Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 18: Axit Photphoric và muối Photphat

I Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Học sinh biết :

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan); ứng dụng, điều chế axit photphoric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp;

- Tính chất vật lí, ứng dụng của muối photphat.

* Học sinh hiểu : tính chất hóa học của axit photphoric, muối photphat; H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.

2 .Kĩ năng : - Viết công thức cấu tạo của H3PO4.

- Viết pthh dạng phân tử, ion thu gọn chứng minh tính chất của H3PO4 và muối photphat.

- Nhận biết ion photphat.

- Giải bài tập: tính khối lượng H3PO4 được sản xuất, % khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp

- So sánh tính chất hóa học của axit nitric và axit photphoric.

3. Thái độ : Nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị:

 1, Đồ dùng:

 *. GV : hệ thống câu hỏi, mô hình phân tử H3PO4

 *. HS : xem trước bài học; học bài cũ.

 2. Phương pháp : dựa vào SGK để rút ra kiến thức; đàm thoại gợi mở;

III. Các hoạt động dạy học :

-Nêu tính chất hóa học của photpho. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của photpho, đọc tên sản phẩm tạo thành. (mỗi tính chất một phương trình).

Đáp án: 2 tính chất:1.5* 2=3.0 đ; 2pt: 2.0* 2 =4.0 đ; tên sp:2.0 đ.

 -H3PO4 và muối photphat là những hợp chất quan trọng của P. Đây là nhửng hóa chất có nhiều ứng dụng vậy tính chất của nó như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 18: Axit Photphoric và muối Photphat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soan:06/10/2008 Tiết 18 Ngày dạy: /10: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết : - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan); ứng dụng, điều chế axit photphoric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp; - Tính chất vật lí, ứng dụng của muối photphat. * Học sinh hiểu : tính chất hóa học của axit photphoric, muối photphat; H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc. 2 .Kĩ năng : - Viết công thức cấu tạo của H3PO4. - Viết pthh dạng phân tử, ion thu gọn chứng minh tính chất của H3PO4 và muối photphat. - Nhận biết ion photphat. - Giải bài tập: tính khối lượng H3PO4 được sản xuất, % khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp - So sánh tính chất hóa học của axit nitric và axit photphoric. 3. Thái độ : Nghiêm túc, tích cực. II. Chuẩn bị: 1, Đồ dùng: *. GV : hệ thống câu hỏi, mô hình phân tử H3PO4 *. HS : xem trước bài học; học bài cũ. 2. Phương pháp : dựa vào SGK để rút ra kiến thức; đàm thoại gợi mở; III. Các hoạt động dạy học : -Nêu tính chất hóa học của photpho. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của photpho, đọc tên sản phẩm tạo thành. (mỗi tính chất một phương trình). Đáp án: 2 tính chất:1.5* 2=3.0 đ; 2pt: 2.0* 2 =4.0 đ; tên sp:2.0 đ. -H3PO4 và muối photphat là những hợp chất quan trọng của P. Đây là nhửng hóa chất có nhiều ứng dụng vậy tính chất của nó như thế nào? Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: Công thức cấu tạo: - Hướng dẫn HS xây dựng kiến thức mới - Hãy viết CTCT của axit photphoric đảm bảo P có hóa trị V, oxi có cộng hóa trị II, hidro có cộng hóa trị I và xác định số oxi hóa của P. -Làm theo hướng dẫn của GV -Xác định được oxi có số oxi hóa +5 A. AXIT PHOTPHORIC (H3PO4): I. CÔNG THỨC CẤU TẠO: Trong hợp chất H3PO4, photpho có số OXH +5. Hoạt động 2: Tính chất vật lí: - GV nên cho HS quan sát lọ H3PO4 - Nêu tính chất vật lí của P - Dựa vào SGK+ quan sát trả lời II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: Axit photphoric là iinh thể trong suốt, nóng chảy ở 42,50C, rất háo nước, dễ chảy rữa, tan vô hạn trong nước. Dung dịch H3PO4 thường đặc, sánh, không màu, có nồng độ 85%. Hoạt động 3: Tính chất hóa học: - Hướng dẫn HS nghiên cứu tính axit của H3PO4 + Em hãy viết phương trình điện li của axit photphoric biết H3PO4 là một axit trung bình, 3 nấc. ðNhận xét thành phần có trong dung dịch H3PO4 + Dự đoán chất tạo thành, viết ptpt, pt ion thu gọn của phản ứng giữa dd NaOH và H3PO4 ðNhận xét về sản phẩm của phản ứng trên +Ngoài ra còn có phản ứng giữa dd NaOH với các muối axit. - Giải thích thêm vì sao axit photphoric không có tính oxi hóa - HS tự viết pt điện li dựa vào kiến thức cũ đã học bài điện li. - Dựa vào pt điện li và phản ứng giữa axit và bazơ viết phản ứng tạo muối trung hòa, muối axit -Tham khảo SGK, và viết các ptpư - Dựa vào độ âm điện của P nhỏ III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Có độ mạnh trung bình, Có đầy đủ tính chất chung của axit. Nấc 1: H3PO4 ⇄ H+ + H2PO4- Nấc 2: H2PO4- ⇄ H+ + HPO42 - Nấc 3: HPO42 - ⇄ H+ + PO4 3 – 2. Axit photphoric là một axit ba nấc Tùy theo tỉ lệ số mol giữa axit H3PO4 và kiềm tạo nên các muối photphat khác nhau. Thí dụ: H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4+ 2H2O H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O 3. Axit photphoric không có tính oxi hóa. Hoạt động 4: Điều chế: + Điều chê: trong công nghiệp , trong phòng thí nghiệm axit photphoric được sản xuất như thế nào? + Ứng dụng? - Đọc SGK - Tóm tắtcác ứng dụng. IV.ĐIỀU CHẾ: 1. Trong phòng thí nghiệm: 2. Trong công nghiệp: Hay V. ỨNG DỤNG: Điều chế muối photphat và sản xuất phân lân. Hoạt động 5: Tính tan muối photphat Cho biết axit photphoric tạo được những muối photphat nào? Cho ví dụ. Dựa vào bảng tính tan cho biết tính tan của các muối photphat. - Nhận biết ion photphat và phân biệt với các ion khác? Trả lời từ phần pứ giữa axit photphoric và kiềm. Tự tìm hiểu dựa vào SGK, bảng tuần hoàn. HS viết các ptpứ và tham khảo SGK phần tính tan B. MUỐI PHOTPHAT: Có 3 loại muối photphat: Muối dihidrophotphat: NaH2PO4, NH4H2PO4 Muối hidrophotphat: Na2HPO4, CaHPO4 Muối photphat trung hòa: Na3PO4 , (NH4)3PO4 I. TÍNH TAN: Muối trung hòa, muối axit của kim loại natri, kali, amoni và muối đihidrophotphat đều tan trong nước. Hoạt động 6: Nhận biết ion photphat: - GV làmtn: AgNO3 + Na3PO4 - Hiện tượng? Vậy muốn nhận biết PO43- ta dùng hóa chất nào? - Hs Thảo luận: + Dùng AgNO3 + Có tủa vàng nhạt. II. NHẬN BIẾT ION PHOTPHAT: -Thuốc thử AgNO3. - Hiện tượng: có kết tủa vàng nhạt 3Ag+ + PO43 - → Ag3PO4 ↓ (màu vàng) IV. Củng cố - Dặn dò: - Học bài, làm bài: 1 đến 5/SGK; 2.36, 2.50, 2.33, 2.37, 2.38 - Cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào? Mỗi nhóm chuẩn bị một loại phân bón hóa học (lượng nhỏ) V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_18_axit_photphoric_va_muoi_p.doc