I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức cợ bản chùa chương 1 : Hệ thức lượng trong tam giác vuông
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi để tính các TSLG hoặc số đo góc, kĩ năng vận dụng
các hệ thức giải các bài toán đơn giản và nâng cao.
3.Thái độ: Thấy được sự cần thiết của việc hệ thống hoá kiến thức, rèn tính cẩn thận, linh hoạt
II.CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học: Bảng tóm tắt kiến thức cần nhớ,bảng phụ,compa,êke, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân,nhóm
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh ôn tập : Làm các câu hỏi và bài tập trong ôn tập chương I.
- Dụng cụ học tập: Bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, MTBT.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học khối 9 - Tiết 17, 18 - Trường THCS Mỹ Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :13.10.2012
Tiết 17:
ÔN TẬP CHƯƠNG I (T1)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức cợ bản chùa chương 1 : Hệ thức lượng trong tam giác vuông
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi để tính các TSLG hoặc số đo góc, kĩ năng vận dụng
các hệ thức giải các bài toán đơn giản và nâng cao.
3.Thái độ: Thấy được sự cần thiết của việc hệ thống hoá kiến thức, rèn tính cẩn thận, linh hoạt
II.CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học: Bảng tóm tắt kiến thức cần nhớ,bảng phụ,compa,êke, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân,nhóm
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh ôn tập : Làm các câu hỏi và bài tập trong ôn tập chương I.
- Dụng cụ học tập: Bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, MTBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp:(1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp. - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2.Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra trong quá trình ôn tập)
3.Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’) Tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống các kiến thức của chương 1
b) Tiến trình bài dạy :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 5 phút vẽ bản đồ tư duy theo chủ đề : HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng thuyết trình bản dồ tư duy
- Nhận xét , đánh giá và treo bản đồ tư duy đã chuẩn bị và uốn nắn ( phụ lục bản đồ tư duy kèm theo kèm theo)
- Vận dụng các đơn vị kiến thức trên ta giải một số bài tập liên quan.
- Thảo luân nhóm vẽ bản đồ tư duy theo chủ đề : HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
- HS đại diện nhóm lên bảng trình bày
A. Kiến thức cơ bản cần nhớ
Tóm tắt các kiến thức cần nhớ SGK trang
8’
Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm.
Bài 1 (Bài 33.SGK)
- Treo bảng phụ nêu bài tập 33 SGK
- Gọi HS chọn câu trả lời đúng và giải thích
Bài 2 (Bài 34.SGK)
- Treo bảng phụ nêu bài tập 34 SGK
- Gọi HS chọn câu trả lời đúng và giải thích
Bài 3
Cho tam giác MNP, = 900 có MH là đường cao, cạnh
MN = , = 600. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. = 300 ; MP = 1
B. = 300 ; MH =
C. NP = 1; MH =
D. NP = 1; MH =
- Cần tính các yếu tố nào có thể chọn được kết quả?
- Chọn kết quả đúng.
- HS trả lời miệng.
- 1 HS lên bảng vẽ hình.
- Tính MP , NP , MH và loại dần.
Bài 1 (Bài 33.SGK)
a) C. ; b) D. ; c) C.
Bài 2 (Bài 34.SGK)
a) C.
b) C.cos=
Bài 3:
= 300 ; MP = ;
MH = ; NP = 1.
Vậy B đúng.
22’
Hoạt động 3: Bài tập tự luận
Bài 4 (Bài 35SGK )
- Gọi HS đọc đề bài 35 SGK
và lên bảng vẽ hình
- Vói là tỉ số lượng giác nào góc ?
- Từ đó tính góc và bằng máy tính bỏ túi như thế nào ?
Bài 5 (Bài 37 SGK )
- Gọi HS đọc đề bài
- Treo bảng phụ.đưa hình vẽ lên
- Nêu cách chứng minh tam giác vuông?
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày.
- Để tính số đo một góc , độ dài một cạnh ta làm thế nào ?
- Ta xét tam giác nào ?
- Dùng TSLG nào để tính ? Vì sao ?
- Hãy cho biết cách tìm góc C ?
- Dùng hệ thức nào để tính AH ? Vì sao ?
- MBC và ABC có yếu tố nào chung ? Vậy đường cao ứng với cạnh BC của hai tam giác này như thế nào? Điểm M nằm trên đường nào?
- Vẽ thêm hai đường thẳng song song vào hình vẽ
Bài 2 ( Bài 80 aSBT.tr 102)
Hãy tính sin và tg, nếu cos=
- Hệ thức nào liên hệ giữa sin và cos? Từ đó hãy tính sin và tg.
Bài 3 ( Bài 81 SBT.tr 102)
a) 1 -
b)
c)
d)
e)sin4+cos4+2sin2.cos2
f)
g)
h)
- Treo bảng phụ nêu bài 81SBT và yêu cầu hoạt động nhóm 5’
- Nửa lớp làm các câu a, b, c, d.
- Nửa lớp làm bốn câu còn lại
- Yêu cầu đại diện 2 nhóm lần lượt lên trình bày.
- Nhận xét, giải thích , bổ sung
- HS đọc to rõ đề bài lên bảng vẽ hình .
chính là tg.
- HS nêu cách bấm máy tính bỏ túi để tính góc và
- Đọc đề và quan sát hình vẽ.
- Dựa vào định lí Pitago đảo.
- HS.TBY lên bảng trình bày
- Ta thường xét trong một tam giác vuông cụ thể có chứa góc hay cạnh cần tính đã biết được hai yếu tố
- Xét vuông ABC
- Cả 4 TSLG đều được vì tam giác ABC đã biết cả 3 cạnh.
- Góc B và góc C phụ nhau.
- Vì tam giác ABC vuông có AH là đường cao , đã biết 2 cạnh góc vuông và cạnh huyền nên ta dùng hệ thức 3.
- Hai tam giác này có cạnh BC chung nên muốn diện tích của chúng bằng nhau thì đường cao ứng với cạnh BC phải bằng nhau => M nằm trên
- Từ hệ thức: sin2+cos2=1
sin
tg=sin:cos
- Hoạt động theo nhóm trong 5’theo yêu cầu
- Đại diện hai nhóm lên trình bày bài giải.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa .
Bài 4 (Bài 35SGK )
tg = = => 560
( Hai góc phụ nhau)
Bài 5 (Bài 37 SGK )
a)Chứng minh ABC vuông ;
Tính , , đường cao AH:
+ Tacó AB2 + AC2 = 62 + 4,52
= 56,25 = 7,52 = BC2
Suy ra AB2 + AC2 = BC2
Vậy ABC vuông tại A.
+ Ta có tgB = = 0,75
=> 370 => 530
+ Ta có BC.AH = AB.AC
c
b) Tìm vị trí điểm M để diện tích MBC và ABC bằng nhau :
MBC và ABC có cạnh BC chung và có diện tích bằng nhau => đường cao ứng với cạnh BC của hai tam giác này phải bằng nhau.
Điểm M phải cách BC một khoảng bằng AH. Do đó M phải nằm trên 2 đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng AH.
Bài 2 ( Bài 80 aSBT.tr 102)
Vì sin2 + cos2 = 1
=> sin2 = 1 – cos2
= 1 – ( 5/13)2 = 144/169 => sin = 12/13
=> tg
Bài 3 ( Bài 81 SBT.tr 102)
a) 1 - = cos2
b) = sin2
c) = 2
d) = sin3
e) sin4+cos4+2sin2.cos2
= 1
f) = sin2
g) = 1
h)
= sin2
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(3’)
- Ra bài tập về nhà:
+ Làm các bài tập 38, 39, 40 SGK tr.95 , bài 82 , 83 , 84 , 85 SBT. Tr.102, 103.
+ HD : Bài 39 SGK. Có 2 cách tính khoảng cách giữa 2 cọc CD:
- C1: tính trực tiếp dựa vào tam giác vuông DBC, muốn vậy phải tính BC hoặc BD.
- C2: Tính CD = CE – ED.
Bài 40 SGK làm giống như bài tập thực hành xác định chiều cao.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Ôn tập các kiến thức : bảng “Tóm tắt các kiến thức cần nhớ” của chương I.
+ Chuẩn bị thước ,máy tính bỏ túi
+ Tiết sau tiếp tục ôn tập chương
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
BẢNG ĐỒ TƯ DUY ÔN TẬP CHƯƠNG I
Ngày soạn:15.10.2012
Tiết 18
ÔN TẬP CHƯƠNG I. (T2)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng dựng góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của nó, giải tam giác vuông
và tính chiều cao, chiều rộng của vật thể trong thực tế
3. Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong tính toán
II.CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
- Phương án tổ chức lớp học: Ôn luyện + Hợp tác trong nhóm.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh ôn tập : Trả lời câu hỏi 3 và làm các bài tập trong ôn tập chương I
- Dụng cụ học tập: Thước kẻ, compa, êke, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp:(1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp. - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2.Kiểm tra bài cũ : (8’).
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
Cho hình vẽ sau :
Hãy điền vào chỗ trống ... để có kết quả đúng
b = a. ...... c = a. .......
b = ... .cosC c = ... .cos...
b = c. ...... c = ... .tg...
b = ... .cotgC c = ... .cotg...
b = a.sinB c = a.sinC
b = a.cosC c = a.cosB
b = c.tgB c = b.tgC
b = c.cotgC c = b.cotgB.
2.5
2.5
2.5
2.5
Chữa bài tập 40 SGK .tr 95 .
Ta có : AB = DE = 30m . Trong tam giác vuông ABC ta có :
AC = AB.tgB = 30.tg350 30.0,7 21 ( m) AD = BE = 1,7m.
Vậy chiều cao của cây là: CD = CA + AD 21 + 1.7 22,7 ( m )
5
5
3. Giảng bài mới :
a) Giới thiệu bài:(1’) Trong tiết học hôm nay ta tiếp tục hệ thống hoá các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông, cách giải tam giác vuông và điều kiện để giải tam giác vuông.
b) Tiến trình bài dạy
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
- Từ kiểm tra bài cũ , hệ thống các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
- Khi giải tam giác vuông cần biết mấy yếu tố về cạnh và góc?
-Trường hợp nào không giải được tam giác vuông?
Biết một góc nhọn và một cạnh góc vuông.
Biết 2 góc nhọn.
Biết 1 góc nhọn và cạnh huyền
4. Biết canh huyền và 1 cạnh góc vuông
- Xem bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ mục 4SGK
- Khi giải tam giác vuông cần biết hai yếu tố là : hai cạnh hoặc một cạnh và một góc. Trong đó phải có ít nhất 1 cạnh.
- Trường hợp : biết 2 góc nhọn thì không thể giải tam giác vuông được.
1.Kiến thức cơ bản cần nhớ:
b = a.sinB c = a.sinC
b = a.cosC c = a.cosB
b = c.tgB c = b.tgC
b = c.cotgC c = b.cotgB.
+ Để giải một tam giác vuông cần : Biết hai cạnh hoặc một cạnh và một góc nhọn của tam giác vuông đó
7’
Hoạt động 2: Dạng bài tập cơ bản
Bài 1 (Bài 38 SGK. tr 95)
- Treo bảng phụ đưa đề và hình vẽ lên bảng
- Hãy nêu cách tính AB
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày ,cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét , đánh giá , bổ sung
- Đọc đề , quan sát hình vẽ.
- HS. TB nêu cách tính
- HS.TBY lên bảng trình bày ,cả lớp làm bài vào vở
Bài 1 (Bài 38 SGK. tr 95)
Xét tam giác IKB vuông tại I
Ta có : IB = IK.tg()
= IK.tg65
Xét tam giác IKA vuông tại I
Ta có : IA = IK.tg50
AB = IB – IA
= IK (tg65- tg50)
362 (m)
20’
Hoạt động 3: Dạng bài tập tổng hợp và nâng cao
Bài 2 (Bài 97 SB Ttr.105)
- Nêu đề bài 97 SBT đến câu a
Cho tam giác ABC vuông ở A, = 300 , BC = 10cm
a) Tính AB, AC.
- Gọi HS đọc đề và lên bảng vẽ hình câu a.
- Yêu cầu HS nêu cách tính AB, AC ?
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Nêu tiếp câu b bài 97 SBT
b)Từ A kẽ AM,AN lần lượt vuông góc với các đường phân giác trong và ngoài của góc B.Chứng minh MN//BC và MN = AB
- Hướng dẫn :
+ Vẽ hình câu b: Từ A kẻ AM, AN lần lượt vuông góc với các đường phân giác trong và ngoài của góc B
+ Tìm tòi cách chứng minh MN//BC và MN = AB.
- Chứng minh MAB và ABC đồng dạng ta cần chứng minh điều gì ?
- Tìm tỉ số đồng dạng.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm câu b) , c)
Bài 3 (Bài 83 SB Ttr.102)
. Hãy tìm độ dài cạnh đáy của một tam giác cân, nếu đường cao kẻ xuống đáy có độ dài là 5 và đường cao kẻ xuống canh bên có độ dài là 6.
- Gọi HS đọc đề bài tập 83 SBT
- Yêu cầu HS vê hình , suy nghĩ tìm hướng giải
- Gợi ý : Hãy tìm sự liên hệ giữa cạch BC và AC, từ đó tính HC theo AC.
- Có thể HS chưa tìm ra , gợi ý tiếp : Ta có AH.BC = BK.AC
= 2.SABC
Hay 5.BC = 6.AC
- HS đọc đề và lên bảng vẽ hình câu a.
- Dựa vào tam giác vuông ABC ta có :
+ AB = BC.sin30
+ AC = BC.cos30
- HS.BY lên bảng trình bày
- HS.Khá nêu cách chứng minh : MN // BC
vì (so le trong )
và MN = AB vì là đường chéo của hình chữ nhật AMBN.
- Ta cần chứng minh 2 tam giác có 2 cặp góc bằngnhau.
-Tỉ số đồng dạng là .k =
- HS hoạt động nhóm.
- Một HS đọc to, rõ đề cả
lớp vẽ hình suy nghĩ tìm
hướng giải vài phút
- Theo dõi hướng dẫn và phân tích bài toán. tìm tòi cách giải:
Bài 2 (Bài 97 SB Ttr.105)
a) Tính AB, AC.
Trong tam giác vuông ABC
AB = BC.sin30= 10.0,5
= 5 (cm)
AC = BC.cos30
= 10.(cm)
b)MN//BC và MN = AB
Xét tứ giác AMBN có : = 900
AMBN là hình chữ nhật
( tính chất hcn)
MN // BC và MN = AB
c) Tam giác MAB và ABC có
= Â = 900 ; = 300
~ (g-g)
k =
Bài 2 (Bài 83 SB Ttr.102)
Ta có : 2SABC = AH.BC
= BK.AC
BC = 1,2AC
HC = 0,5BC = 0,6AC
Xét tam giác vuông AHC có :
AC2 – HC2 = AH2 ( Pi-ta-go)
AC2 – ( 0,6AC)2 = 52
AC = 5: 0,8 = 6,25
BC = 1,2AC = 1,2.6,25 = 7,5
Vậy BC = 7,5 ( đvđd )
3’
Hoạt động 4: Củng cố
- Gọi HS nhắc lại các kiến thức trong bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ.
- Vài HS nhắc lại các kiến thức và các chú ý khi vận dụng trong giải toán.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’)
- Ra bài tập về nhà:
- Làm các bài tập 41, 42 trang 96 SGK, 85, 88, 90 trang 103, 104 SBT.
- Chuẩn bị bài mới:
+ Ôn tập các kiến thức đã học của chương I
+ Chuẩn bị thước eke, máy tính cầm tay.
+ Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tuan 9 HINH 9 1213 BON COT.doc