Giáo án môn Hình học khối 9 - Học kỳ I - Tiết 8: Bảng lượng giác

MỤC TIÊU:

 - HS hiểu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các TSLG của hai góc phụ nhau

 - Thấy được tính đồng biến của sin và tg, tính nghịch biến của côsin và côtang

 - Có kĩ năng tra bảng hoặc dùng máy tính bỏ túi để tìm các TSLG khi cho biết số đo CHUẨN BỊ:

 - GV: Bảng số, bảng phụ, máy tính bỏ túi

 - HS: Ôn các công thức đ/ ngh các TSLG của góc nhọn; đ / lí TSLG của 2 góc phụ nhau

 Bảng số với 4 chữ số thập phân, bảng phụ, máy tính bỏ túi

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học khối 9 - Học kỳ I - Tiết 8: Bảng lượng giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 BẢNG LƯỢNG GIÁC ( Tiết 1) MỤC TIÊU: - HS hiểu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các TSLG của hai góc phụ nhau - Thấy được tính đồng biến của sin và tg, tính nghịch biến của côsin và côtang - Có kĩ năng tra bảng hoặc dùng máy tính bỏ túi để tìm các TSLG khi cho biết số đo CHUẨN BỊ: - GV: Bảng số, bảng phụ, máy tính bỏ túi - HS: Ôn các công thức đ/ ngh các TSLG của góc nhọn; đ / lí TSLG của 2 góc phụ nhau Bảng số với 4 chữ số thập phân, bảng phụ, máy tính bỏ túi CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY HỌC: A. Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra: - Phát biểu định lí về TSLG của hai góc phụ nhau - Chữa bài 28/ (SBT) tr 93 C. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của bảng lượng giác 1. Cấu tạo của bảng lượng giác GV: .) Giới thiệu bảng lượng giác trong cuốn “ Bảng số với 4 chữ số thập phân” .) Để lập bảng người ta sử dụng tính chất TSLG của hai góc phụ nhau. .) Yêu cầu HS quan sát bảng VIII, IX, X Hỏi: Tại sao bảng sin và cos ; tg và cotg được ghép cùng một bảng? ( Vì với 2 góc nhọn và phụ nhau thì: sin = cos ; cos = sin tg = cotg; cotg = tg ) Hỏi: Quan sát bảng trên, em có nhận xét gì khi góc tăng từ 00 đến 900 ? (Khi tăng từ 00 đến 900 (00 << 900) thì: .) Sin; tg tăng .) Cos; cotg giảm) GV: Nhận xét trên là cơ sở sử dụng phần hiệu chính của bảng VIII và bảng IX HĐ2: Tìm hiểu cách dùng bảng HS: Đọc SGK / 78. Phần a Hỏi: Để tra bảng VIII và IX ta cần thực hiện mấy bước? Là các bước nào? Tra số độ ở cột 1đối với sin và tang ( cột 13 đối với côsin và côtang) Tra số phút ở hàng 1 đối với sin và tang ( hàng cuối đối với côsin và cootang) Lấy giá trị tại giao của hàng ghi số độ và cột ghi số phút HS làm VD1 / 79 (SGK) Hỏi: Muốn tìm giá trị sin của góc 46012’em tra bảng nào? Nêu cách tra GV treo bảng phụ ghi mẫu 1( tr 79/ SGK) HS:Tra bảng VIII Số độ tra ở cột 1, số phút tra ở hàng 1; Giao của hàng 46 và cột 12’là sin46012’ GV cho HS lấy VD khác, tra bảng, nêu kết quả ( Có thể cho HS đố giữa các nhóm) HS làm VD 2 / 79 ( SGK) Hỏi: Tìm cos 33014’tra ở bảng nào? Nêu cách tra? GV treo bảng phụ ghi mẫu 2 ( tr 79/ SGK) HS: Tra bảng VIII Số độ tra ở cột 13, số phút tra ở hàng cuối Hỏi: Hàng cuối không có 14’, ta làm thế nào? GV hướng dẫn sử dụng phần hiệu chính HS tự lấy VD khác và tra bảng HS làm VD3/ 77 (SGK) Hỏi: Muốn tìm tg 52018’ ta tra ở bảng mấy? Nêu cách tra ? GV treo bảng phụ ghi mẫu 3( tr 79/ SGK) HS:Tra bảng IX Tra số độ ở cột 1, số phút ở hàng 1 Phần nguyên được lấy theo phần nguyên của giá trị gần nhất trong bảng GV: cho HS làm ?1 / 80 (SGK) Hỏi: Nêu cách tra bảng để tìm cotg 47024’? HS:Nêu cách tra bảng và đọc kết quả HS khác nhận xét, bổ xung HS làm VD4 Hỏi: Muốn tìm cotg 80 32’ ta tra bảng nào? Vì sao? GV treo bảng phụ mẫu 4 / (SGK ) tr 80 .) Sử dụng bảng X: cột cuối, hàng cuối .)Lấy giá trị giao của hàng ghi 8030’ và cột ghi 2’ GV cho HS làm ?2/ 80 HS nêu cách tra bảng .) Sử dụng bảng X: cột đầu, dòng đầu .)Lấy giá trị giao của hàng 82010’ và cột 3’ GV yêu cầu HS đọc chú ý tr 80 SGK GV: ta còn có thể dùng máy tính bỏ túi để tìm TSLG của một góc nhọn cho trước. HS đọc bài đọc thêm (SGK)/ 81. (GV treo bảng phụ: hướng dẫn HS cách bấm máy) ? Dùng máy tính để tìm tỉ số lượng giác của các VD (Đã làm ở trên) .) Bảng VIII dùng để tìm giá trị sin và cos của các góc nhọn; đồng thời cũng dùng để tìm góc nhọn khi biết sin hoặc cos của nó. .) Bảng IX dùng để tìm các giá trị tg của các góc từ 00 đến 760 và cotg của các góc từ 140 đến 900 và ngược lại dùng để tìm góc nhọn khi biết tg hoặc cotg của nó .) Bảng X dùng để tìm các giá trị tg của các góc từ 760 đến 89059’ và cotg của các góc từ 10 đến 140 và ngược lại, dùng để tìm góc nhọn khi biết tg hoặc cotg của nó. * Nhận xét: ( SGK/ 78) II. Cách dùng bảng: 1.Tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước: a. Dùng bảng số: * Các bước: 3 bước (SGK) /78 * VD1: Tìm sin 46012’? sin 46012’ 0,7218 * VD2: Tìm cos 33014’? .) Ta có cos 33012’ 0,8368 mà cos 33012’ = cos (33012’ + 2’) .) Ta lại có cos 33014’ < cos 330 12’ nên giá trị cos 330 14’ được suy ra từ giá trị cos 33012’ bằng cách trừ đi phần hiệu chính tương ứng .) Tại giao của hàng ghi 330 và cột ghi 2’ (Phần hiệu chính) ta thấy số 3 Vậy cos 33014’ 0,8368- 0,0003 0,8365 * VD3: Tìm tg 52018’? tg 52018’ 1,2938 ?1/ 80 (SGK) Tìm cotg 47024’? Cotg 47024’ 1,9195 VD4: Tìm cotg 8032’ ? cotg 8032’ 6,665 ?2/ 80 (SGK). Tìm tg 82013’? tg 82013’ 7,316 * Chú ý: (SGK) / 80 b. Dùng máy tính bỏ túi: * Máy: CASO fx 220 hoặc fx 500A Fx- 500 MS * Cách bấm máy: SGK / 82 D. CỦNG CỐ: - Bảng lượng giác ( Cấu tạo và cách sử dụng) - Cách sử dụng máy tính để tìm TSLG của góc nhọn * HS làm bài tập: a. ( Bài tập tương tự bài 18/ SGK) Dùng bảng số ( Hoặc máy tính bỏ túi) tính: . Sin 70013’ = ? ĐS: 0,9410 Tg 43010’ = ? ĐS: 0,9380 . Cos 25010’= ? ĐS: 0,9051 Cotg 32015’= ? ĐS: 1,5848 b. So sánh: Sin 200 và sin 700 ? ĐS: Sin 200 < sin 700 ( Vì 200 < 700 ) Cotg 20 và Cotg 37040’? ĐS: Cotg 20 > Cotg 37040’ ( Vì 20 < 37040’) E. HDVN: - Ghi nhớ các công thức định nghĩa các TSLG của góc nhọn; định lí TSLG của cấc góc phụ nhau; kết quả bài 14 (SGK) - BTVN: 18; 20; 24; 25 (SGK) 28(SBT)

File đính kèm:

  • docTIET 8 - HINH 9.doc