I/. Mục tiu cần đạt:
Qua bi ny học sinh cần:
· Nắm được cc tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau; nắm được thế no l đường trịn nội tiếp tam gic, tam gic ngoại tiếp đường trịn; hiểu được đường trịn bng tiếp tam gic.
· Biết vẽ đường trịn nội tiếp một tam gic cho trước. Biết vận dụng cc tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau vo cc bi tập về tính tốn v chứng minh.
· Biết cch tìm tm của mơt vật hình trịn bằng “thước phn gic”.
II/. Phương tiện dạy học
· Thước, compa, -ke.
· Bảng phụ, phấn mu, thước, compa, -ke.
III/.Phưong php dạy: Đặt vấn đề v giải quyết vấn đề
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 30: Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15
TIẾT: 30
TÍNH CHẤT HAI TIẾP TUYẾN Ngày dạy:
CẮT NHAU
I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này học sinh cần:
Nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau; nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn; hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác.
Biết vẽ đường tròn nội tiếp một tam giác cho trước. Biết vận dụng các tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau váo các bài tập về tính toán và chứng minh.
Biết cách tìm tâm của môt vật hình tròn bằng “thước phân giác”.
II/. Phương tiện dạy học
Thước, compa, ê-ke..
Bảng phụ, phấn màu, thước, compa, ê-ke.
III/.Phưong pháp dạy: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
IV/.Tiến trình hoạt động trên lớp:
1) Ổn định:
2)Kiểm tra bài cũ:
Hãy phát biểu dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Vẽ hình minh họa.
3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG HS CẦN GHI
HĐ1: Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau:
-Yêu cầu học sinh làm ?1.
-Từ kết quả của ?1, hãy nêu tính chất của hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại A.
-Yêu cầu học sinh làm ?2.
HĐ2: Đường tròn nội tiếp tam giác:
-Yêu cầu học sinh làm ?3.
àGiáo viên giới thiệu đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn.
-Cho DABC, hãy nêu cách xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác.
HĐ3: Đường tròn bàng tiếp tam giác:
-Yêu cầu học sinh làm ?4.
(tiến trình hoạt động như HĐ2).
?1:DAOB và DAOC có:
OB=OC (bán kính)
OA là cạnh chung.
ABO=ACO=900.
DAOB=DAOC (ch-gn).
=>AB=AC; OAB=OAC, AOB=AOC.
-Trả lời:
A cách đều hai tiếp điểm Bvà C.
Tia AO là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến AB, AC.
Tia OA là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính OB và OC.
?2:
Đặt miếng gỗ hình tròn tiếp xúc với hai cạnh của thước. Kẻ theo “tia phân giác của thước”, ta vẽ được một đường kính của hình tròn. Xoay miếng gỗ rồi tiếp tục làm như trên, ta vẽ được đường kính thứ hai. Giao điểm hai đường kính vừa vẽ là tâm của miếng gỗ tròn.
?3:
I thuộc tia phân giác của góc B nên ID=IF.
I thuộc tia phân giác của góc C nên ID=IE.
=>ID=IE=IF.
=>D, E, F nằm trên cùng một đường tròn (I; ID).
-Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm các đường phân giác các góc của tam giác.
1/.Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau:
Định lí:
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:
-Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
-Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
-Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bới hai bán kính đi qua các tiếp điểm.
2/.Đường tròn nội tiếp tam giác:
Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, còn tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.
Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm các đường phân giác các góc của tam giác.
3/. Đường tròn bàng tiếp tam giác:
Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.
Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C, hoặc là giao điểm của đường phân giác A và đường phân giác tại góc ngoài tại B (hoặc C).
4) Củng cố:
Từng phần.
Các bài tập 26, 27, 28 trang 115, 116.
5) Hướng dẫn học tập ở nhà:
Học thuộc các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau; nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn; hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác.
Làm bài tập 29, 30, 31à trang 116.
V/.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T30.doc