Giáo án môn Hình 11 - Tiết 35 - Phép chiếu song song hình biểu diễn của một hình không gian (t2)

Tiết 35: §5. PHÉP CHIẾU SONG SONG

 HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN(T2)

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Kiến thức: hinh biểu diễn của một hình trong không gian.

 - Kỹ năng: biết vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian, biết phân biệt yếu tố nào không đổi qua phép chiếu song song. Áp dụng vẽ một số hình biểu diễn của hình không gian.

 - Tư duy và thái độ: cẩn thận chính xác trong lập luận và tư duy logic, vẽ hình và cách chứng minh toán hình không gian.

B/ CHUẨN BỊ

 - GV: giáo án, SGK, sách tham khảo, thước kẻ, phiếu học tập.

 - HS: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập, đọc bài mới ở nhà.

 - PP: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1) Ổn định lớp: sỹ số lớp, tình hình SGK, làm bài tập ở nhà của hs.

2) Kiểm tra bài cũ: (trong bài mới)

3) Bài mới:

III – HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN TRÊN MP

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình 11 - Tiết 35 - Phép chiếu song song hình biểu diễn của một hình không gian (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 21/01/2008 Tiết 35: §5. PHÉP CHIẾU SONG SONG HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN(T2) A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Kiến thức: hinh biểu diễn của một hình trong không gian. - Kỹ năng: biết vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian, biết phân biệt yếu tố nào không đổi qua phép chiếu song song. Áp dụng vẽ một số hình biểu diễn của hình không gian. - Tư duy và thái độ: cẩn thận chính xác trong lập luận và tư duy logic, vẽ hình và cách chứng minh toán hình không gian. B/ CHUẨN BỊ - GV: giáo án, SGK, sách tham khảo, thước kẻ, phiếu học tập. - HS: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập, đọc bài mới ở nhà. - PP: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp: sỹ số lớp, tình hình SGK, làm bài tập ở nhà của hs. Kiểm tra bài cũ: (trong bài mới) Bài mới: III – HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN TRÊN MP * Hoạt động 1: (tiếp cận kiến thức mới) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gv cho hs thảo luận hoạt động 1 – sgk. H: cho biết các yếu tố song song, tỉ số các đoạn thẳng trên các đt song song trong hình vuông? Hs trả lời. H: hai đường chéo của hình vuông có tính chất gì đặc biệt? Hs trả lời. H: có nhận xét gì về độ dài của các A’B’ và B’C’? Hs trả lời. H: nhận xét gì về 2 đường chéo A’C’ và B’D’? Hs trả lời. H: hãy cho biết những yếu tố nào không đổi qua phép chiếu song song? những yếu tố nào thay đổi qua phép chiếu này? Hs trả lời. H: cho hs trả lời câu hỏi của hoạt động 2 – sgk? Hs trả lời. những yếu tố không đổi: + + A’B’ // C’D’, A’D’ // B’C’ + A’C’ và B’D’ cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. + các đt đi qua tâm O của hình vuông và song song các cạnh của hình vuông luôn đi qua trung điểm của 2 cạnh đối diện của hình vuông. những yếu tố thay đổi: + độ dài cạnh A’B’ và B’C’ có thể không bằng nhau. + độ lớn góc thay đổi. + hai đường chéo A’C’ và B’D’ biểu diễn cho 2 đoạn bằng nhau và vuông góc là 2 đoạn không bằng nhau và không vuông góc với nhau. * Hoạt động 2: (tiếp cận kiến thức) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gv: cho hs đọc sgk. H: hình 2.68, hình nào biểu diễn cho hình lập phương? Vì sao? Hs trả lời. H: hình 2.69, hình nào biểu diễn cho tam giác nào? H: hình 2.70 là hình biểu diễn của hình bình hành nào? (hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật) Hs trả lời. H: vậy muốn vẽ một hình biểu diễn của hình trong không gian ta phải đảm bảo những yếu tố nào? Hs trả lời. Gv cho hs làm hoạt động 6 – sgk. H: nhận xét gì về độ dài của AC và BD? H: nhận xét gì về vị trí tương đối của 2 đt AB và CD? Hs trả lời. H: vậy hình biểu diễn trong hình 2.72 đúng hay sai? Hs trả lời. + Tam giác: một tam giác bất kỳ có thể là hình biểu diễn của một tam giác bất kỳ (có thể là tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông,.) + Hình bình hành: là một hình biểu diễn của : hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật,. + Hình thang: biểu diễn của hình thang phải đảm bảo tỉ số của hai đáy. + Hình tròn: thường dùng hình elip để biểu diễn cho hình tròn. Tam giác hình bình hành (xem hình vẽ sgk) Củng cố: cách vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian. Dặn dò: xem lại bài và làm bài tập ôn chương và ôn tập chương. D/ RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT35-PCSS-HBD.doc
Giáo án liên quan