I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này học sinh cần:
· Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất của hai đường tròn cắt nhau (hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm).
· Biết vận dụng tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
· Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán.
II/Phương tiện dạy học
· Ôn tập định lí sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn. thước, compa.
· Bảng phụ, phấn màu, thước, compa.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 32: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:16
TIẾT: 32
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA
HAI ĐƯỜNG TRÒN Ngày dạy:
I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này học sinh cần:
Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất của hai đường tròn cắt nhau (hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm).
Biết vận dụng tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán.
II/Phương tiện dạy học
Ôn tập định lí sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn. thước, compa.
Bảng phụ, phấn màu, thước, compa.
III/.Phưong pháp dạy: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
IV/.Tiến trình hoạt động trên lớp:
1) Ổn định:
2)Kiểm tra bài cũ:
3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG HS GHI
HĐ1: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn:
-Yêu cầu học sinh làm ?1.
àGiáo viên nêu các vị trí hai đường tròn có 0, 1, 2 điểm chung.
àGiáo viên vẽ hình và giới thiệu tên các vị trí nói trên.
-Giáo viên vẽ sẵn một số đường tròn rồi yêu cầu học sinhnêu vị trí của các cặp đường tròn.
HĐ2: Tính chất đường nối tâm:
-Giáo viên giới thiệu đường nối tâm, đoạn nối tâm của hai đường tròn.
-Giáo viên nêu đường kính là trục đối xứng của đường tròn nên đường nối tâm OO’ là trục đối xứng của đường tròn (O), của đường tròn (O’), do đó đường nối tâm OO’ là trục đối xứng của hình gồm cả hai đường tròn.
-Yêu cầu học sinh làm ?2.
-Giáo viên ghi tóm tắt:
(O) và (O’) tiếp xúc nhau tại A =>O, O’, A thẳng hàng.
(O) và (O’) cắt nhau tại A và B =>
àĐịnh lí.
-Yêu cầu học sinh làm ?3.
?1: Nếu hai đường tròn có từ ba điểm chung thì chúng trùng nhau, vì qua ba điểm không thẳng hàng chỉ có duy nhất một đường tròn. Vậy hai đường tròn phân biệt không thể có quá hai điểm chung.
?2:
a)Ta có:
OA=OB (bán kính (O) )
O’A= O’B (bán kính (O’) )
=>O O’ là đường trung trực của AB.
b)A là điểm chung duy nhất của hai đường tròn, nên A phải nằm trên trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn.
Vậy A nằm trên đường thẳng O O’.
?3:
1/.Ba vị trí tương đối của hai đường tròn:
-Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau. Hai điểm chung đó gọi là hai giao điểm. Đoạn thẳng nối hai điểm đó gọi là dây chung.
-Hai đường tròn chỉ có một điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung đó gọi là tiếp điểm.
- Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là hai đường tròn không giao nhau.
2/.Tính chất đường nối tâm:
-Cho hai đường tròn (O) và (O’) có tâm không trùng nhau. Đường thẳng OO’ gọi là đường nối tâm, đoạn thẳng OO’ gọi là đoạn nối tâm.
- Đường nối tâm là trục đối xứng của hình gồm cả hai đường tròn đó.
Định lí:
-Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.
-Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
?3:
a)Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau.
b)Gọi I là giao điểm của OO’ và AB.
DABC có OA=OC; IA=IB
nên OI//BC =>OO’//BC.
Tương tự: BD//OO’.
Theo tiên đề Ơclit: ba điểm C, B, D thẳng hàng.
4) Củng cố:Từng phần.Các bài tập 33 trang 119.
5) Hướng dẫn học tập ở nhà:
Nắm được bavị trí tương đối của hai đường tròn.
Làm bài tập 34 trang 119.Sách bài tập 64, 65, 66 trang 137.
V/.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T32.doc