I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, t/c của đường nối tâm.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích, c/m hình học.
3. Thái độ: Ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của 2 đường tròn, của đường thẳng và đường tròn. Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, com pa.
HS: Ôn các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, tính chất của đường nối tâm.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 32: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32: BÀI TẬP
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành
Các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, tính chất của đường nối tâm.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh hình học.
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, t/c của đường nối tâm.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích, c/m hình học.
3. Thái độ: Ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của 2 đường tròn, của đường thẳng và đường tròn. Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, com pa.
HS: Ôn các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, tính chất của đường nối tâm.
2. Phương pháp dạy học
- Luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu h/s nhắc lại các vị trí tương đối của hai đường tròn ?
? Định lí về tính chất đường nối tâm ?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Bài 33/ Sgk(119)
- Yêu cầu h/s làm bài tập 33/Sgk(119)
- Vẽ hình lên bảng.
Yêu cầu h/s suy nghĩ C/m: O1C // OD
? là tam giác gì ? vì sao ?
Hãy so sánh số đo của các góc
,,OAD và ODA.
- Yêu cầu 1 h/s lên bảng trình bày.
- Chuẩn kiến thức.
- Làm theo sự hướng dẫn của Gv
- Cả lớp cùng làm, nhận xét
Bài 33/ Sgk(119).
Chứng minh : O1C // OD
Ta có: cân ( vì O1A = O1C)
= (1)
+ cân (vì OA = OD)
OAD = ODA (2)
+ Mặt khác: = OAD (Hai góc đối đỉnh) (3)
Từ (1), (2), (3) ta suy ra:
==OAD =ODA
O1C // OD
(Có hai góc so le trong bằng nhau).
Bài 34/ Sgk(119)
- Yêu cầu h/s làm bài tập 34/Sgk(119)
- Hướng dẫn h/s vẽ hình.
Chú ý: Hai điểm O và O1 có thể nằm cùng phía hoặc khác phía đối với AB.
- Gợi ý.
? Độ dài AI = ?
? Tính OI = ?
? Tính O1I = ?
Gv: Nhận xét đánh giá.
- 1 em lên bảng viết GT + KL.
- Hoạt động nhóm trình bày lời giải bài 34.
Các nhóm thảo luận trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét chéo.
Bài 34/ Sgk(119)
GT
(O;20) và (O;15) cắt nhau tại A và B, AB= 24cm
KL
Tính OO=?
Giải:
Gọi I là giao điểm của OO1 và AB. Ta có
AB OO1 và AI = IB = 12 cm
+ Trong tam giác vuông AOI:
OI = = = 16 cm.
+ Trong tam giác vuông AO1I:
O1I = = = 9 cm.
*Trường hợp O và O1 nằm khác phía đối với AB
OO1 = OI + O1I
= 16 + 9 = 25 cm
* Trường hợp O và O1 nằm cùng phía đối với AB
OO1 = OI - O1I = 16 - 9 =7cm
3. Củng cố: (8’)
Gv: ? - Nêu các vị trí tương đối của 2 đường tròn , t/c của đường nối tâm.
Gv: Nêu bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Hai đường tròn phân biệt có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung ?
A. 1 điểm B. 2 điểm C. 3 điểm D. 4 điểm
Câu 2: Trục đối xứng của hai đường tròn (O) và (O') là đường thẳng nào ?
A. Đường thẳng đi qua điểm O.
B. Đường thẳng đi qua điểm O'.
C. Đường thẳng OO'.
D. Đường thẳng vuông góc với OO'.
- Hs: Suy nghĩ trả lời bài tập trắc nghiệm.
- Gv: Nhận xét và nêu đáp án đúng.
4. Dặn dò: (2’)
- Học lý thuyết, xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị phần câu hỏi và bài tập ôn tập chương II.
File đính kèm:
- hinh-t32.doc