóm 3: Tấm gương của Bác Hồ có nên học tập không? Vì sao?
Bác Hồ là tấm gương đáng để chúng ta học tập, noi theo, kính phục. Vì Bác suốt cuộc đời chỉ vì dân tộc vì đất nước.
+ Nhóm 4: Cách xử sự của các tình huống trên có điều gì giống nhau?
Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh làm việc 1 cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ 1 điều kiện vật chất nào……
* GV phân tích các ý của từng nhóm gọi HS để bổ sung ý thiếu và chốt lại ý chính
* HĐ3: Tìm những biểu hiện trái với liêm khiết
? Hãy nêu ví dụ về cách sống không liêm chính
Tham ô, hối lộ, gian lận trong buôn bán…
? Vì sao xã hội ngày nay cũng còn nhiều người sống không liêm khiết?
Vì lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng
.
* Sau khi HS trả lời GV diễn giảng và giáo dục kỹ năng sống cho HSø.
GV chỉ cho HS thấy rõ nếu 1 người luôn muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao, không móc ngoặc hối lộ, làm ăn gian lận.
* HĐ4: GV hướng dẫn HS phát biểu để khắc sâu khái niệm liêm khiết và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
II./ Nội dung bài học:
? Thế nào là liêm khiết?
1./ Định nghĩa:
Liêm khiết là 1 phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính, nhỏ nhen, ích kỷ.
? Ý nghĩa của liêm khiết?
2./ Ý nghĩa:
Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người. Góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn.
* GV chốt lại những ý chính trong nội dung bài học.
* HĐ 5: Luyện tập bài tập
GV yêu cầu cả lớp làm bài tập 1/SGK/8 sau đó gọi HS lên bảng sửa
III./ Luyện tập
* Bài tập 1 SGK trang8
Đáp án: a, c, đ, g
4.4./ Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3, 4, 5./sgk/ tr 8
* Câu hỏi : Thế nào là liêm khiết?
* Đáp án :Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch , không hám danh , hám lợi,không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen,ích kỷ.
4.5./ Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học này :
- Học nội dung bài học.
- Làm bài tập 2 ,3,4,5 sgk/tr 8.
_ Sưu tầm tục ngữ , ca dao nói về liêm khiết
* Đối với bài học ở tiết sau :
- Xem trước và trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề bài tôn trọng người khác
- Xem trước NDBH.
- Chuẩn bị tình huống
5./ Rút kinh nghiệm:
* Nội dung ;
* Phương pháp:
*Sử dụng đồ dùng: :
ND: 29.08.2011 NS: 21.08.2011
TUẦN 3
TIẾT 3
Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
1./ Mục tiêu bài học:
1.1./ Kiến thức:
HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày?
Vì sao trong quan hệ XH mọi người đều tôn trọng lẫn nhau?.
1.2./ Kĩ năng:
HS hiểu biết kỉ năng thể hiện các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
HS rèn luyện thói quan tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp thể hiện tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
1.3./ Thái độ:
Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng xử trong hành vi của người biết tông trọng người khác.
Phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
2/ Trọng tâm:
- HS hiểu được tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng mình.
3./ Chuẩn bị:
Giáo viên : Đĩa VCD: Tôn trọng người khác, tranh ảnh.tivi ,máy chiếu
Học sinh : Sưu tầm tục ngữ ca dao, bảng phụ, tình huống
4./ Tiến trình:
4.1./ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2./ Kiểm tra miệng :
* Câu hỏi : Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
* Đáp án :Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người,góp phần làm cho xã hội trong sạch,tốt đẹp hơn .
? Em hãy nêu một số hành vi thể hiện tôn trọng người khác?
4.3./ Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Giới thiệu bài.
GV cho HS xem đĩa hình “ Tôn trọng người khác “
?Qua phần những hình ảnh được xem trên màn ảnh .Em hãy cho cô biết đoạn phim muốn giáo dục chúng ta điều gì ?
Đoạn phim muốn giáo dục chúng ta phải biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
* HĐ2: GV cho HS đọc phần đặt vấn đề SGK
GV chia HS thành 8 nhóm để thảo luận
I./ Đọc – Phân tích vấn đề
* Nhóm 1,2: Cách cư xử của Mai là như thế nào?
Mai là người hòa đồng vui vẻ biết quan tâm và giúp đỡ người khác.
* Nhóm 3,4:Em có suy nghĩ gì về thái độ HS của các bạn lớp 7?
Luôn chế giểu bạn bè, châm chọc vào đời tư cá nhân của bạn.
* Nhóm 5,6 : Em có nhận xét gì về thái độ của Quân và Hùng?
Hai bạn đã không tôn trọng cô giáo, làm việc riêng trong giờ học
* Nhóm 7,8 : Theo em những hành vi đó hành vi nào đáng để chúng ta học tập?
Hành vi của bạn Mai là hành vi đáng học tập.
* Sau khi HS thảo luận GV chốt lại ý chính.
* GV giáo dục kỹ năng sống cho HS:
Luôn luôn lắng nghe ý kiến của người khác.
Luôn tôn trọng lẫn nhau.
Không được có cử chỉ chê bai đả kích người khác.
* HĐ3: Tìm biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác.
GV gợi ý để HS đưa ra những ví dụ về việc thiếu tôn trọng người khác.
? Ở trường biểu hiện thiếu tôn trọng người khác là gì?
Thường xuyên vi phạm nội quy hay làm việc riêng trong giờ học, không ngoan, không vâng lời thầy cô
.
? Đối với người lớn, hành vi thiếu tôn trọng người khác thể hiện như thế nào ở HS?
Hổn láo, cãûi lời ông bà, cha mẹ: trốn học, chửi thề
? Ở ngoài xã hội hành vi thiếu tôn trọng người khác thể hiện như thế nào?
Luôn vi phạm pháp luật: vi phạm ATGT, sa vào các tệ nạn XH
? Tôn trọng người khác được biểu hiện như thế nào?
Ở mọi nơi mọi lúc từ cử chỉ, lời nói, thái độ……
* HĐ4: GV hướng dẫn HS phát biểu khắc sâu khái niệm tôn trọng người khác và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
II./ Nội dung bài học:
? Thế nào là tôn trọng người khác?
1./ Định nghĩa:
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào?
2./ Ý nghĩa:
Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình
? Tôn trọng người khác sẽ làm cho mối quan hệ XH như thế nào?
Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ XH trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn.
?Tôn trọng người khác thể hiện ở đâu?
Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cử chỉ hành động và lời nói.
? Hành động bảo vệ môi trường có phải là biểu hiện tôn trọng người khác không?
Đúng. Vì các hành vi việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người là thể hiện sự tôn trọng người khác.
* GV tích hợp bảo vệ môi tường cho HS
GV gợi ý để HS có thể nêu các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường như: không xả rác, đổ nước thải bừa bãi, không hút thuốc lá, không làm mất trật tự ở nơi công cộng, không mở tivi bật nhạc quá to trong giờ nghỉ trưa, nghỉ tối của người khác……
* GV chốt lại nội dung bài học trong SGK
* HĐ5: GV gọi HS lên bảng làm bài tập a/SGK/10.
+ Hành vi thể hiện thiếu tôn trọng người khác
III./ Luyện tập:
* Bài tập 1 SGK trang10
Đáp án: b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o
Các hành vi còn lại là thiếu tôn trọng người khác.
* GV nhận xét bài làm của HS sau đó ghi điểm để động viên HS
GV có thể đưa thêm 1 số tình huống ATGT để cho HS chọn tình huống đúng thể hiện sự tôn trọng người khác thông qua pháp luật.
4.4./ Câu hỏi ,bài tập củng cố:
* Câu hỏi :Thế nào là tôn trọng người khác ?
* Đáp án :. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức,coi trọng danh dự,phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người
4.5./ Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học này :
_ GV hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập:2,3,4 sgk/ tr 11.
_ Học thuộc NDBH .
* Đối vớùi bài học tiếp theo :
+ Xem và chuẩn bị trả lời câu hỏi gợi ý bài giữ chữ tín.
+ Xem phần nội dung bài học.
+ Sưu tầm truyện kể, tục ngữ ca dao.
5./ Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng dạy học:
ND: 06.09.2011 NS: 28.08.2011
TUẦN 4
TIẾT 4
Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN
1./ Mục tiêu bài học:
1.1./ Kiến thức:
HS hiểu thế nào là giữ chữ tín. Những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày?
Vì sao trong các mối quan hệ mọi người cần phải giữ chữ tín?
1.2./ Kĩ năng:
- HS biết phân biệt những biểu hiện của giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
- HS rèn luyện thói quen để trở thành người giữ chữ tín trong mọi công việc.
1. 3./ Thái độ:
HS học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín
2/Trọng tâm:
Hiểu được giữ chữ tín ,những biểu hiện của giữ chữ tín trong cuộc sống.
3./ Chuẩn bị:
3.1 Gíao viên : truyện kể, tranh ảnh,bảng phụ.
3.2 Học sinh : truyện kể, tục ngữ ca dao.
4./ Tiến trình :
4.1./ ỔÅn định ,tổ chức và kiểm diện :
4.2./ KTBC:
* Câu hỏi :Thế nào là tôn trọng người khác?
* Đáp án :Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức ,coi trọng danh dự,phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người .
* Hãy nêu tục ngữ, ca dao giữ chữ tín?
4.3./ Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Giới thiệu bài.
GV kể 1 câu chuyện “Có 1 HS ở lớp đã hứa với các bạn chiều nay đem cho lớp mượn hộp màu để vẽ báo tường nhưng bạn đó đã không đem theo làm cho lớp bị trừ điểm.”
? Em hãy cho các bạn biết , bạn HS đó là người như thế nào ?
Bạn đó là người không biết giữ chữ tín .
GIỮ CHỮ TÍN
* HĐ2: Tìm hiểu và phân tích vấn đề.
GV chia HS thành 4 nhóm û để thảo luận
I./ Đọc – Phân tích vấn đề
+ Nhóm 1: Vì sao vua nước Tề lại rất tin tưởng Nhạc Chính Tử
Vì ông là người rất coi trọng chữû tín.
+ Nhóm 2: Vì sao Bác Hồ vẫn nhớ mua các vòng Bạc cho em bé sau 2 năm?
Vì Bác là người giữ chữ tín đã hứa là phải làm dù thời gian đã qua lâu
.
+ Nhóm 3: Muốn giữ được niềm tin của mọi người đối với mình thì mình phải làm gì?
Cần làm tốt nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người xung quanh
.
+ Nhóm 4: Vì sao nhà sản xuất và người tiêu dùng phải giữ chữ tín?
Để giữ niềm tin cậy cũng như chất lượng hiệu quả của sản phẩm mình làm ra cho sự doanh thu của mình cao hơn làm cho quan hệ kinh doanh thuận lợi hơn.
* GV sau khi chốt lại các ý của từng nhóm.
GV có thể nêu ví dụ về 1 sản phẩm nào đó do chạy theo lợi nhuận đã làm mất niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm dẫn đến hàng bán bị ế ẩm ảnh hưởng tới việc kinh doanh.
* HĐ3: Tìm biểu hiện của hành vi giữ chữ tín.
Phân biệt rõ sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại.
? Ở gia đình hành vi không giữ chữ tín là gì?
Không hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với gia đình
Không thực hiện tốt những gì đã hứa với gia đình
? Ở trường ở lớp biểu hiện nào không giữ chữ tín?
Không vâng lời thầy cô
Không hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Không hợp tác tham gia các hoạt động của tập thể
.
? Ngoài xã hội biểu hiện nào không giữ chữ tín?
Không tuân theo pháp luật.
_ Không hoàn thành nghĩa vụ của công dân.
* GV Giáo dục kỹ năng sống cho HS .Cần chỉ cho HS thấy thực hiện đúng lời hứa không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại thì không phải là không giữ chữ tín.
* GV gợi ý để HS nêu ví dụ dẫn chứng.
* HĐ4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu NDBH.
II./ Nội dung bài học:
? Thế nào là giữ chữ tín?
1./ Định nghĩa:
Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau.
? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
2./ Ý nghĩa:
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
? Muốn giữ được chử tín thì cần phải làm gì?
3./ Rèn luyện:
Cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình.
Giử đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
* GV giúp HS liên hệ thực tế bản thân.
* HĐ 5: Luyện tập
GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1/SGK/13
III./ Luyện tập :
* Bài tập 1 SGK trang 12
Đáp án b là đúng.
4.4./ Câu hỏi ,bài tập củng cố:
* Câu hỏi :Thế nào là giữ chữ tín?
* Đáp án :Giữ chữ tín là coi trọng lòng tincu3a mọi ngưởi đối với mình,biết coi trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau .
4.5./ Hướng dẫn HS về nhà soạn bài:
* Đối với bài học này :
_ Học thuộc NDBH.
_ Về nhà làm bài tập2,3,3 SGK /tr 12,13
_ Sưu tầm tục ngữ, ca dao.
* Đối với bài ở tiết học sau :
- Tìm hiểu PL nhà nước và kỷ luật của nhà trường.
_ Học thuộc nội qui nhà trường
_ Xem và trả lời câu hỏi gợi ý phần đặt vấn đề.
5./ Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng dạy học:
TUẦN 5
TIẾT 5
ND: 12.09.2011 NS: 04.09.2011
Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
1./ Mục tiêu bài học:
1.1./ Kiến thức:
HS hiểu bản chất của pháp luật và kỷ luật.
Mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tuân theo pháp luật và kỷ luật.
1.2./ Kĩ năng:
HS biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện ý thức, thói quen kỷ luật, có kỹ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỷ luật, biểu hiện hàng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà hay ở đường phố.
Thường xuyên vận động và nhắc nhở mọi người nhất là bạn bè phải thực hiện tốt những quy định của trường và xã hội.
1.3./ Thái độ:
HS có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỷ luật.
Tôn trọng những người có tính kỷ luật và tuân theo pháp luật.
2/ Trọng tâm:
HS nắm được thế nào là PL, thế nào là KL.
Mối quan hệ giữa PL và KL.
3./ Chuẩn bị:
3.1 . Giáo viên : Bảng phụ, , sách pháp luật, báo pháp luật.nội qui nhà trường, tranh ảnh.tình huống.
3.2 .Học sinh :, truyện kể, bảng phụ, báo pháp luật, tình huống.
4./ Tiến trình tiết học:
4.1./ Ổn định ,tổ chức và kiểm diện :
4.2./ kiểm tra miệng :
* Câu hỏi : Thế nào là tôn trọng người khác?
* Đáp án : Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức,coi trọng danh dự,phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
* Hãy nêu nội qui của nhà trường?
4.3./ Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Giới thiệu bài.
? Nhà nước ban hành luật an toàn giao thông .Đó gọi là gì ?
Đó gọi là pháp luật .
? Nhà trường quản lý học sinh bằng cách nào ?
Bằng nội qui HS
? Nội qui HS gọi là gì ?
Gọi là kỷ luật .
PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
* HĐ2: Phân tích và tìm hiểu NDBH qua phần dặt vấn đề, SGK.
GV gọi HS đọc mục đặt vấn đề.
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận
I./ Đọc – Phân tích vấn đề
+ Nhóm 1: Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
Buôn bán vận chuyển hàng tá thuốc phiện
Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ che dấu tội ác.
+ Nhóm 2: Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?
Gieo rắc cái chết
File đính kèm:
- gdcd 8 122.doc