Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Tuần 30 dến tuần 33

I/ MỤC TIÊU :

- Hệ thống hoá các kiến đã học trong chương III về đa giác lồi, đa giác đều.

- Nắm được các công thức tính diện tích của các hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác.

- Vận dụng những kiến thức trên để rèn luyện kỹ năng tính toán tìm phương pháp để phân chia một hình thành những hình có thể đo đạc tính toán diện tích.

II/ CHUẨN BỊ :

- GV : thước, êke, bảng phụ .

- HS : Ôn tập kiến thức chương: trả lời câu hỏi sgk trang 131, 132.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Tuần 30 dến tuần 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 TIẾT 53 Ngày dạy: / /2013 ÔN TẬP CHƯƠNG III I/ MỤC TIÊU : - Hệ thống hoá các kiến đã học trong chương III về đa giác lồi, đa giác đều. - Nắm được các công thức tính diện tích của các hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác. - Vận dụng những kiến thức trên để rèn luyện kỹ năng tính toán tìm phương pháp để phân chia một hình thành những hình có thể đo đạc tính toán diện tích. II/ CHUẨN BỊ : - GV : thước, êke, bảng phụ . - HS : Ôn tập kiến thức chương: trả lời câu hỏi sgk trang 131, 132. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Dạng 1: Áp dụng định lý Ta- lét trong tam giác tính số đo đoạn thẳng (15 phút) Bài 1: Tính x trong các trường hợp (h1, h2) Treo bảng phụ hình 1, 2: Để tìm x ta làm như thế nào? (h1) Yêu cầu HS phát biểu định lý Ta Lét. (H2) Hệ quả của định lý Ta Lét. -Gọi ý hướng dẫn HS tìm x. -Yêu cầu HS trình bày bài giải. -HS nghiên cứu đề bài và hình 1, phát biểu định lý Ta Lét. -Lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV. - 2 HS lên bảng tìm x. Hình 1: Áp dụng định lý Ta Lét, ta có: Vậy x = 2cm. Hình 2: Áp dụng Hệ quả của định lý Ta Lét, ta có: Vậy x = 4,8cm. Hoạt động 2: Dạng 2: Hai tam giác đồng dạng và chứng minh hệ thức bằng nhau (28 phút) Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AB = 2cm, BD = 4cm, CD = 8cm. Chứng minh: ABD DBDC -Treo bảng phụ ghi bài 2. Yêu cầu HS đọc nhiều lần và vẽ hình ghi GT-KL. -Gợi ý-hướng dẫn HS chứng minh . -Yêu cầu HS trình bày chứng minh. Bài 3: Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. a)Chứngminh:DABD DACE b) Chứng minh: AB . CE = AC . BD. c) Tính BD và CE, biết AB =10cm, AC = 13 cm, AD = 6cm. -Treo bảng phụ ghi bài 3. Yêu cầu HS đọc nhiều lần và vẽ hình ghi GT-KL. -Gợi ý-hướng dẫn HS chứng minh câu a). -Yêu cầu HS trình bày chứng minh. -Câu b) suy ra từ câu a) -câu c) Làm thế nào để tính BD? Tính CE là sao? -Yêu cầu HS trình bày bài giải -HS đọc bài nhiều lần và vẽ hình, ghi GT-KL. -HS lắng nghe và trả lời cầu hỏi của GV. -HS trình bày chứng minh. -HS đọc bài nhiều lần và vẽ hình, ghi GT-KL. -HS lắng nghe và trả lời cầu hỏi của GV. -HS trình bày chứng minh. -HS trình bày chứng minh. -HS sử dụng định lý Py-ta-go cho DABD vuông ở D và câu a) hai tam giác đồng dạng. -HS trình bày bài giải. a)Chứng minh: DABD DBDC Xét DABD và DBDC, ta có: và (so le trong) Vậy: DABD DBDC Bài 3: Chứng minh: DABD DACE Xét DABD và DACE. Ta có: (gt) (góc chung) Do đó: DABD DACE (g-g) b) Chứng minh: AB . CE = AC . BD. Từ câu a) DABD DACE Suy ra: c) Tính BD và CE *Tính : BD Áp dụng định lý Py-ta-go cho DABD vuông ở D, ta có: Từ câu a) DABD DACE Suy ra: Vậy: BD = 8cm, CE = 10,4cm 4. Dặn dò (2’) - Ôn kỹ lý thuyết, xem lại các bài đã giải - Làm bài tập, 46 sgk - Chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết. - HS nghe dặn - Ghi chú vào vở bài tập RÚT KINH NGHIỆM Ngày kiểm tra: / /2013 KIỂM TRA CHƯƠNG III MÔN HÌNH HỌC 8 THỜI GIAN: 45 PHÚT TIẾT PPCT: 54 I. MA TRẬN: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Định lý Ta-lét trong tam giác. (5 tiết) Biết được các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ khi có một đường thẳng song song với một cạnh tam giác và cắt hai cạnh còn lại của một tam giác. Số câu: 2 Số điểm: 3 điểm Tỉ lệ: 30 % 2 3,0 30% 2 3,0 30% Tam giác đống dạng. (11 tiết) Nhận biết hai tam giác đồng dạng Vận dụng các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Số câu: Số điểm: 7 điểm Tỉ lệ: 70 % 2 4,0 40% 1 1,0 10% 1 2,0 20% 5 7,0 70% Tổng số câu Tổng số điểm: Tỉ lệ: 3 4,0 40% 2 3,0 30% 1 1,0 10% 1 2,0 20% 7 10,0 100% II. ĐỀ KIỂM TRA: Bài 1: Tìm x và y trên hình vẽ, biết EF// BC (3 điểm) Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AB = 4cm, BD = 6cm, CD = 9cm. Chứng minh rằng: ABD DBDC (2 điểm) Bài 3: Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK (5 điểm) a) Chứng minh rằng: DABH DACK. b) Chứng minh: AB . CK = AC . BH. c) Tính BH, CK. Biết rằng AB = 20cm, AC = 26cm và AH = 12cm. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG III – HÌNH HỌC 8 Bài Câu Lời giải Điểm số 1 (3đ) Theo hình vẽ ta tính được x = FC = AC – AF = 9 – 6 = 3. Do EF//BC Theo định lý Ta-lét ta được: Vậy: x = 3; y = 2 1đ 1đ 1đ 2 (2đ) 0,5 Xét DABD và DBDC, ta có: và (so le trong) Vậy: DABD DBDC 0,5 0,5 0,5 3 (5đ) 0,5 a Chứng minh: DABD DACE Xét DABD và DACE. Ta có: (gt) (góc chung) Do đó: DABD DACE (g-g) 0,75 0,75 0,5 b b) Chứng minh: AB . CK = AC . BH. Từ câu a) DABH DACK Suy ra: 0,5 0,5 c Áp dụng định lý Py-ta-go cho DABH vuông ở H, ta có: Từ câu a) DABH DACK Suy ra: Vậy: BH = 16cm, CK = 20,8cm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 31 TIẾT 55 Ngày dạy: / /2013 Chương IV : HÌNH LĂNG TRỤ – HÌNH CHÓP ĐỀU –¤— §1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU : - HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật . - Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật. - Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu. II. CHUẨN BỊ : - GV : Thước,bảng phụ (hình vẽ sẳn hình 69, 71a, 73), mô hình hình lphương, hình hộp chữ nhật. - HS: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Hình hộp chữ nhật (18’) - GV đưa ra hình hộp chữ nhật và giới thiệu một mặt của hình chữ nhật, đỉnh, cạnh của hình chữ nhật và hỏi : - Một hình hộp chữ nhật có mấy mặt, là những hình gì? - Một hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh? - GV yêu cầu HS lên chỉ rõ mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật. GV giới thiệu mặt đáy, mặt bên … - Đưa tiếp hình lập phương và hỏi : - Hình lập phương có 6 mặt là hình gì? - Tại sao hình lập phương là hình hộp chữ nhật? - Ví dụ hình hộp chữ nhật? - HS quan sát và trả lời : - Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt đều là hcn. - Một hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - Quan sát, nghe giới thiệu. - Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông - Vì hình vuông cũng là hcn nên hình lphương cũng là h` hộp cn - Nêu ví dụ. 1/ Hình hộp chữ nhật : Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. + 6 mặt của hình hộp chữ nhật là những hình chữ nhật + Hai mặt đối diện không có cạnh chung được xem là hai mặt đáy; các mặt còn lại gọi là mặt bên. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông gọi là hình lập phương. Hoạt động 2 : Mặt phẳng và đường thẳng (15’) - Treo bảng phụ vẽ hình 71a), nêu ? yêu cầu HS thực hiện. - Giới thiệu : độ dài đoạn thẳng AA’ gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật. - Dùng mô hình hình hộp chữ nhật GV giới thiệu : Điểm, đoạn thẳng, một phần mặt phẳng như trong sgk - GV lưu ý HS : trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía, mặt phẳng trãi rộng về mọi phía - Hãy tìm ra hình ảnh của mặt phẳng, của đường thẳng? - HS thực hiện ? - Quan sát và hình dung theo giới thiệu của GV. Chú ý theo dõi. - HS chỉ ra: Mp : trần nhà, sàn nhà, mặt bàn Đthẳng : mép bảng, mép tường 2/ Mặt phẳng và đường thẳng : Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’, xem: Các đỉnh như các điểm. Các cạnh như các đoạn thẳng. Mỗi mặt là một phần của mặt phẳng. Ta có: Hai điểm A,B thuộc đường thẳng AB; đường thẳng AB nằm trong mp ABCD… 4. Củng cố (10’) Bài 1 trang 96 SGK - Treo tranh vẽ hình 72, nêu bài tập 1 sgk trang 96 - Gọi HS trả lời Bài 2 trang 96 SGK - Đưa đề bài và hình 73 lên bảng phụ - Yêu cầu HS thực hiện - HS trả lời miệng : Cạnh bằng nhau: AB = MN = QP = DC BC = NP = MQ = AD AM = BN = CP = DQ a) Vì tứ giác CBB1C1 là hình chữ nhật nên O là trung điểm của CB1 thì O cũng là trung điểm của BC1 (t/c đchéo hcn) b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1 Bài 1 trang 96 SGK Kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ Bài 2 trang 96 SGK 5. Dặn dò (2’) - Học bài: Nắm vững kiến thức về hình hộp chữ nhật. - Làm bài tập: 3, 4 trang 97 sgk. - Tập vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Ôn công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp cnhật Nghe dặn Ghi chú vào vở RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 56 Ngày dạy: / /2013 §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tiếp) –¤— I. MỤC TIÊU : - HS nhận biết (qua mô hình) khái niệm về hai đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian . - Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song. - HS nhận xét được trong thực tế hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. - HS nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích trong hình hộp chữ nhật. II. CHUẨN BỊ : - GV : Thước, phấn màu, bảng phụ (đề kiểm tra, hình vẽ sẳn hình 76, 77, 83…), mô hình hình hộp chữ nhật, que nhựa. - HS : Ôn tập cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (8’) (treo bảng phụ vẽ hình hộp chữ nhật) Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’, hãy cho biết : Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là hình gì? Kể tên vài mặt. Có mấy đỉnh? Mấy cạnh? AA’ và AB có cùng nằm trong một mp không? Có điểm chung không? AA’ và BB’ có cùng nằm trong một mp không? Có điểm chung không? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Hai đường thẳng song song (15’) - Treo bảng phụ vẽ hình - Yêu cầu HS làm ?1 - Giới thiệu hai đường thẳng trong không gian - Yêu cầu HS đọc SGK - Cho HS tự rút ra các trường hợp cụ thể và cho ví dụ - HS quan sát hình - HS lên bảng làm ?1 - Các mặt của hình hộp là : (ABCD); (A’B’C’D’); (ADD’A’); (BCC’B’); (ABB’A’); (DCC’D’) - BB’ và AA’ cùng nằm trong một mặt phẳng - BB’ và AA’ không có điểm chung - HS đọc SGK - Tự rút ra các trường hợp và cho ví dụ 1/ Hai đường thẳng song song trong không gian : Với hai đường thẳng phân biệt trong không gian chúng có thể : a) Cắt nhau : Nếu chúng cùng nằm trong một mp và có một điểm chung Ví dụ : D’C’ và CC’ b) Song song : Nếu chúng cùng nằm trong một mp và không có điểm chung Ví dụ : AA’//DD’ c) Không cùng nằm trong một mp nào Ví dụ : AD và D’C’ + Chú ý : a//b và b//c => a//c Hoạt động 2 : Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song (15’) - Cho HS làm ?2 - Giới thiệu đường thẳng song song với mp - Thế nào là đường thẳng song song với mặt phẳng ? - Yêu cầu HS làm ?3 - Cho HS khác nhận xét - Giới thiệu hai mp song song - Cho HS làm ?4 - Cho HS đọc phần nhận xét - HS làm ?2 - AB // A’B’ Vì là cạnh đối của hình chữ nhật - AB ko nằm trong mp (A’B’C’D’) - Đường thẳng không nằm trong mp và song song với một đường thẳng nằm trong mp đó - HS làm ?3 CD//mp(A’B’C’D’) AD//mp(A’B’C’D’) BC//mp(A’B’C’D’) - HS khác nhận xét - HS chú ý nghe - HS làm ?4 Mp(ADD’A’) //mp(IHKL) Mp(ADD’A’) //mp(BCC’B’) ……. - HS đọc phần nhận xét 2/ Đường thẳng song song với mặt phẳng . Hai mặt phẳng song song : AB//A’B’ AB mp(A’B’C’D’) A’B’ mp(A’B’C’D’) => AB//mp(A’B’C’D’) AB//A’B’;AD//A’D’ => mp(ABCD)//mp(A’B’C’D’) 4. Củng cố (5’) Bài 6 trang 100 SGK - Treo bảng phụ vẽ hình 81 - Cho HS đọc các cạnh song song với C1C - Cho HS đọc các cạnh song song với A1D1 - Cho HS khác nhận xét - HS quan sát hình và trả lời a) D1D//C1C ; B1B//C1C; A1A//C1C b) C1B1//A1D1;AD//A1D1;CB//A1D1 - HS khác nhận xét Bài 6 trang 100 SGK ABCDA1B1C1D1 là một hình lập phương. Quan ssát hình và cho biết : a) Những cạnh nào song song với C1C b) Những cạnh nào song song với A1D1 5. Dặn dò (1’) - HS xem lại kiến thức - Làm bài 5,7,8,9 SGK trang 100 RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 32 TIẾT 57 Ngày dạy: / /2013 §3. THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT –¤— I. MỤC TIÊU - Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và hai mặt phẳng vuông góc. - HS nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - Biết vận dung công thức vào tính toán. II. CHUẨN BỊ : - GV : Thước, phấn màu, bảng phụ (đề kiểm tra, hình vẽ sẳn hình 84, 87), mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - HS : Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, vở ghi, sgk, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (8’)(treo bảng phụ ) Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có những vị trí tương đối nào? Lấy ví dụ minh hoạ trên hình hộp chữ nhật. Hãy kể tên các cạnh // với mp(ABB’A’)? Mặt phẳng // với mp(BB’C’C)? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng . Hai mặt phẳng vuông góc (20’) - Treo bảng phụ vẽ hình 84; cho HS trả lời ?1 - Cho HS xem mô hình hình hộp cnhật ABCD.A’B’C’D’ nói: AA’^ AD; AA’ ^ AB; AD cắt AB ta nói AA’^ mp(ABCD) tại A - Ghi tóm tắt và kí hiệu lên bảng - Tìm trên mô hình những ví dụ về đường thẳng vuông góc với mphẳng? - Tìm trên mô hình (hình vẽ trên) những ví dụ về mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng. - Quan sát hình vẽ, trả lời: AA’ ^ AD vì ADD’A’ là hình cnhật AA’ ^ AB vì ABB’A’ là hcnhật - Chú ý theo dõi. - Ghi bài vào vở - HS tìm trên mô hình, hình vẽ, trong thực tế các ví dụ về đường thẳng vuông góc với mp. (AA’^ (A’B’C’D’) mp ^ mp (vd các mặt (AA’B’B) , (ADD’A’) vg góc với (A’B’C’D’)) 1/ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc : a^b Û a ^ a’; a ^ b’ a’ cắt b’ Chú ý : Nếu a Ì mp(a,b), a ^ mp(a’,b’) thì mp(a,b) ^ mp(a’,b’) Hoạt động 2 : Thể tích của hình hộp chữ nhật (10’) - GV yêu cầu HS đọc sgk tr 102, 103 phần thể tích hình hộp chữ nhật đến công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. V = abc - Với a, b, c là ba kích thước hình hộp chữ nhật. - Hỏi: Em hiểu ba kích thước của hình hộp chữ nhật là gì? - Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào? - GV lưu ý: thể tích hình hộp chữ nhật còn bằng diện tích đáy nhân với chiều cao tương ứng. - Thể tích hình lập phương tính thế nào? Tại sao? - GV yêu cầu đọc ví dụ tr 103 sgk. - HS tự xem sgk. - Một HS đọc to trước lớp. - HS: ba kích thước hình hộp chữ nhật là chiều dài, chiều rộng, chiều cao. - Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo). - Hình lập phương chính là hình hộp cnhật có ba kích thước bnằg nhau nên V = a3 - HS đọc ví dụ sgk. 2/ Thể tích của hình hộp chữ nhật : Vhộpchữ nhật = abc Đặc biệt: Vlập phương = a3 4. Củng cố (5’) Bài 13 trang 104 SGK - Treo hình vẽ bài tập 13 cho HS thực hiện a) BF ^ mp(ABCD); BF ^(EFGH) b)AD nằm trong mp(AEHD) và AD^(CGHD) Þ (AEHD)^(CGHD) - HS làm bài theo nhóm nhỏ (mỗi nhóm điền 2 ô hàng dọc) Nhận xét bài làm… Bài 13 trang 104 SGK 5. Dặn dò (1’) - Học bài: Nắm vững kiến thức về đthẳng vuông góc với mp, hai mp vuông góc với nhau. Công thức tính thể tích … - Làm bài tập: 11, 12, 14 trang 104, 105 sgk. - Nghe dặn và ghi chú vào vở RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 58 Ngày dạy: / /2013 LUYỆN TẬP –¤— I. MỤC TIÊU : - Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt với mphẳng, hai mặt phẳng song song, hai mphẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở. - Củng cố công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bài toán cụ thể. II. CHUẨN BỊ : - GV : Thước, phấn màu, bảng phụ (đề kiểm tra, bài giải sẳn). - HS : Ôn tập dấu hiệu đường thẳng ssong với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳmg vuông góc ; vở ghi, sgk, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (8’)(treo bảng phụ) Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH với các số đo như hình vẽ. a) Hãy kể tên : - Hai đthẳng vuông góc với mp(BCGF) - Hai mphẳng vuông góc với mp(ADHE) b) Tính V của hình hộp chữ nhật trên . 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Nhận biết các yếu tố của hình hộp chữ nhật (10’ ) Bài 17 trang 105 SGK Nêu bài tập 17 Sử dụng lại hình vẽ trên (đề kiểm tra), nêu từng câu hỏi. Gọi HS trả lời - Đọc đề bài 17 - Thực hiện theo yêu cầu GV: lần lượt trả lời câu hỏi: a) Các đường thẳng ssong với mp(EFGH) là : AB, DC, AD, BC b) Đường thẳng AB ssong với mặt phẳng: (EFGH), (DCGH) c) AD//BC, AD//EH, AD//FG. Bài 17 trang 105 SGK (hình vẽ trên) a) Các đthẳng song song với mp(EFGH) b) Đường thẳng AB song song với những mp nào? c) Đường thẳng AD song song với những đthẳng ? Hoạt động 2: Tính thể tích (15’) Bài 15 trang 105 SGK - Đưa đề bài, hình vẽ bài tập 15 lên bảng phụ - GV hỏi : Khi chưa thả gạch vào, nước cách miệng thùng bao nhiêu dm? Khi thả gạch vào, nước dâng lên là do có 25 viên gạch trong nước. Vậy so sánh với khi chưa thả gạch, thể tích nước + gạch tăng lên bao nhiêu? - Diện tích đáy thùng là bao nhiêu? - Vậy làm thế nào để tính chiều cao của nước dâng lên ? - Vậy nước còn cách miệng thùng bao nhiêu dm? - GV lưu ý HS: Do có điều kiện toàn bộ gạch ngập trong nước và chứng hút nước không đáng kể nên ttích nước tăng bằng ttích của 25 viên gạch - Một HS đọc đề bài toán - HS quan sát hình, trả lời: Khi chưa thả gạch vào nước cách miệng thùng là: 7 – 4 = 3 (dm) Thể tích nước + gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch: (2 . 1 . 0,5) . 25 = 25 (dm3) Diện tích đáy thùng là: 7 . 7 = 49 (dm2) Chiều cao nước dâng lên là: 25 : 49 = 0,51 (dm) Sau khi thả gạch vào, nước còn cách miệng thùng là: 3 – 0,51 = 2,49 (dm) Bài 15 trang 105 SGK ? Hoạt động 3: Điền vào ô vuông (10’) Bài 12 trang 105 SGK - Đưa đề bài và hình vẽ bài tập 12 lên bảng phụ - Gọi HS lên bảng thực hiện AB 6 13 14 BC 15 16 34 CD 42 70 62 DA 45 75 75 - Nêu công thức sử dụng chung và từng trường hợp? - HS điền số vào ô trống: AB 6 13 14 25 BC 15 16 23 34 CD 42 40 70 62 DA 45 45 75 75 - Công thức: AD2 = AB2 + BC2 + CD2 Þ AD = Ö AB2 + BC2 + CD2 CD = Ö AD2 – AB2 – BC2 BC = Ö AD2 – AB2 – CD2 AB = Ö AD2 – BC2 – CD2 Bài 12 trang 105 SGK A B D C 4. Dặn dò (2’) - Học bài – Chuẩn bị làm bài 4. - Làm bài tập: 14, 16 trang 104, 105 sgk. - Nghe dặn và ghi chú vào vở RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 33 TIẾT 59 Ngày dạy: / /2013 §4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG –¤— I. MỤC TIÊU : - HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao). Biết gọi tên các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy. - Biết cách vẽ các hình lăng trụ theo ba bước (vẽ một đáy -> cạnh bên -> đáy thứ hai) - Củng cố khái niệm song song. II. CHUẨN BỊ : - GV: Thước, phấn màu, bảng phụ (hình vẽ sẳn h93, 95), mô hình hình lăng trụ đứng. - HS : Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập, giấy làm bài kiểm tra. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Hình lăng trụ đứng (15’ ) Treo tranh vẽ sẳn hình lăng trụ lên bảng và hỏi: Hãy quan sát cho kỹ và xem hình lăng trụ này có đặc điểm gì? GV hướng dẫn cách vẽ hình lăng trụ theo ba bước: + Vẽ một đáy. + Vẽ các đường song song. + lấy các điểm tương ứng rồi nối lại. Cách gọi tên hình lăng trụ? GV gợi ý: Gọi theo đáy? Gọi theo cạnh bên so với đáy? => Kết hợp cả hai cách gọi HS ghi bài HS quan sát tranh vẽ và thay nhau trả lời về các đặc điểm : mặt đáy, cạnh bên, mặt bên… HS ghi bài HS luyện tập vẽ hình lăng trụ theo hướng dẫn của GV. HS suy nghĩ HS gọi tên theo đáy: tam giác, tứ giác… Lăng trụ đứng, xiên. HS tập gọi tên các loại lăng trụ 1. Hình lăng trụ đứng : Trên hình vẽ là lăng trụ đứng có : - Các đỉnh: A, B, C, D, A1, B1, C1 - Các mặt bên:ABB1A1, CDD1C1, … là các hcn. - Các cạnh bên AA1, BB1, CC1, DD1 song song và bằng nhau. - Hai đáy là 2 mặt ABCD, A1B1C1D1 chúng bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song. trụ được gọi là lăng trụ đứng, lúc đó cạnh bên đồng thời là đường cao. - Nếu đáy của lăng trụ đứng là đa giác đều thì đó là một lăng trụ đều. Hoạt động 2 : Ví dụ ( 13’) Treo bảng phụ hình 95. Giới thiệu thì lăng trụ tam giác. Giới thiệu chú ý. Quan sát hình, trả lời cau hỏi GV. HS đọc chú ý SGK 2. Ví dụ : Chiều cao Trong hình lăng trụ: -Hai mặt đáy ABC và DEF là những tam giác. -Các mặt ADFB, BEFC, CFDA là hình chữ nhật. -Độ dày một cạch bên gọi là chiều cao. *Chú ý: 4. Củng cố (15’) GV hướng dẫn HS vẽ theo ba bước như trên HS vẽ lăng trụ theo hướng dẫn Vẽ lăng trụ lục giác đều. Vẽ lăng trụ tam giác đều 5. Dặn dò (2’) - Học kỹ từng khái niệm: nói rõ sự khác nhau giữa lăng trụ xiên, lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình hộp, hình hộp chữ nhật. - Làm bài tập 19 (trang 108 – sgk) HS nghe dặn HS đọc qua bài 1 ghi chú RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 60. Ngày dạy: / /2013 §5. DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA LĂNG TRỤ –¤— I. MỤC TIÊU : - HS hiểu được cách tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ. - Biết sử dụng các công thức vào việc tính diện tích và thể tích các lăng trụ. - HS được làm các bài tập sách giáo khoa. II/ CHUẨN BỊ : - GV: giáo án, sgk, phấn màu, thước, mô hình, hình vẽ sẳn. - HS: vở ghi, sgk, dụng cụ HS. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Hình lăng trụ là hình như thế nào? - Nêu sự khác nhau của lăng trụ đứng và lăng trụ xiên (cạnh bên và mặt đáy? Cạnh và đường cao?)? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : Diện tích xung quanh (15’ ) Treo bảng phụ vẽ hình 100. ?. GV giới thiệu trực tiếp bài và ghi bảng. Tìm diện tích xung quanh của lăng trụ? (Mỗi mặt của lăng trụ là hình gì? => Sxq?) Trường hợp lăng trụ đứng đáy là a1, a2, …, an cạnh bên là l thì sao? Muốn tìm diện tích toàn phần của lăng trụ ta làm sao? GV tóm tắt ghi bảng HS đọc ? và trả lời câu hỏi của GV. HS ghi bài HS suy nghĩ HS: hình bình hành => Sxq= tổng dt các hbh Sxq= a1l + a2l + … + anl = (a1+ a2 +…+ an)l = pl HS : ta cộng Sxq với diện tích hai đáy HS ghi bài 1. Diện tích xung quanh: ?1. - Diện tích xung quanh của lăng trụ là tổng diện tích các mặt bên: Sxq = S1 + S2 + … + Sn - Trường hợp lăng trụ đứng thì: Sxq = pl (p là chu vi đáy, l là độ dài cạnh bên) - Diện tích toàn phần của lăng trụ bằng tổng của diện tích xung quanh với hai lần diện tích đáy. Stp = Sxq + 2Sđ Hoạt động 2 : Ví dụ (10’) Gọi HS đọc ví dụ sgk GV ghi bảng – vẽ hình Nhìn hình nhắc lại đề toán? Viết kết luận của đề? Em hãy thử tính? Gọi HS cho biết kết quả GV ghi bảng Gọi HS khác nhận xét GV hoàn chỉnh bài giải HS đọc ví dụ (sgk) HS nhắc lại đề bài toán Viết kết luận đề HS làm bài ít phút, sau đó đứng tại chỗ trả lời kết quả HS khác nhận xét HS ghi bài 2.Ví dụ: (sgk) a) Stp = Sxq + 2Sđ BC=Ö92+122=Ö225 = 15 (định lí Pitago) Sxq= (9+12+15)10 = 360 2Sđ = 2.= 108 Stp = 360 + 108 = 468 (cm2) V= Bh = .10 = 540 (cm3) Đáp số: Stp = 468 cm2 V = 540 cm3 4. Củng cố (11’) GV yêu cầu Gọi HS đọc đề bài GV theo dõi GV tóm tắt ghi bảng HS làm bài tập 23 sgk HS đọc đề bài Cả lớp cùng làm ít phút HS đứng tại chỗ trả lời Làm bài 23 sgk trang 111: *Hình hộp chữ nhật: p = 3 + 4 = 7cm Sxq = p . l = 7 . 5 = 35 cm2 Sđ = 3 . 4 = 12 cm2 Stp = Sxq + 2Sđ = 35 + 2 .12 = 59 cm2 *Lăng trụ tam giác. BC = cm p = 2 + 3 + = 5 +cm Sxq= p.l=cm2 Sđ = 3 . 2 = 6 cm2 Stp = Sxq + 2Sđ 5. Dặn dò (2’) Học thuộc công thức diện tích xung quanh và thể tích lăng trụ. Làm bài tập 24 và 25 sgk trang 111 HS ghi nhận RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 61 Ngày dạy: / /2013 §6. THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG –¤— I. MỤC TIÊU: - HS nắm được công thức tính thể hình lăng trụ đứng. - Biết vận dụng công thức vào tính toán. II. CHUẨN BỊ : - GV : Thước, phấn màu, bảng phụ (đề kiểm tra, tranh vẽ hình 106). - HS : Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 22cm 13cm 10cm 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (10’) Cho lăng trụ đứng tam giác cân A

File đính kèm:

  • docTUẦN 30 ĐẾN TUẦN 33.doc