I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được 3 vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn đối xứng nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất của 2 đường tròn cắt nhau (2 giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm).
2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất 2 đường tròn cắt nhau, tính đối xứng nhau vào các bài tập tính toán và chứng minh
3. Thái độ: - Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán.
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: - Một đường tròn bằng dây thép để minh họa các vị trí tương đối của nó với đường tròn được vẽ sẵn trên bảng.
- Bảng phụ vẽ hình 85.86,87 SGK, ghi định lí, câu hỏi, bài tập.
- Thước thẳng, compa,phấn màu, êke
HS: - Ôn tập định lí sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn.
- Thước kẻ, com pa.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 29: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 29: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành
- Cách xác định đường tròn.
- Đường trung trực của đoạn thẳng
- Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
- Tính chất đường nối tâm
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được 3 vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn đối xứng nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất của 2 đường tròn cắt nhau (2 giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm).
2. Kĩ năng: Biết vận dụng tính chất 2 đường tròn cắt nhau, tính đối xứng nhau vào các bài tập tính toán và chứng minh
3. Thái độ: - Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán.
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: - Một đường tròn bằng dây thép để minh họa các vị trí tương đối của nó với đường tròn được vẽ sẵn trên bảng.
- Bảng phụ vẽ hình 85.86,87 SGK, ghi định lí, câu hỏi, bài tập.
- Thước thẳng, compa,phấn màu, êke
HS: - Ôn tập định lí sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn.
- Thước kẻ, com pa.
2. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong giờ
2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Ba vị trí tương đối của hai đường tròn (20’)
- Vì sao đường tròn phân biệt không thể có quá 2 điểm chung phân biệt.
- Vẽ đường tròn (O) cố định lên bảng. Cầm (O’) bằng dây thép dịch chuyển để học sinh thấy xuất hiện 3 vị trí tương đối của 2 đường tròn.
Vẽ 2 đường tròn cắt nhau tại 2 điểm phân biệt A, B
- Giới thiệu như trong Sgk
- Vẽ tiếp hình 86 và 87 giới thiệu cho học sinh như trong SGK
- Trả lời:
Nếu 2 đường tròn phân biệt có 3 điểm chung trở lên thì chúng trùng nhau nên 2 đường tròn phân biệt có không quá 2 điểm chung.
- Vẽ trong vở.
1- Ba vị trí tương đối của 2 đường tròn.
?1 Nếu 2 đường tròn phân biệt có 3 điểm chung trở lên thì chúng trùng nhau nên 2 đường tròn phân biệt có không quá 2 điểm chung.
a) Hai đường tròn cắt nhau. (có 2 điểm chung)
(O) (O’) tại 2 giao điểm A,B.
- A và B được gọi là dây chung
b, Hai đường tròn tiếp xúc nhau.
- Có 1 điểm chung gọi là tiếp điểm
Hai đường tròn tiếp xúc ngoài
Hai đường tròn tiếp xúc trong
c) Hai đường tròn không giao nhau
Tính chất đường nối tâm (23’)
- Nêu định nghĩa đường nối tâm, đoạn nối tâm như trong SGK
- Đường nối tâm có là trục đối xứng chung của 2 đường tròn không?
- Cho học sinh làm ?2
- Treo bảng hình 85
- Treo bảng hình 86
- Nêu định lí cho học sinh
- Cho học sinh làm ?3
- Treo bảng hình 88
- Vị trí tương đối của 2 đường tròn này là gì?
- Hướng dẫn: Ta dựa vào tính chất của đường nối tâm và tính chất đường trung bình trong tam giác.
- Đường OO’ là trục đối xứng của cả (O) và (O’). Vì đường kính là trục đối xứng của mỗi đường tròn
- Do OA = OB
và O'A = O'B nên OO' là đường trung trực của AB
- A nằm trên đường nối tâm.
- Đọc định lí
- Đọc ?3 và suy nghĩ tìm cách chứng minh.
- Hai đường tròn cắt nhau.
- Lên bảng chứng minh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Tính chất đường nối tâm
- Đường thẳng OO’ là đường nối tâm
- Đoạn OO’ là đoạn nối tâm
- Đường OO’ là trục đối xứng của cả (O) và (O’). Vì đường kính là trục đối xứng của mỗi đường tròn
?2
a) Do OA=OB
O’A=O’B
OO’ là trung trực của AB
b) ở hình 86: AOO’ vì (O) và (O’) đối xứng nhau qua A
- Đlí: SGK.
?3
a, Hai đtròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B
b, Ta có AC là đường kính của (O); AD là đường kính của (O’)
- Gọi I là giao điểm của AB và OO’.
Xét DABC có OA=OC IA=IB (tính chất đường nối tâm)
OI là đường TB của ∆ABC OI//BC. Hay BC//OO’.
* Tương tự: BD//OO’
C,B,D, thẳng hàng (tiên đề Ơ clít)
3. Củng cố: (5’)
Gv nhắc lại cho học sinh các vị trí tương đối của hai đường tròn.
HS tổng hợp kiến thức bằng bản đồ tư duy.
4. Dặn dò: (1’)
- Nắm vững vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất đường nối tâm.
- Bài tập về nhà số 34tr 119 SGK, bài tập 64 đến 67 tr137,138 SBT.
File đính kèm:
- hinh-t29.doc