I.MỤC TIÊU :
HS nắm được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn; nắm được 2 định lí về đường kính vuônggóc với dây và đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua tâm.
Biết vận dụng các định lí trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính vuông góc với dây.
II.CHUẨN BỊ : GV: bảng phụ đưòng tròn tâm O.
HS : Xem trước bài học này ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học khối 9 - Tiết 22 - Bài 2: Đường tròn và dây của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 2:
Đường Tròn và Dây Của Đường Tròn
I.MỤC TIÊU :
@ HS nắm được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn; nắm được 2 định lí về đường kính vuônggóc với dây và đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua tâm.
@ Biết vận dụng các định lí trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính vuông góc với dây.
II.CHUẨN BỊ : Ä GV: bảng phụ đưòng tròn tâm O.
Ä HS : Xem trước bài học này ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Kiểm tra :
Bài mới :
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* Xét bài toán trong SGK:
+ Nếu dây AB là đường kính thì AB và 2R ntn?
+ Trường hợp dây AB không đi qua tâm O, hãy so sánh AB với tổng OA + OB?
* Qua bài toán trên ta thấy : Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là dây nào?
+ 1 hs đọc đề bài toán.
+ AB = 2R
+ AB < OA + OB
=> AB < 2R
+ Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
1) So sánh độ dài của đường kính và dây:
* Định lí 1:
Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
+ Hãy xem sách giáo khoa để biết được: trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua đâu của đoạn thẳng?
à GV hướng dẫn hs chứng minh định lí2.
+ Nếu CD là đường kính thì AB có đi qua trung điểm của CD ?
+ Trường hợp CD không phải là đường kính, ta chứng minh IC = ID.
+ Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây đó.
+ Nếu CD là đường kính thì hiển nhiên AB đi qua trung điểm của CD.
+ Gọi hs chưntgs minh.
2) Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây:
* Định lí 2:
Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây đó.
Chứng minh
Giả sử đường tròn tâm O đường kính AB vuông góc với dây CD tại I .
Trường hợp CD là đường kính thì hiển nhiên AB đi qua trung điểm của CD.
Trường hợp CD không là đường kính thì:
2 tam giác vuông OIC và OID bằng nhau
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
* GV giới thiệu định lí 3 / SGK.
* Bài tập ?1 / SGK
+ HS đọc SGK định lí 3
* Bài tập ?2 / SGK
(trường hợp cạnh huyền và một cạnh góc vuông) => IC = ID, tức là: AB đi qua trung điểm của dây CD.
* Định lí 3:
Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
Củng cố :
Ä Nhắc lại 3 định lí vừa học.
Hướng dẫn HS học ở nhà:
ð Học thuộc lòng 3 định lí vừa học.
ð BTVN : 10 , 11 / SGK
File đính kèm:
- Giao an HH 9 3 cot T 22.doc