Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Trường THCS Trường Tây - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

-Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lý về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cách cho trước.

b. Kỹ năng:

-Biết vận dụng định lý về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. Bước đầu biết cách chứng tỏ một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

-Hệ thống lại bốn tập hợp điểm đã học.

c. Thái độ:

-Giáo dục tính cẩn thận , chính xác cho học sinh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Trường THCS Trường Tây - Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT: 18 Ngày dạy : 31/ 10/ 2006 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: -Học sinh nhận biết được khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lý về các đường thẳng song song cách đều, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cách cho trước. b. Kỹ năng: -Biết vận dụng định lý về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau. Bước đầu biết cách chứng tỏ một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. -Hệ thống lại bốn tập hợp điểm đã học. c. Thái độ: -Giáo dục tính cẩn thận , chính xác cho học sinh. 2. CHUẨN BỊ: a.Giáo viên: Compa, ê ke, thước kẻ, phấn màu, SGK b. Học sinh: Thước kẻ có chia khoảng, compa, êke. Ôn tập ba tập hợp điểm đã học. 3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp nhiều phương pháp. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Thực hành , hợp tác nhóm nhỏ. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức: Điểm danh: (Học sinh vắng) * Lớp 8A3 : * Lớp 8A5 : * Lớp 8A7 : 4.2 Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại ba tập hợp điểm đã học. 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song -GV yêu cầu HS làm ? 1 GV vẽ hình lên bảng. HS vẽ vào vở GV hỏi: Tứ giác ABKH là hình gì? Tại sao? HS: Tứ giác ABKH có: AB//HK (gt) AH//BK (cùng b) Vậy ABKH là hình bình hành Có Nên ABKH là hình chữ nhật. (Hình bình hành có một góc vuông) BK = AH = h (Theo tính chất hình chữ nhật) GV:AH⊥b và AH=h A cách đường thẳng b một khoảng bằng h. BK⊥b, BK=h B cách đường thẳng b một khoảng bằng h GV: Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng a có chung tính chất gì? -GV: có a//b, AH⊥b thì AH⊥a. Vậy mọi điểm thuộc đường thẳng b cũng cách đường thẳng a một khoảng bằng h, ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b. -Vậy thế nào là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song? HS nêu định nghĩa trong SGK. Hoạt động 2: Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước GV yêu cầu HS làm ? 2 GV vẽ hình 94 lên bảng Chứng minh M a ; M/a/ : GV: dùng phấn màu nối AM và hỏi tứ giác AMKH là hình gì? Tại sao? HS: Tứ giác AMKH là hình chữ nhật vì có. AH//KM (vì cùng b) AH=KM (=h) Nên AMKH là hình bình hành Lại có = 900 (gt) Vậy AMKH là hình chữ nhật. -GV: Tại sao MỴa? HS: AMKH là hình chữ nhật. AM//b MỴa ( Theo tiên đề Ơ-cơ-lit) -Tương tự M’Ỵa’ Vậy các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên những đường thẳng nào? -GV cho HS làm ? 3 (Hình 95/SGK) HS đọc ? 3 , quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. -GV hỏi: Các đỉnh A có tính chất gì? Vậy đỉnh A nằm trên đường nào? GV chỉ vào hình 94 và nêu phần nhận xét. - Bất kỳ điểm nào nằm trên đường thẳng a và a/ cũng cách đường thẳng b một khoảng bằng h. - Ngược lại điểm nào cách b một khoảng bằng h thì cũng nằm trên đường thẳng a hoặc a/. Hoạt động 3: Đường thẳng song song cách đều Các đường thẳng a, b, c , d song song với nhau và khoảng cách giữa các đường thẳng a và b, b và c, c và d bằng nhau. Ta gọi chúng là các đường thẳng song song cách đều. GV yêu cầu HS làm ? 4 Hãy nêu GT, KL của bài. HS nêu: Cho a // b // c // d a) Nếu AB = BC = CD Thì EF = FG = GH b) Nếu EF = FG = GH Thì AB = BC = CD GV: Các em hãy chứng minh bài toán. HS chứng minh a) Hình thang AEGC có AB = BC (gt) AE// BF// CG (gt) Suy ra: EF = FG ( ĐL đường trung bình của hình thang) Tương tự FG = GH b) Chứng minh tương tự như phần a. GV: Từ bài toán trên ta có định lý nào? HS : Đọc định lý SGK/T102. -Em hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song cách đều trong thực tế. -HS: Các dòng kẻ trong trang vở, các thanh ngang của chiếc thang… *GV lưu ý HS: Các định lý về đường trung bình của tam giác , đường trung bình của hình thang là các trường hợp đặc biệt của định lý về các đưòng thẳng song song cách đều. 1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song: - Mọi điểm thuộc đường thẳng a cách đường thẳng b một khoảng bằng h. - Tương tự , mọi điểm thuộc đường thẳng b cách đường thẳng a một khoảng bằng h * Định nghĩa: Khoảng cách giửa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. 2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước (Hình 94/SGK) * Tính chất: Các điểm cách b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h. ? 3 SGK/ T101: -Các đỉnh A có tính chất cách đều đường thẳng BC cố định một khoảng không đổi bằng 2cm. - Các đỉnh A nằm trên đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng 2cm. * Nhận xét: (SGK/T1001) 3. Đường thẳng song song cách đều: - Các đường thẳng a, b, c, d là song song cách đều: + a // b // c // d + AB = BC = CD * Định lý: Cho a // b // c // d a) Nếu AB = BC = CD Thì EF = FG = GH b) Nếu EF = FG = GH Thì AB = BC = CD * Định lý: (SGK/T102) 4.4 Củng cố và luyện tập: Bài 68/T102/SGK: -GV hỏi” Trên hình đường thẳng nào cố định? Điểm nào cố định , điểm nào di động? -HS: Đường thẳng d cố định, điểm A cố định Điểm B và C di động. Mặc dù điềm C di động nhưng điểm C có tính chất gì không đổi? ( C luôn cách d một khoảng bằng 2cm) Vậy C di chuyển trên đường nào? Giải: Kẻ AH và CK cùng vuông góc với d Ta có : AHB = CKB ( cạnh huyền , góc nhọn) Suy ra: CK = AH = 2cm Điểm C cách đường thẳng d cố định một khoảng không đổi 2cm nên C di chuyển trên đường thẳng m song song d và cách d một khoảng bằng 2cm. 4.5 Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại bốn tập hợp điểm đã học, định lý về đường thẳng song song cách đều - Làm bài tập: 67, 71, 72 /SGK/T 102, 103 và bài 126, 128 /SBT/T 73, 74. - Chuẩn bị tốt tiết sau luyện tập. 5. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGIAO AN HH8 THEO CHUAN KTKN(8).doc
Giáo án liên quan