A.MỤC TIÊU:
- HS nắm được khái niệm góc ở tâm, số đo cung, so sánh hai cung, tìm tổng số đo hai cung.
- Rèn kỹ năng tìm số đo cung, so sánh hai cung, chuyển số đo độ sang số đo rađian.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, hình thành và củng cố óc thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Thước, compa, bảng phụ.
HS: Vở, SGK, compa, thước, học kỹ bài dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến, chuẩn bị bài mới.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Trần Văn Diễm - Tiết 37: Góc ở tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/01/2012 Tiết CT: 37
MÔN HÌNH HỌC LỚP 9 GVBM: Trần Văn Diễm
BÀI 1: GÓC Ở TÂM
A.MỤC TIÊU:
HS nắm được khái niệm góc ở tâm, số đo cung, so sánh hai cung, tìm tổng số đo hai cung.
Rèn kỹ năng tìm số đo cung, so sánh hai cung, chuyển số đo độ sang số đo rađian.
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, hình thành và củng cố óc thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Thước, compa, bảng phụ.
HS: Vở, SGK, compa, thước, học kỹ bài dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến, chuẩn bị bài mới.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. HOẠT ĐỘNG I: ỔN ĐỊNH LỚP: kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ.
II. HOẠT ĐỘNG II: KIỂM TRA BÀI CŨ: Hãy vẽ đường tròn tâm O và hai bán kính OA, OB. Góc AOB có gì đặc biệt?
III. HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU BÀI MỚI.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
Hoạt động III. 1: Góc ở tâm.
Định nghĩa:
GV: Góc AOB phần kiểm tra gọi là góc ở tâm. Vậy thế nào là góc ở tâm?
GV: Vẽ hình và nêu một số khái niệm: Cung AnB là cung nhỏ (cung bị chắn); cung AmB là cung lớn.
Cung AnB là cung bị chắn bởi góc ở tâm AOB.
Ký hiệu:
Hoạt động III. 1: Góc ở tâm.
Định nghĩa:
HS: Nêu thành định nghĩa: Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.
Cung AnB là cung nhỏ.
Cung AmB là cung lớn.
Khi DC là đường kính ta có hai nửa đường tròn.
Cung AnB là cung bị chắn bởi góc ở tâm AOB.
Hoạt động III. 2: Số đo cung tròn.
Định nghĩa:
GV: Yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK.
GV: Giải thích và cho HS quan sát hình để thấy rõ bản chất của định nghĩa.
VD: Cho hình vẽ bên (bảng phụ). Hãy tìm số đo của các cung AnB, AmB.
Chú ý: So sánh số đo cung nhỏ với 1800.
So sánh số đo cung lớn với 1800.
Nếu hai mút của cung trùng nhau ta được cung bao nhiêu độ?
Hoạt động III. 2: Số đo cung tròn.
Định nghĩa:
HS: Đọc kỹ định nghĩa SGK
- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
- Số đo của cung lớn bằng 3600 trừ đi số đo của cung nhỏ.
- Số đo của nửa đường tròn bằng 1800.
VD: HS: Quan sát bảng phụ rồi tìm số đo các cung.
Sđ cung AmB bằng Sđ góc AOB = 800.
Sđ cung AnB = 3600 – 800 = 2800.
Chú ý: Số đo cung nhỏ nhỏ hơn 1800.
Số đo cung lớn lớn hơn 1800.
Hai mút cung cung trùng nhau ta được cung 00 và cung 3600.
Hoạt động III. 3: So sánh hai cung.
(Chỉ xét trong cùng một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau).
GV: Vẽ hình lên bảng để HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS thảo luận ? 1SGK.
Hoạt động III. 3: So sánh hai cung.
HS: Quan sát hình vẽ trên bảng, sau đó thảo luận ?1SGK.
Hai cung bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
Trong hai cung không bằng nhau, cung lớn hơn có số đo lớn hơn.
Hoạt động III. 4: Khi nào sđ cung AB bằng tổng số đo hai cung AC và CB?
GV: Vẽ hình 3,4 lên bảng.
Vậy khi nào ta có sđ cung AB bằng tổng số đo hai cung AC và CB?
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bàn ? 2SGK.
Gợi ý: Chuyển số đo cung sang số đo góc ở tâm.
Hoạt động III. 4: Khi nào sđ cung AB bằng tổng số đo hai cung AC và CB?
HS: Quan sát H3, 4 trên bảng.
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì : nào sđ cung AB bằng tổng số đo hai cung AC và CB.
CM: Nếu C nằm trên cung AB Þ
Þ sđ cung AB bằng tổng số đo hai cung AC và CB.
IV. HOẠT ĐỘNG IV: CỦNG CỐ: góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.
Sđ cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó. Số đo của cung lớn bằng 3600 – sđ cung nhỏ.
Hai cung bằng nhau khi sđ bằng nhau, cung lớn hơn có sđ lớn hơn.
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì : nào sđ cung AB bằng tổng số đo hai cung AC và CB. 5’
V: VỀ NHÀ: Học kỹ bài, làm các bài tập trong SGK, chuẩn bị luyện tập.
File đính kèm:
- 37.doc