I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn ; hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác.
2. Kĩ năng: Biết vẽ đường tròn nội tiếp một tam giác cho trước.
3. Thái độ: Biết quy lạ về quen.
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa, thước đo góc.
HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
2. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 28: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 28: TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU (Tiếp)
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành
Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn, đường tròn bàng tiếp tam giác.
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn ; hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác.
2. Kĩ năng: Biết vẽ đường tròn nội tiếp một tam giác cho trước.
3. Thái độ: Biết quy lạ về quen.
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa, thước đo góc.
HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
2. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau? Vẽ hình minh họa.
2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Đường tròn nội tiếp tam giác(17’)
- Treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung cùng với hình vẽ ?3
? Thế nào là đường tròn nội tiếp D?
- Tâm của đường tròn nội tiếp D nằm ở đâu? Tâm này có mối quan hệ như thế nào với 3 cạnh của D?
- Học sinh đứng tại chỗ đọc nội dung ?3
- Lên bảng chứng minh
- Đường tròn nội tiếp D là đường tròn tiếp xúc với cả 3 cạnh của một D, khi đó tam giác gọi là D ngoại tiếp đường tròn.
- Tâm của đường tròn nội tiếp D là giao điểm của 3 đường phân giác trong của D
2. Đường tròn nội tiếp tam giác
?3
- O thuộc tia phân giác của góc B nên OD = OF
- O thuộc tia phân giác của góc C nên OD = OE
Vậy OD = OE = OF. Do đó D, E, F nằm trên cùng một đường tròn (I; ID)
+ Đường tròn nội tiếp D là đường tròn tiếp xúc với cả 3 cạnh của một D, khi đó tam giác gọi là D ngoại tiếp đường tròn.
+ Tâm của đường tròn nội tiếp D là giao điểm của 3 đường phân giác trong của D.
Đường tròn bàng tiếp tam giác (16’)
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung cùng với hình vẽ ?4
- Đường tròn (K;KE) như hình vẽ được gọi là đường tròn bàng tiếp DABC
?Thế nào là đường tròn bàng tiếp D?
- Giới thiệu đường tròn bàng tiếp D: Là đường tròn tiếp xúc với 1 cạnh của tam giác và hai đường thẳng chứa 2 cạnh còn lại.
? Cho trước tam giác ABC. Hãy nêu cách xác định tâm đường tâm đường tròn bàng tiếp trong góc B của tam giác ABC.
? Có bao nhiêu đường tròn bàng tiếp một tam giác?
- Chứng minh trên bảng
- Nêu khái niệm đường tròn bàng tiếp D
- Tâm phải tìm là giao điểm hai đường phân giác của hai góc ngoài đỉnh A và đỉnh C, hoặc giao điểm của đường phân giác của góc B và đường phân giác của góc ngoài tại A (hoặc C)
- Một D có 3 đường tròn bàng tiếp.
3. Đường tròn bàng tiếp tam giác
?4
K thuộc tia phân giác của góc CBF nên KD = KF.
K thuộc tia phân giác của góc BCE nên KD = KE.
Suy ra KD = KE = KF. Vậy D, E, F nằm trên cùng một dường tròn (K, KD)
+ Đường tròn tiếp xúc với 1 cạnh của tam giác và phần kéo dài của 2 cạnh kia được gọi là đường tròn bàng tiếp D.
+ Tâm của đường tròn bàng tiếp D là giao điểm của 1 phân giác góc trong & 2 phân giác góc ngoài của D
3.Củng cố:(5’)
? Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài bằng bản đồ tư duy
4. Dặn dò (2’)
- Nắm vững các tính chất tiếp tuyến đường tròn và dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến
- Phân biệt định nghĩa, cách xác định tâm của đtròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp, đường tròn bàng tiếp của 1 tam giác.
- Bài tập về nhà: 26 –33 tr 115, 116 SGK bài tập 48, 51 trang 134, 135 sách bài tập.
File đính kèm:
- hinh-t28.doc