Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 12: Amoniac và muối Amoni

I Mục tiêu :

1. Kiến thức: * Học sinh biết

 - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí ,ứng dụng và điều chế amoniac

 * Học sinh hiểu: tính chất hóa học của amoniac: tính bazơ yếu, và tính khử .

2 .Kĩ năng : - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của amoniac.

 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của amoniac; Phân biệt amoniac và một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học.

 - Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn.

 - Tính thể tích khí NH3 sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng.

3. Thái độ : biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất NH3 từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.

II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng:

 * GV : Dụng cụ: ống nghiệm, giấy quì ẩm, chậu, đũa thủy tinh, nút cao su; mô hình phân tử NH3

 Hóa chất: NH4Cl, Ca(OH)2 rắn, dd HCl đặc, dd NH3 đặc, dd MgCl2, dd FeCl3, dd phenolphtalein.

 *. HS : kiến thức phần cấu tạo nguyên tử (lớp 10), đọc trước bài ở nhà.

 2. Phương pháp : đàm thoại, trực quan

III. Các hoạt động dạy học :

 * Hoàn thành các phản ứng sau:

(1) NH4NO2 → N2 + . ; (2) N2 + . NH3; (3) N2 + Li → .; (4) N2 + . NO

Cho biết vai trò của nitơ trong các phản ứng (2), (3), (4). Giải thích

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 12: Amoniac và muối Amoni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN Ngày soạn:9/9/2008 Tiết 12 Ngày dạy:16/9:B1,2; 17/9:B3 AMONIAC VÀ MUỐI AMONI I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí ,ứng dụng và điều chế amoniac * Học sinh hiểu: tính chất hóa học của amoniac: tính bazơ yếu, và tính khử . 2 .Kĩ năng : - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của amoniac. - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của amoniac; Phân biệt amoniac và một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học. - Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn. - Tính thể tích khí NH3 sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng. 3. Thái độ : biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất NH3 từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: * GV : Dụng cụ: ống nghiệm, giấy quì ẩm, chậu, đũa thủy tinh, nút cao su; mô hình phân tử NH3 Hóa chất: NH4Cl, Ca(OH)2 rắn, dd HCl đặc, dd NH3 đặc, dd MgCl2, dd FeCl3, dd phenolphtalein. *. HS : kiến thức phần cấu tạo nguyên tử (lớp 10), đọc trước bài ở nhà. 2. Phương pháp : đàm thoại, trực quan III. Các hoạt động dạy học : * Hoàn thành các phản ứng sau: (1) NH4NO2 → N2 + .. ; (2) N2 +. ⇄ NH3; (3) N2 + Li →.; (4) N2 + . ⇄ NO Cho biết vai trò của nitơ trong các phản ứng (2), (3), (4). Giải thích * Làm bài tập 2.2 SBT (2đ) Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử: -GV : Viết công thức electron, công thức cấu tạo của NH3 - Quan sát mô hình phân tử NH3 để rút ra nhận xét? - Số oxi hóa của N trng phân tử NH3? - HS thảo luận và rút ra kết luận +Cte, CTCT + số oxi hóa N là -3 - Nhận xét đặc điểm cấu tạo A- AMONIAC: I. CẤU TẠO PHÂN TỬ: C«ng thøc e C«ng thøc cÊu t¹o H :N: H H – N – H H H - Nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử H bằng ba liên kết CHT có cực. - Nguyên tử N còn có một cặp electron hóa trị có thể tham gia liên kết với nguyên tử khác. Hoạt động 2: Tính chất vật lí: - Yêu cầu HS tìm hiểu SGK phần tính chất vật lí của NH3, - Thí nghiệm thử hòa tan của NH3 - HS tóm tắt tính chất vật lí - Mô tả hiện tượng, giải thích, rút ra nhận xét: +Tan nhiều trongH2O +dd tạo thành tính bazơ. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. - Khí amoniac tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch amoniac. - Dung dịch amoniac đậm đặc trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (d = 0,91g/cm3). Hoạt động 3: Tính chất hóa học: * GV đặt câu hỏi: - Từ số oxi hóa của N trong phân tử NH3 và công thức electron, hãy suy đoán tính chất hóa học cơ bản của NH3; - Hãy nêu các pthh minh họa? - Kết luận về tính chất hóa học của NH3. + Những phản ứng nào chứng tỏ tính bazơ yếu của NH3? * TN cho lọ NH3 đến gần lọ HCl đặc, mở nắp 2 lọ. Hiện tương? Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bazơ theo A-rê-ni-ut; hướng dẫn HS giải thích và viết pthh, lưu ý phản ứng thuận nghịch. Yêu cầu HS viết pthh dạng phân tử và dạng ion thu gọn. - Cho biết số oxi hóa của N trong phân tử NH3 và dự đoán NH3 có tính khử hay tính oxi hóa? - Từ phản ứng của NH3 với oxi và clo hãy nhận xét chung về NH3 - Nhận xét chung về tchh của NH3 - Thảo luận theo nhóm các câu hỏi của GV dựa vào SGK. * Tác dụng với: -Nước thuận nghịch cho ion OH- -dd muối tạo hidroxit của kim loại đó - Có “ khói trắng”, NH4Cl à Tạo muối amoni - Nitơ có số oxi hóa -3 thấp nhất nên NH3 thể hiện tính khử. - HS lên bảng viết phản ứng. Xác định số oxi hóầ NH3 chất khử - Amoniac là một bazơ yếu có tính khử mạnh III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1/ Tính bazơ yếu: a) Tác dụng với nước: NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH – Trong dung dịch, NH3 là bazơ yếu:quì tím hóa xanh. b) Tác dụng với dung dịch muối: tạo kết tủa hidroxit của kim loại đó. Thí dụ: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O→ Al(OH)3↓+ 3NH4Cl Al3+ + 3NH3 + 3H2O→ Al(OH)3↓+ 3NH4+ c) Tác dụng với axit: tạo muối amoni Thí dụ: NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua) 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat) 2/ Tính khử: a) Tác dụng với oxi: b) Tác dụng với clo: 2 NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl Nếu dư NH3 sẽ có phản ứng: NH3 +HCl → NH4Cl Nhận xét: trong phản ứng với các chất oxi hóa như oxi, clo, nguyên tử nitơ có số oxi hóa -3 trong NH3 bị oxi hóa lên số oxi hóa 0Vậy: NH3 là chất khử. Hoạt động 4: Ưùng dụng- điều chế: - Ưùng dụng của NH3? -NH3 được điều chế bằng cách nào trong PTN và trong công nghiệp. - Viết phản ứng điều chế NH3 trong CN? Muốn tăng hiệu suất cần thay đổi các diều kiện nào? - Giải thích các điều kiện áp dụng trong công nghiệp sản xuất amoniac? - GV bổ sung các biện pháp chống ô nhiễm môi trường trong sản xuất amoniac. *Tự đọc SGK, tóm tăt ghi ứng dụng; - Quan sát hình vẽ, thảo luận để hiểu được các bước tiến hành ghi phần điều chế trong PTN - viết phản ứng - Tóm tắt quá trình điều chế NH3 trong công nghiệp. Giải thích. - HS Thảo luận nhóm, trình bày kết quả. IV. ỨNG DỤNG: Amoniac dùng chủ yếu để sản xuất HNO3, phân đạm NH3 lỏng dùng làm chất gây lạnh trong các thiết bị lạnh. V. ĐIỀU CHẾ: 1/ Trong phòng thí nghiệm: - Đun nóng muối amoni. Thí dụ: 2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3+ 2H2O - Đun nóng dung dịch amoniac bão hòa. 2/ Trong công nghiệp: ΔH < 0 *Tăng hiệu suất: -Hạ nhiệt độ vừa phải (>4000C) - Tăng áp suất (200-300 atm) - Xúc tác (Fe,Al2O3,K2O) -Sử dụng nguyên liệu còn dư IV. Củng cố - Dặn dò: - Củng cố 1,5/37, 38 -Học bài. Làm bài 2.7 đến 2.10 SBT; 3, 4, 7, 8 SGK V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_12_amoniac_va_muoi_amoni.doc
Giáo án liên quan