I- Mục tiêu:
- HS nắm vững, củng cố các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, qui tắc nhân đa thức với đa thức.
- Biết cách nhân 2 đa thức một biến dã sắp xếp cùng chiều
- HS thực hiện đúng phép nhân đa thức, rèn kỹ năng tính toán, trình bày, tránh nhầm dấu, tìm ngay kết quả.
- Rèn tư duy sáng tạo, ham học & tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ
+ Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, giải quyết vấn đề
+ HS: Bài tập về nhà. Ôn nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 8 - Trường THCS xã Hiệp Tùng - Tuần 2 - Tiết 3, 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Tiết : 03
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- HS nắm vững, củng cố các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, qui tắc nhân đa thức với đa thức.
- Biết cách nhân 2 đa thức một biến dã sắp xếp cùng chiều
- HS thực hiện đúng phép nhân đa thức, rèn kỹ năng tính toán, trình bày, tránh nhầm dấu, tìm ngay kết quả.
- Rèn tư duy sáng tạo, ham học & tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ
+ Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, giải quyết vấn đề
+ HS: Bài tập về nhà. Ôn nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
III. tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’) GV kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra: (6’)
Giáo viên
Học sinh
- Áp dụng qui tắc nhân đa thức với đa thức hãy giải bài tập 10 – SGK
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp cùng thực hiện
- GV nhận xét.
Bài tập 10 – SGK
Thực hiện phép tính
a/ (x2 – 2x + 3)(x – 5)
= x3 – 6x2 + x – 15
b/ (x2 – 2xy +y2)(x – y)
= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
3. Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 (10 p)
Làm tính nhân
a) (x2y2 - xy + 2y ) (x - 2y)
b) (x2 - xy + y2 ) (x + y)
GV: cho 2 HS lên bảng chữa bài tập & HS khác nhận xét kết quả
- GV: chốt lại: Ta có thể nhân nhẩm & cho kết quả trực tiếp vào tổng khi nhân mỗi hạng tử của đa thức thứ nhất với từng số hạng của đa thức thứ 2 ( không cần các phép tính trung gian)
+ Ta có thể đổi chỗ (giao hoán ) 2 đa thức trong tích & thực hiện phép nhân.
- GV: Em hãy nhận xét về dấu của 2 đơn thức ?
GV: kết quả tích của 2 đa thức được viết dưới dạng như thế nào ?
1) Chữa bài 8 (sgk)
a) (x2y2 - xy + 2y ) (x - 2y)
= x3y- 2x2y3-x2y + xy2+2yx - 4y2
b)(x2 - xy + y2 ) (x + y)
= (x + y) (x2 - xy + y2 )
= x3- x2y + x2y + xy2 - xy2 + y3
= x3 + y3
* Chú ý 2:
+ Nhân 2 đơn thức trái dấu tích mang dấu âm (-)
+ Nhân 2 đơn thức cùng dấu tích mang dấu dương
+ Khi viết kết quả tích 2 đa thức dưới dạng tổng phải thu gọn các hạng tử đồng dạng ( Kết quả được viết gọn nhất).
Hoạt động 2 (9ph)
-GV: Cho HS lên bảng chữa bài tập
- HS làm bài tập 12 theo nhóm
- GV: tính giá trị biểu thức có nghĩa ta làm việc gì
+ Tính giá trị biểu thức :
A = (x2 - 5) (x + 3) + (x + 4) (x - x2)
- GV: để làm nhanh ta có thể làm như thế nào ?
- Gv chốt lại :
+ Thực hiện phép rút gọm biểu thức.
+ Tính giá trị biểu thức ứng với mỗi giá trị đã cho của x.
2) Chữa bài 12 (sgk)
- HS làm bài tập 12 theo nhóm
Tính giá trị biểu thức :
A = (x2- 5)(x + 3) + (x + 4)(x - x2)
= x3+3x2- 5x- 15 +x2 -x3 + 4x - 4x2
= - x - 15
thay giá trị đã cho của biến vào để tính ta có:
a) Khi x = 0 thì A = -0 - 15 = - 15
b) Khi x = 15 thì A = -15-15 = -30
c) Khi x = - 15 thì A = 15 -15 = 0
d) Khi x = 0,15 thì A = - 0,15-15
= - 15,15
Hoạt động 3 (5 ph)
- GV: hướng dẫn
+ Thực hiện rút gọn vế trái
+ Tìm x
+ Lưu ý cách trình bày.
- GV: Qua bài 12 &13 ta thấy:
+ Đối với BTĐS 1 biến nếu cho trước giá trị biến ta có thể tính được giá trị biểu thức đó .
+ Nếu cho trước giá trị biểu thức ta có thể tính được giá trị biến số.
3) Chữa bài 13 (sgk)
Tìm x biết:
(12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x) = 81
(48x2 - 12x - 20x +5) ( 3x + 48x2 - 7 + 112x = 81
83x - 2 = 81
83x = 83 x = 1
Hoạt động 4 ( 7 ph)
- GV: Cho các nhóm giải bài 14
- GV: Trong tập hợp số tự nhiên số chẵn được viết dưới dạng tổng quát như thế nào ? 3 số liên tiếp được viết như thế nào ?
4) Chữa bài 14
+ Gọi số nhỏ nhất là: 2n
+ Thì số tiếp theo là: 2n + 2
+ Thì số thứ 3 là : 2n + 4
Khi đó ta có:
2n (2n +2) =(2n +2) (2n +4) - 192
n = 23
2n = 46
2n +2 = 48
2n +4 = 50
4. Củng cố: (5’)
- GV: Muốn chứng minh giá trị của một biểu thức nào đó không phụ thuộc giá trị của biến ta phải làm như thế nào ?
- Qua luyện tập ta đã áp dụng kiến thức nhân đơn thức & đa thức với đa thức đã có các dạng biểu thức nào ?
5. Hướng dẫn về nhà. (2’)
+ Làm các bài 11 & 15 (sgk) .
+ HD: Đưa về dạng tích có thừa số là số 2.
IV/ Rút kinh nghiệm :
***********************************************
Tuần: 02
Tiết : 04
NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I . Mục tiêu:
- Học sinh hiểu và nhớ thuộc lòng tất cả bằng công thức và phát biểu thành lời về bình phương của tổng bình phương của 1 hiệu và hiệu 2 bình phương.
- Học sinh biết áp dụng công thức để tính nhẩm tính nhanh một cách hợp lý giá trị của biểu thức đại số
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, thông minh và cẩn thận
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, đồ dùng dạy học.
Phương pháp: Vấn đáp đan xem thảo luận nhóm
HS: dụng cụ học tập , bài tập về nhà
III Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức: (1’) GV kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra: (6’)
Giáo viên
Học sinh
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức
- Bài tập 15 SGK : Làm tính nhân :
a/ (x + y) (x + y) ;
b/ (x – y) (x – y)
- GV nhận xét và cho điểm
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức (SGK – 7)
- Bài tập 15
a/ (x + y) (x + y) = x2 + xy + y2
b/ (x – y) (x – y) = x2 – xy + y2
3. Bài mới: (36’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Bình phương của một tổng (12 ')
- GV yêu cầu HS làm [?1]
- Một HS lên bảng thực hiện
Với a,b là những số bất kỳ, hãy tính : (a+b)2
- GV gợi ý HS viết lũy thừa dưới dạng tích rồi tính.
- GV : Với a > 0 ; b > 0 công thức nay được minh họa bởi diện tích các hình vuông và hình chữ nhật trong hình 1.
- GV treo bảng phụ và giải thích : Diện tích hình vuông lớn là (a + b)2 bằng tổng diện tích của hai hình vuông nhỏ (a2 và b2) và hai hình chữ nhật (2.ab)
GV giới thiệu HĐT bình phương của một tổng.
1. Bình phương của một tổng:
[?1]
(a + b)(a + b) = a2 + 2ab + b2
(a + b)2 = (a + b)(a + b)
= a2 + 2ab + b2
Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:
( A + B )2 = A2 + 2AB + B2 (1)
- GV yêu cầu HS thực hiện ?2
- HS phát biểu.
- GV Cho HS hoạt động nhóm làm các bài tập phần áp dụng
a/ Tính (a + 1)2 .
b/ Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng .
c/ Tính nhanh : 512, 3012 .
Áp dụng:
a/ (a + 1)2 = a2 + 2a + 1
b/ x2 + 4x + 4 = (x + 2)2
c/ 512 = (50 + 1)2 = 2601
3012 = ( 300 + 1) = 90601
Hoạt động 2 : Bình phương của một hiệu (12')
- GV yêu cầu HS tình (a – b)2 theo hai cách
Cách 1 : (a – b)2 = (a – b)(a – b)
Cách 2 : (a – b)2 = [a + (– b )]2
+ Nửa lớp làm cách 1
+ Nửa lớp làm cách 2
- HS làm bài tại chỗ, sau đó hai HS lên trình bày .
- GV ta có kết quả :
(a – b)2 = a2 – 2ab + b2
- GV tương tự kết quả trên giới thiệu HĐT bình phương một hiệu
2. Bình phương của một hiệu:
Cách 1 :
(a – b)2 = (a – b)(a – b)
= a2 – ab – ab + b2 = a2 – 2ab + b2
Cách 2 :
(a – b)2 = [a + (– b )]2
= a2 + 2a(– b)+ (– b)2 = a2 – 2ab + b2
Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:
( A – B )2 = A2 – 2AB + B2 (2)
- GV yêu cầu HS thực hiện ?4 – SGK
- HS phát biểu
- GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bài tập áp dụng vào bảng nhóm
- HS hoạt động nhóm.
a/ (x - y)2
b/ (2x - 3y)2
c/ Tính nhanh 992
Áp dụng:
a/ (x – y)2 = x2 – xy + y2
b/ (2x – 3y)2 = 4x2 – 12xy + 9y2
c/ 992 = (100 – 1)2 = 9801
Hoạt động 3 : Hiệu hai bình phương ( 12')
- GV yêu cầu HS thực hiện ?5
- Một HS lên bảng làm
- GV từ kết quả trên ta có :
a2 – b2 = (a + b)(a – b)
- GV tổng quát.
3. Hiệu hai bình phương:
(a + b)(a – b) = a2 – ab + ab – b2
= a2 – b2
Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có : A2 – B2 = (A + B)(A – B) (3)
- GV : Phát biể thành lời hằng đẳng thức đó
- HS phát biểu
- GV lưu ý HS phân biệt bình phương một hiệu (A – B)2 với hiệu hai bình phương A2 – B2
Áp dụng tính :
a) (x + 1)(x – 1)
Ta có tích sẽ bằng gì ?
b) (x – 2y)(x + 2y)
c) Tính nhanh : 56.64
- GV yêu cầu HS trả lời [?7]
- HS trả lời miệng
Đức, Thọ viết đúng
- GV nhấn mạnh : bình phương hai đa thức đối nhau thì bằng nhau.
Áp dụng:
a) (x + 1)(x – 1) = x2 – 12 = x2 – 1
b) (x – 2y)(x + 2y) = x2 – (2y)2
= x2 – 4y2
c) 56.64 = (60 – 4)(60 + 4)
= 602 – 42 = 3600 – 16 = 3584
[?7]
x2 – 10x + 25 = 25 – 10x + x2
Þ (x – 5)2 = (5 – x)2
Sơn rút ra được hằng đẳng thức
(A – B)2 = (B – A)2
4. Cñng cè: GV cñng cè tõng phÇn
5. Híng dÉn vÒ nhµ. (2’) Lµm c¸c bµi tËp: 16, 17, 18 sgk. Tõ c¸c H§T h·y diÔn t¶ b»ng lêi. ViÕt c¸c H§T theo chiÒu xu«i & chiÒu ngîc, cã thÓ thay c¸c ch÷ a,b b»ng c¸c ch÷ A,B, X, Y
IV/ Rút kinh nghiệm :
Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013
P. HT
Phan Thị Thu Lan
File đính kèm:
- TUẦN 2.doc