1. Kiến thức
a/HS nắm vững các khái niệm: Sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá và phản ứng oxi hoá- khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học và số oxi hoá.
b/ HS vận dụng: Nhận biết phản ứng oxi hoá- khử, phân loại phản ứng hoá học
95 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn hóa học lớp 10 (cơ bản ) học kì II. năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT BA BỂ. ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC.
GIÁO ÁN
MÔN HÓA HỌC LỚP 10 (CB) HỌC KÌ II.
Năm học 2010 – 2011.
Giáo viên: HOÀNG VĂN CAO.
Số ĐT : 0972 113 886.
TIẾT 32 BÀI 19 : LUYỆN TẬP :PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ
Ngày soạn: 10/12/2010.
Ngày dạy
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
14/12
10A9
39
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a/HS nắm vững các khái niệm: Sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá và phản ứng oxi hoá- khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học và số oxi hoá.
b/ HS vận dụng: Nhận biết phản ứng oxi hoá- khử, phân loại phản ứng hoá học
2/ Kĩ năng
a- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hoá của các nguyên tố.
b- Củng cố và phát triển kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxi hoá - khử theo
phương pháp thăng bằng electron.
Rèn kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hoá- khử, chất khử, chất oxi hoá, chất tạo môi trường cho phản ứng.
Rèn kĩ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về phản ứng oxi hoá- khử
II.Phương pháp
-Đàm thoại, nêu vấn đề
III.Chuẩn bị
HS: Ôn tập kiến thức và chuẩn bị bài tập theo SGK
IV.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:Thực hiện sự chuyển hoá sau:
S---> H2S---->SO2---> SO3--->H2SO4
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV : Hãy cho biết :
1. Thế nào là pứ oxi hoá khử ?
2.Thế nào là chất khử ? chất oxh?
3. Thế nào là sự khử, sự oxi hoá ?
GV : Để cân bằng phản ứng oxi hoá - khử, có thể dùng phương pháp cân bằng nào ? Nêu nguyên tắc, các bước cân bằng ?
GV : Dựa vào dấu hiệu số oxh :
1. Có thể phân phản ứng HH làm mấy loại ? đó là những loại nào?
2. Các phản ứng : hoá hợp, pứ trao đổi, pứ thế, pứ phân huỷ, pứ nào thuộc loại pứ oxi hoá khử ?
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS làm BT 1,2,3,4 SGK
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS làm BT 5
Hoạt động 4
GV: Yêu cầu HS làm BT 6, 7
Hoạt động 5: Củng cố-dặn dò
GV : Yêu cầu HS ôn tập và làm tiếp các bài tập chuẩn bị cho giờ sau
A.Kiến thức cần nắm vững
1. - Sự ôxi hóa là sự nhường electron, là sự tăng số ôxi hóa.
- Sự khử là sự thu electron, là sự giảm số ôxi hóa.
2. Sự ôxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng.
Þ Đó là phản ứng ôxi hóa khử.
3. Phản ứng ôxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các phản ứng.
B. Bài tập
Bài tập 1
ĐA: D
Bài tập 2:
ĐA:C
Bài tập 3:
ĐA: D
Bài tập 4:
Câu đúng :a,c
Câu sai: d,b
Bài tập 5:
Bài tập 6:
a)Sự oxi hoá Cu và sự khử Ag+
b) Sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+
c) Sự oxi hoá Na và sự khử H+
bài tập 7:
a)Chất oxi hoá là O2, Chất khử là H2
b) Chất oxi hoá là N+5, Chất khử là O-2
c) Chất oxi hoá là N+3, Chất khử là N-3
d) Chất oxi hoá là Fe+3, Chất khử là Al
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 33 BÀI 19: LUYỆN TẬP :PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ
Ngày soạn: 10/12/2010.
Ngày giảng
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
13/12
10A5
13/12
10A7
14/12
10A6
17/12
10A9
I. Mục tiêu bài học
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập PTPƯ oxxi hoá - khử theo PP thăng bằng e.
Rèn kĩ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về phản ứng oxi hoá - khử .
II. Phương pháp
-Đàm thoại, nêu vấn đề
III. Chuẩn bị
GV Hệ thống câu hỏi bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức và chuẩn bị bài tập theo SGK
IV.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài giảng
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV :yêu cầu HS làm BT 8
Hoạt động 2
GV :yêu cầu HS làm BT 9
Hoạt động 3
GV :yêu cầu HS làm BT 10
Hoạt động 4
GV :yêu cầu HS làm BT 11
Hoạt động 5
GV :yêu cầu HS làm BT 12
Hoạt động 6: Củng cố-dặn dò
GV:Yêu cầu HS ôn tập và chuẩn bị bài cho giờ sau thực hành
Bài tập 8:
a)Chất oxi hoá là Cl2, chất khử là Br-
b) Chất oxi hoá là S+6, chất khử là Cu
c) Chất oxi hoá là N+5, chất khử là S-2
d) Chất oxi hoá là Cl2, chất khử là Fe+2
Bài tập 9
a)4Al +3Fe3O4--à 2Al2O3 +9Fe
Chất khử : Al
Chất oxi hoá : Fe+8/3
b)2FeSO4 +2KMnO4 +8H2SO4
--->5Fe2(SO4)3 +K2SO4+MnSO4+8H2O
Chất khử : Fe
Chất oxi hoá:Mn+7
d)2KClO3----> 2KCl + 3O2
Chất khử : O-2
Chất oxi hoá:Cl+5
Bài tập 10:
Có thể điều chế MgCl2bằng các phản ứng:
-Phản ứng hoá hợp:
Mg +Cl2---> MgCl2
-Phản ứng thế:
Mg +2HCl--->MgCl2+ H2
-Phản ứng trao đổi:
BaCl2 +MgSO4 --->MgCl2+ BaSO4
Bài tập 11:
CuO +H2 ---> Cu + H2O
MnO2 +4HCl----> MnCl2 +Cl2 + 2H2O
Bài tập 12:
2FeSO4 +2KMnO4 +8H2SO4
--->5Fe2(SO4)3 +K2SO4+MnSO4+8H2O
Số mol FeSO4.7H2O= 0,005mol
Theo PTHH, số mol của KMnO4 là:
0,001mol
VddKMnO4 = 0,01lit
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 34 BÀI 20 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1:
PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
Ngày soạn: 13/12/2010
Ngày giảng
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
15/12
10A7
16/12
10A6
16/12
10A5
21/12
10A8
I. Mục tiêu bài học
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá học: Làm việc với dụng cụ hoá chất; quan sát các hiện tượng hoá học xảy ra.
– Sử dụng dụng cụ, hoá chất thực hiện an toàn, thành công các thí nghiệm trong bài.
– Quan sát, giải thích hiện tượng xảy ra, viết PTHH của phản ứng.
II.Phương pháp
-Đàm thoại, nêu vấn đề, thí nghiệm
III- Chuẩn bị
1. Dụng cụ :
+ Ống nghiệm. + Giá để ống nghiệm
+ Ống hút nhỏ giọt + Thìa lấy hoá chất
+ Kẹp lấy hoá chất
2.Hoá chất :
Dd: H2SO4; FeSO4, KMnO4 ; CuSO4; Zn, đinh sắt nhỏ, sạch.
Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hành thí nghiệm theo nhóm.
3. Học sinh:
– Ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong tiết thực hành.
– Nghiên cứu trước để biết được dụng cụ, hoá chất và cách thực hiện từng thí nghiệm.
IV.Các bước lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
Mở đầu tiết thực hành
GV : - Nêu mục tiêu tiết thực hành
- Những yêu cầu HS phải thực hiện trong tiết học
Hoạt động 2
GV : Hướng dẫn HS tiến hành TN 1
HS thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH, xác định vai trò các chất trong phản ứng.
Hoạt động 3
GV : Hướng dẫn HS tiến hành TN 1
HS thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH, xác định vai trò các chất trong phản ứng.
Hoạt động 4
GV : Hướng dẫn HS tiến hành TN 1
HS thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết PTHH, xác định vai trò các chất trong phản ứng.
Hoạt động 5
GV : Nhận xét, đánh giá tiết thực hành. Yêu cầu HS viết tường trình.
HS : Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN, lớp học.
I.Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
1.Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit
- Hiện tượng: Có bọt khí hiđro bay ra, kẽm tan dần trong dd
- PTHH:
Zn + 2HCl---> ZnCl2 + H2
ZnO : Chất khử
H+: Chất oxi hoá
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
-Hiện tượng : Trên mặt chiếc đinh sắt được phủ dần dần một lớp màu đỏ nâu (đó là Cu được giải phóng), màu xanh của dd CuSO4 giảm dần do phản ứng tạo thành dd FeSO4 không màu.
- PTHH:
Fe + CuSO4---> FeSO4 + Cu
Fe0: Chất khử
Cu+2: Chất oxi hóa
3. Phản ứng oxi hoá – khử trong môi trường axit
- hiện tượng: màu tím của dd KMnO4 mất đi khi nhỏ từng giọt vào hỗn hợp dd FeSO4 và H2SO4
- PTHH:
10FeSO4 + 2KMnO4 +8H2SO4 --->5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 +8H2O
Fe+2 : Chất khử
Mn+7: Chất oxi hoá
Mẫu bản tường trình.
Ngày ... tháng ... năm...
Họ và tên:.....................................................
Lớp: .............. Tổ thí nghiệm:......................
Tường trình hoá học bài số:.........................
Tên bài: ........................................................
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thich – Viết PT phản ứng
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 35 : ÔN TẬP HỌC KÌ I
Ngày soạn: 12/12/2010
Ngày giảng
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
14/12
10A8
15/12
10A5
15/12
10A6
15/12
10A7
18/12
10A9
:
I.Mục tiêu bài học
1- Kiến thức:
- Củng cố kiến thức lý thuyết về định luật tuần hoàn cũng như BT liên quan
- Củng cố kiến thức về cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử cũng như làm các bài tập về oxi hoá - khử
2- Kỹ năng – Tư duy:
Viết phương trình phản ứng, làm bài tập.
II.Phương pháp
- Đàm thoại, nêu vấn đề, thí nghiệm.
III- Chuẩn bị
- HS:Ôn tập trước.
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
IV.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp bài giảng
3. Bài mới:
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng e
VD1: HCl-1 + KMn+7O4 à Cl20 + Mn+2Cl2 + KCl + H2O
5
2Cl-
= Cl20 + 2e
2
Mn+7 + 5e
= Mn+2
16HCl + 2KMnO4 = 5Cl2 + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O
VD2: Cu0 + đn à SO4 + O2 + H2O
1
Cu0
= Cu+2 + 2e
1
S+6 + 2e
= S+4
Cu + 2H2SO4đn = CuSO4 + SO2 + 2H2O
VD3: Fe0 + HN+5O3 à Fe+3(NO3)3 + N+4O2 + H2O
1
Fe0
= Fe+3 + 3e
3
N+5 + 1e
= N+4
Fe + 6HNO3 = Fe(NO3)3 + 3NO2 + 6H2O
VD4: Fe+2SO4 + KMn+7O4 + H2SO4 à Fe+32(SO4)3 + Mn+2SO4 + K2SO4 + H2O
5
2.Fe+2
=2.Fe+2 + 2e
2
Mn+7 + 5e
= Mn+2
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 = 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
VD5: Fe+2O + H2S+6O4 à Fe+32(SO4)3 + S+4O2 + H2O
1
2.Fe+2
= 2Fe+3 + 2e
1
S+6 + 2e
= S+4
2FeO + 4H2SO4 = Fe2(SO4)3 + SO2 + 4.H2O
VD6: Fe+8/33O4 + HN+5O3 à Fe+3(NO3)3 + N+2O + H2O
3
3Fe+8/3
=3Fe+3 + 1e
1
N+5 + 3e
= N+2
3Fe3O4 + 28HNO3 = 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Chú ý trong phản ứng oxi hóa – khử còn có 1 số chất chỉ đóng vai trò là môi trường phản ứng, không tham gia vào quá trình oxi hóa khử
BT 1: Cho 8,8g hỗn hợp 2 KL nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc PNC nhóm II tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H2 (ĐKTC)
Dựa vào BTH xét xem 2KL đó là gì ?
Hướng dẫn
Gọi 2KL đó là A và B. Gọi x là số mol A, y là số mol B
Các KL đó thuộc phân nhóm chính nhóm II nên đề có hoá trị II
A + 2H2O = A(OH)2 + H2 (a)
x x
B + 2H2O = B(OH)2 + H2 (b)
y y
Theo bài ra nH = 0,72/22,4 = 0,3 mol
Theo phản ứng (a, b) ta có x + y = 0,3 (1)
Nếu gọi là khối lượng mol TB của 2 nguyên tố A, B ta có
= 8,8/0,3 = 29,3g
Như vậy A < = 29,3 < B A: Mg : 24
B: Ca : 40
Thử lại x + y = 0,3 (1) x = 0,2
24x + 40y = 8,8 (2) y = 0,1
Bài 2: Cho 3g hỗn hợp gồm KLK A và Na tác dụng với H2O. Để trung hoà dd thu được cần 0,2 mol axit HCl. Dựa vào BTH xác định khối lượng của kim loại A
Hướng dẫn
Cách 1. Gọi số mol kim loại A là x, số mol của Na là Y
2A + 2H2O = 2AOH + H2 (a)
x x
2Na + 2H2O = 2NaOH + H2 (b)
y y
AOH + HCl = ACl + H2O (c)
NaOH + HCl = NaCl + H2O (d)
Theo (a, b, c, d) ta có x + y = nHCl = 0,2 (1)
Theo bài ra ta có xA + y.23 = 3 (2)
Hay xA + 23(0,2 – x) = 3
Vì x > 0 nên x = 16/(23-A) > 0
23 – A > 0 => A < 23
Trong nhóm kim loại K, A chỉ có thể là Li có khối lượng nguyên tử = 7.
Cách 2
= 3/0,2 = 15
Vậy A < 15 < 23
=> A : 7 đó là Li
BT 3: Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau
1. FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 ---> Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
2. As2S3 + HNO3 + H2O ---> H3AsO4 + H2SO4 + NO
3. Al + HNO3 ----> Al(NO3)3 + N2 + H2O
4. Mg + H2SO4 ----> MgSO4 + S + H2O
Hướng dẫn
1. 5 2Fe+2 = 2Fe+3 + 2.1e
2 Mn+7 + 5e = Mn2+
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 = 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
2. 3 As2S3 = 2As+5 + 3As+6 + 28e
28 N+5 + 3e = N2+
3As2S3 + 28HNO3 + 8H2O = 6H3AsO4 + 9H2SO4 + 28NO
3. 10 Al0 = Al+3 + 3e
3 2N+5 + 10e = N20
10Al + 36HNO3 = 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
4. 3 Mg = Mg+2 + 2e
1 S+6 + 6e = S0
3Mg + 4H2SO4 = 3MgSO4 + S + 4H2O
Bài 4: Hoà tan 1 ít hỗn hợp 2 kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào H2O thu được dd B. Để trung hoà dung dịch B thì cần 10 ml dung dịch HCl 3M thu được dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 2,075g muối khan
Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định tên 2 kim loại kiềm
Tính %m mỗi kim loại
Hướng dẫn
Gọi 2 kim loại kiềm A, B với số mol tương ứng là a, b
A + H2O = AOH + 1/2H2 (a)
B + H2O = BOH + 1/2H2 (b)
AOH + HCl = ACl + H2O (c)
BOH + HCl = BCl + H2O (d)
Từ (a, b, c, d) ta có a + b = nHCl = 10.3/1000 = 0,03 (1)
Gọi là khối lượng mol trung bình của A, B
Theo (c, d) ta có 0,03M + 0,03.35,5 = 2,075 = 33,667
Vì A, B là 2 kim loại kiềm liên tiếp A < < B
A: Na : 23 B : K : 39
Theo đề ra mA + B = 0,03 . M = 2,075 – 0,03.35,5 = 1,01
a + b = 0,03 (1) => a = 0,01
23a + 39b = 1,01 (3) b = 0,02
% Na = (0,02 . 23/1,01)100 = 45,54%
% K = 100% - 45,54% = 54,46%
Bài 3 (VN) so sánh tính phi kim của các nguyên tố sau: P, N, O
Bài 4 (VN) cân bằng các phản ứng sau
1. FeS + O2 ------> Fe2O3 + SO2
2. Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O
3. Cl2 + FeSO4 ----> FeCl3 + Fe2(SO4)3
4. Cl2 + Fe ----> FeCl3
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 36 : KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn:
Ngày giảng
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
I.Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá kết quả học kì I
- Kiểm tra kiến thức lý thuyết và bài tập liên quan đến định luật tuần hoàn Menđeleep và phản ứng oxi hoá - khử
2- Kỹ năng – Tư duy: Logic, khái quát hoá, Làm bài tập toán hoá học
II.Phương pháp:
-Kiểm tra 1 tiết
III.Chuẩn bị:
-HS;Ôn tập
-GV:Hệ thống câu hỏi kiểm tra:
IV.Các bước lên lớp:
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.Nội dung đề kiểm tra:
Đề 01
I.Trắc nghiệm(7điểm)
Câu1: Trong nguyên tử hạt không mang điện là
A. nơtron B .electron C . prôton D .b và c
Câu2:trong các phản ứng hoá học,để biến thành cation,nguyên tử Natri đã:
A nhường đi 1e B nhân thêm 1e C nhận thêm 1 proton C nhường đi 1 proton
Câu3:theo quy luật biết đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
A phi kim mạnh nhất là iôt B phi kim manh nhất là flo
C kim loại mạnh nhất là liti D kim loại yếu nhất là xesi
Câu4:trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị 16O ,17O , 18O . Cacbon có 2 đồng vị
là 12C , 13C .số loại phân tử khí cacbonic hơp thành từ các đồng vị trên là:
A.8 B. 10 C. 12 D. 15
Câu5: bán kính nguyên tử của các nguyên tố Be,F,Li,N.được sắp xếp tăng dần theo thứ tự sau:
A.F<N<Be< Li B. Li< Be <N <F C.Be< Li<F <N C. N< Be <Li<F
Câu6: một nguyên tố M có 85electron và 125 nơtron kí hiệu của M là:
A. B . C. D .
Câu7: cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26 cấu hình e của ion Fe3+ là:
A 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 B. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d6
C 1s2 2s2 2p6 3s23p6 D 1s2 2s2 2p6 3s23p63d34s2
Câu8: Bản chất liên kết trong phân tử Br2 là:
A.Liên kết cộng hoá trị không cực B.Liên kết cộng hoá trị có cực
C.Liên kết ion D.Tất cả đều sai
Câu 9: Theo quan niệm mới, quá trình oxi hoá là quá trình:
A.Thu electron B.Nhường electron C.Kết hợp với oxi D.Khử bỏ oxi
Câu 10: Số oxi hoá của Mangan(Mn) trong KMnO4, MnO2, Mn lần lượt là:
A.+7, +4, 0 B. +1, +2, 0 C.+6, +2, +2 D.+5, +2, 0
Câu 11: Cho phản ứng : Zn + HCl----> ZnCl2 + H2.Trong phản ứng này Al đóng vai trò:
A.Chất khử B.Chất oxi hoá
C.Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử D.Không bị oxi hoá, không bị khử
Câu 12: Quá trình : Ca---> Ca2+ + 2e biểu thị quá trình nào sau đây:
A.Quá trình khử B,Quá trình oxi hoá C.Quá trình hoà tan C.Quá trình phân huỷ
Câu 13: Trong các chất sau đây, chất nào có số oxi hoá của clo(Cl) là nhỏ nhất;
A.Cl2 B.HCl C. HClO D.HClO2
Câu 14:Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 7electron.Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là:
A.17 B.6 C .16 D.7
II.Tự luận(3điểm)
Câu 1(2điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt bằng 82, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt.Tìm số khối A của nguyên tử nguyên tố đó
Câu 2(1điểm):Nguyên tử của nguyên tố X có 2 đồng vị X1 và X2, trong đó dồng vị X1 chiếm 73%, X2 chiếm 27%.Hạt nhân nguyên tử X xó 25proton.Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 38 nơtron.Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron.Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X
Đề 02
I.Trắc nghiệm(7điểm)
Câu 1:Độ âm điện đặc trưng cho khả năng :
A.Hút electron của nguyên tử trong phân tử
B.Nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác
C.Tham gia phản ứng mạnh hay yếu
D. Nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác
Câu 2:Trong các phản ứng hoá học,để biến thành cation,nguyên tử Canxi đã:
A nhường đi 2e B nhân thêm 2e C nhận thêm 2 proton C nhường đi 2 proton
Câu 3;Theo qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
A phi kim mạnh nhất là iôt B phi kim yếu nhất là flo
C kim loại mạnh nhất là Xesi D kim loại yếu nhất là xesi
Câu 4: trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị 16O ,17O , 18O . Hidro có 2 đồng vị là
1H , 2H.số loại phân tử HOH được hơp thành từ các đồng vị trên là:
A.9 B. 8 C. 7 D. 6
Câu 5: bán kính nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, S, Cl được sắp xếp tăng dần theo thứ tự sau:
A.Na>Mg>S>Cl B. Mg>Na>Cl>S C.Cl>S>Mg>Na D. S>Mg>Na>Cl
Câu 6:một nguyên tố M có 80electron và 120 nơtron kí hiệu của M là:
A. B. C. D.
Câu7: cho nguyên tố kẽm ở ô thứ 30 cấu hình e của ion Zn2+ là:
A 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 B. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d10
C 1s2 2s2 2p6 3s23p6 D 1s2 2s2 2p6 3s23p63d34s2
Câu8: Bản chất liên kết trong phân tử Br2 là:
A.Liên kết cộng hoá trị không cực B.Liên kết cộng hoá trị có cực
C.Liên kết ion D.Tất cả đều sai
Câu 9: Theo quan niệm mới, quá trình khử là quá trình:
A.Thu electron B.Nhường electron C.Kết hợp với oxi D.Khử bỏ oxi
Câu 10: Số oxi hoá của Clo(Cl) trong Cl2, HClO3, HClO4 lần lượt là:
A.0, +5, +7 B. 0,+1, +2, C.-1, +2, +2 D.0,+5, +2
Câu 11:Cho phản ứng : 4NH3 + 5O2----> 4NO +6 H2O. phản ứng này Oxi đóng vai trò:
A.Chất khử B.Chất oxi hoá
C.Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử D.Không bị oxi hoá, không bị khử
Câu 12: Quá trình : Fe + 2e---> Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây:
A.Quá trình khử B,Quá trình oxi hoá C.Quá trình hoà tan C.Quá trình phân huỷ
Câu 13: Trong các chất sau đây, chất nào có số oxi hoá của lưu huỳnh(S) là nhỏ nhất;
A.H2S B.S C. SO2 D.H2SO4
Câu 14:Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 5electron.Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là:
A.17 B.5 C.15 D.7
II.Tự luận(3điểm)
Câu 1(2điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt bằng 36, trong đó hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện.Tìm số khối A của nguyên tử nguyên tố đó
Câu 2(1điểm):Nguyên tử của nguyên tố X có 2 đồng vị X1 và X2, trong đó dồng vị X1 chiếm 73%, X2 chiếm 27%.Hạt nhân nguyên tử X xó 25proton.Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 38 nơtron.Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron.Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHƯƠNG 5 : NHÓM HALOGEN
TIẾT 37 BÀI 21 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
Ngày soạn: 14/12/2010
Ngày giảng
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
15/12
10A8
20/12
10A5
20/12
10A7
21/12
10A6
21/12
10A9
I.Mục tiêu bài học
1- Kiến thức:
- Học sinh biết: nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn
- Học sinh hiểu:
+ Tính chất cơ bản của các Halogen là tính oxi hoá mạnh do lớp e ngoài cùng của các Halogen có 7e, khuynh hướng đặc trưng:
X + 1e ® X-
+ Giải thích tính OXH giảm dần từ F2 đến I2
+ giải thích được nguyên tố F chỉ có số OXH là -1, trong khi các nguyên tố khác ngoài số OXH -1 còn có các số OXH: +1, +3, +5, +7.
2. Về kỹ năng:
- Giải thích tính OXH mạnh của các Halogen dựa vào CHe
II.Phương pháp
-Đàm thoại, nêu vấn đề
III- Chuẩn bị
- GV chuẩn bị: - Bảng HTTH.
- Bảng11 - trang 95 - sgk.
IV.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
+ GV giới thiệu tên các Halogen
+ Vị trí của các Halogen?
+ GV giải thích: At không gặp trong tự nhiên, điều chế nhân tạo.
Hoạt động 2
+ GV yêu cầu HS viết CHe ngoài cùng của các Halogen, nêu nhận xét số e ngoài cùng.
+ GV kết luận: do có 7e ngoaì cùng nên khuynh hướng đặc trưng nhận thêm 1e để co CHe giống Khí hiếm.
+ GV nêu rõ vấn đề: Tại sao 1 pt Halogen laị gồm 2 nguyên tử ?
(đạt CHe bền khí hiếm)
Hoạt động 3
+GV dùng bảng 11 cho học sinh nhận xét:
-Sự biến đổi tính chất vật lý.
-Sự biến đổi độ âm điện.
Hoạt động 4
GV gợi ý HS nhận xét và giải thích:
+ Các Halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất các hợp chất.
Hoạt động 5
- GV củng cố:
- Nguyên nhân tính OXH mạnh của các Halogen.
-Nguyên nhân tính OXH của các hal giảm dần từ F2 ® I2
BTVN: 8 T96
I.Vị trí của nhóm Halogen trong bảng HTTH
- Gồm F, Cl, Br, I, At
=>Thuộc nhóm VIIA
II. Cấu hình e nguyên tử, cấu tạo phân tử:
9F 2s2 2p 5 35Br 4s2 4p5
17Cl 3s23p5 53I 5s2 5p5
X . + .X ® X : X
X - X hoặc X2
Tính chất hoá học cơ bản: Tính OXH mạnh:
X + 1e ® X.
III. Sự biến đổi tính chất:
1.Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất
Từ F2 ® I2 :
- Trạng thái: Khí ® lỏng ® rắn.
- Màu sắc: Đậm dần
- Tonc , tosôi tăng dần
2.Sự biến đổi độ âm điện
Từ F--> I độ âm điện giảm dần
-F chỉ có SOXH : -1; các halogen khác : -1, +1;+3;+5;+7
V. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất.
- Do lớp electron ngoài cùng la ns2 np5 Các Halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất các hợp chất.
+ F2 ® I2: tính OXH giảm dần
+Oxi hoá được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua
+Oxi hoá khí hidron tạo hidrohagenua
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT 38 BÀI 22 : CLO
Ngày soạn: 19/12/2010.
Ngày giảng
Lớp
Tổng số
Tên HS nghỉ
22/12
10A5
22/12
10A6
22/12
10A7
22/12
10A8
24/12
10A9
I.Mục tiêu bài học
1- Kiến thức:
- HS biết:
+ Tính chất vật lý và tính chất hoá học của Clo?
+ Nguyên tắc điều chế Clo trong PTN - ứng dụng chủ yếu của Clo.
-HS hiểu:
+Vì sao Clo là chất OXH mạnh, tính chất đặc biệt trong phản ứng với H2O:
Clo vừa là chất khử, vừa là chất OXH.
2. Về kỹ năng:
-Viết phương trình phản ứng.
3. Về giáo dục tình cảm, thái độ:
- Chống ô nhiễm môi trường.
- Giải thích tính OXH mạnh của các Halogen dựa vào cấu hình electron.
II.Phương pháp
-Đàm thoại, nêu vấn đề, thí nghiệm
III- Chuẩn bị
- GV chuẩn bị sẵn bình khí Clo.
IV.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu sự biến đổi tính chất của các halogen?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
- GV cho HS quan sát bình đựng khí Cl2
- GV lưu ý: Cl2 là khí độc , nặng hơn KK, Tan trong H2O ( dd gọi là nước Clo có màu vàng nhạt ).
Hoạt động 2
+ GV cho HS nhắc lại CHe của Clo, độ âm điện Clo, rút ra nhận xét:
Hoạt động 3
+ GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng Kim loại ( Na, Cu, Fe ) và H2
+ GV nhấn mạnh : Clo oxi hoá được hầu hết các KL và Phi Kim , phản ứng xảy ra ở to thường hoặc không cao lắm , toả Q
+ GV biểu diễn TN:
Na,Fe cháy trong Clo.
HS quan sát nêu hiện tượng.
- HS viết các phương trình
Hoạt động 4
- Giáo viên thông báo phản ứng Cl2 với H2O.
+ Yêu cầu HS xác định số OXH của Cl2
+ GV giới thiệu : HClO là axit rất yếu
(yếu hơn H2CO3) nhưng có tính OXH rất mạnh.
+ Tại sao Cl2 ẩm có tính tẩy màu còn Cl2 khô lại không có tính chất này.
Hoạt động 5
GV: Vì sao trong tự nhiên Cl2 chỉ tồn tại ở dạng hợp chất và chủ yếu ở dạng hợp chất nào?
- GV bổ sung:
+ Các đồng vị của Cl2
GV :Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu ứng dụng của Clo
+ GV nêu phương pháp điều chế Cl2 trong PTN,trong CN, yêu cầu HS viết phương trình phản ứng
Hoạt động 6 : Củng cố-Dặn dò
GV : Củng cố:
- Tính chất hoá học của Cl2
- Điều chế Cl2
BTVN : 5, 7 T 101
I/Tính chất vật lý:
+ Khí vàng lục, xốc, rất độc
II/Tính chất hoá học:
1s1 2s2 2p6 3s2 3p5 (7e ngoài cùng)
Xcl = 3,16 (sau XF và Xo)
Tính chất hoá học Clo: Tính Oxi hoá mạnh.
1.Tác dụng với kim loại
2Na + Cl2 ® 2NaCl
2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3
2.Tác dụng với hidro
H2 + Cl2 ® 2HCl
3.Tác dụng với nước
Cl2 + H2O D HCl + HclO
- Cl2 ẩm có tính tẩy màu do Cl2 phản ứng H2O tạo HClO.
III.Trạng thái tự nhiên
IV.ứng dụng
V.Điều chế
1.Trong PTN
MnO2 + 4 HCl ® MnCL2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16 HCl ®
2
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO.docx