A.MỤC TIÊU:
- HS nắm được định nghĩa đường tròn, cách xác định đường, tính chất đối xứng của đường tròn.
- Rèn kỹ năng chứng minh điểm thuộc đường tròn, vẽ đường tròn qua 3 điểm, xác định tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, hình thành và củng cố óc thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Thước, compa.
HS: Vở, SGK, compa, thước.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn. tính chất đối xứng của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/10/2011 Tiết CT: 20
MÔN HÌNH HỌC LỚP 9 GVBM: Trần Văn Diễm
BÀI 1: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
A.MỤC TIÊU:
HS nắm được định nghĩa đường tròn, cách xác định đường, tính chất đối xứng của đường tròn.
Rèn kỹ năng chứng minh điểm thuộc đường tròn, vẽ đường tròn qua 3 điểm, xác định tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn.
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, hình thành và củng cố óc thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Thước, compa.
HS: Vở, SGK, compa, thước.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Em hãy vẽ một đường tròn theo cách của mình. Em có thể chỉ ra tâm và bán kính được không? 3’
III. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
1. Nhắc lại về đường tròn:
GV: Vẽ đường tròn (O;R) lên bảng.
Þ Dẫn HS đến định nghĩa đường tròn.
GV: Cho HS nắm ký hiệu đường tròn.
GV: Em có nhận xét gì về vị trí điểm M trong các trường hợp.
OM R.
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bàn ?1SGK.
Gợi ý: So sánh OK với R; OH với R Þ So sánh OK và OH Þ so sánh góc K và góc H?
1. Nhắc lại về đường tròn:
O
R
M
HS: Quan sát hình vẽ của GV và tự vẽ vào vở.
Þ Rút ra định nghĩa.
Nắm được ký hiệu: (O;R) hoặc (O).
OM < R Þ M nằm trong (O;R).
O
K
H
OM = R Þ M Ỵ (O;R).
OM > R Þ M nằm ngoài (O; R).
HS: Thảo luận ?1SGK
K nằm trong (O;R) Þ OK < R.
H nằm ngoài (O; R) Þ OH > R.
Þ OK < OH theo định lý về góc và
cạnh đối diện trong tam giác ta có góc K lớn hơn góc H.
GV: Gọi 3 đại diện của 3 bàn lên trình bày. Cho các HS khác nhận xét, sửa chữa.
12’
2. Các xác định một đường tròn.
GV: Theo em thì đường tròn được xác định khi nào?
GV: Yêu cầu HS làm ?2 SGK
Gợi ý: Vẽ trung trực d của AB. Lấy O Ỵ d vẽ (O; OA).
Þ Có bao nhiêu đường tròn đi qua hai điểm A và B? Tâm của nó nằm ở đâu?
GV: Yêu cầu HS làm ?3 SGK.
Gợi ý: Giả sử O là tâm của đường tròn qua 3 điểm không thẳng hàng A, B, C. vậy O nằm ở đâu?
GV: Tam giác ABC được gọi là tam giác nội tiếp đường tròn (đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC).
GV: Theo em qua 3 điểm thẳng hàng có thể có một đường tròn nào không? Vì sao?
2. Các xác định một đường tròn.
HS: Thực hiện ?2SGK.
Có vô số đường tròn đi qua hai điểm A và B; Tâm của chúng nằm trên đường trung trực của AB.
HS: Đường tròn được xác định khi biết tâm và bán kính, hoặc biết đường kính của nó.
HS Thực hiện ?3SGK.
Giả sử O là tâm của đường tròn qua 3 điểm không thẳng hàng A, B, C.
(O) qua A và C vậy O Ỵ trung trực của AB.
(O) qua A và B vậy O Ỵ trung trực của AB Þ O là giao của 3 đường trung trực.
HS: Qua 3 điểm thẳng hàng không thể có một đường tròn nào. Vì nếu A, B, C thẳng hàng thì hai đường trung trực của AB, BC song song Þ không tồn tại tâm O.
15’
3. Tâm đối xứng:
GV: Yêu cầu HS làm ?4SGK
O
A
A’
3. Tâm đối xứng:
HS: Thực hiện ?4SGK.
Þ Tâm của đường tròn là tâm đối xứng
của đường tròn đó.
5’
4. Trục đối xứng:
GV: Yêu cầu HS thảo luận ?5SGK
Þ Đường tròn có trục đối xứng hay không? Nếu có thì có mấy trục đối xứng?
4. Trục đối xứng:
HS: Thảo luận theo bàn ?5SGK
Þ Đường kính là trục đối xứng của
đường tròn.
Đường tròn có vô số trục đối xứng.
5’
IV. CỦNG CỐ:
Định nghĩa đường tròn.
Các cách xác định đường tròn: (Chú ý: đường tròn qua 3 điểm thẳng hàng có tâm là giao của 3 đường trung trực).
Tính chất đối xứng của đường tròn: (Tâm đối xứng, trục đối xứng). 5’
V: VỀ NHÀ: Học kỹ bài, chuẩn bị luyện tập
File đính kèm:
- 20.doc