Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 19: Phân bón hóa học

I Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Học sinh biết : - Khái niệm phân bón hóa học và phân loại.

 - Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

 - Một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam.

2. Kĩ năng : - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm phân biệt một số phân bón hóa học.

 - Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hóa học.

 - Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định.

3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực, sử dụng hợp lí, hiệu quả phân bón hóa học vào thực tế.

II. Chuẩn bị:

 1, Đồ dùng

 * GV : giáo án, hệ thống câu hỏi. Thử tính tan: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, phân bón hóa học.

 * HS : một số mẫu phân bón thường gặp, kiến thức thực tế.

 2 Phương pháp : trực quan, đàm thoại

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 19: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Mgày soạn Tiết 19 Ngày dạy: PHÂN BÓN HÓA HỌC I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết : - Khái niệm phân bón hóa học và phân loại. - Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. - Một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam. 2. Kĩ năng : - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm phân biệt một số phân bón hóa học. - Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hóa học. - Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định. 3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực, sử dụng hợp lí, hiệu quả phân bón hóa học vào thực tế. II. Chuẩn bị: 1, Đồ dùng * GV : giáo án, hệ thống câu hỏi. Thử tính tan: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, phân bón hóa học. * HS : một số mẫu phân bón thường gặp, kiến thức thực tế. 2 Phương pháp : trực quan, đàm thoại III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: Phân Đạm: + Đặt câu hỏi: -Phân bón hóa học là gì? -Để cây cối phát triển bình thường, cây cối cần những nguyên tố nào và dưới dạng nào? -Tại sao phải bón phân hóa học cho cây? -Có những loại phân bón chính nào? - Phân đạm cung cấp cho cây nguyên tố nào, dưới dạng gì? - Có những loại phân đạm nào? Phân đạm có tác dụng gì? - Chất lượng phân đạm được đánh giá theo hàm lượng chất nào? - Nguyên liệu dùng để sản xuất phân đạm là gì? -HS dựa SGK, kiến thức thực tế. - Các nhóm trình bày vào bảng phụ. - HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi trên và hoàn chỉnh bảng tóm tắt. *Phân bón hóa học: là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. I. PHÂN ĐẠM: - Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây. - Tác dụng: kích thích các quá trình sinh trưởng, tăng tỉ lệ protein của thực vật; giúp cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. - Đánh giá độ dinh dưỡng: theo % khối lượng N. - Tan tốt trong nước Phân đạm amoni Phân đạm nitrat Phân uê Thành phần hóa học chính Muối amoni NH4+ Muối nitrat NO3- (NH2)2CO (46% N) Thí dụ NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 NaNO3, Ca(NO3)2 Phương pháp điều chế NH3 + axit tương ứng Muối cacbonat + HNO3 NH3 +CO2 ở 180 - 2000C , 200 atm → (NH2)2CO + H2O Dạng cây trồng đồng hóa NH4+ NO3- (NH2)2CO+2H2O → (NH4)2CO3 NH4+ Hoạt động 2: Phân Lân: - Trả lời các câu hỏi cho phần phân đạm tương tự như hoạt động 2. - GV cho các nhóm hoàn thành vào bảng phụ. *Tương tự hoạt động 1 - Các nhóm thảo luận treo bảng kết quả. - Các nhóm nhận xét chéo II. PHÂN LÂN: - Phân lân cung cấp photpho cho cây trồng dưới dạng ion photphat. - Tác dụng: cần cho thời kì sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng cho cây. - Đánh giá độ dinh dưỡng: theo % khối lượng P2O5 Supephotphat Phân lân nung chảy Supephotphat đơn Supephotphat kép Thành phần hóa học chính 14 -20% P2O5 40 -50% P2O5 Hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie 12 -14 % P2O5 Công thức Ca(H2PO4)2 + CaSO4 Ca(H2PO4)2 Phương pháp điều chế Bột quặng photphorit hay apatit + H2SO4 đặc (1)Ca3(PO4)2+ H2SO4→ H3PO4+CaSO4↓ (2)Ca3(PO4)2+ 4H3PO4→ Ca(H2PO4)2 Nung hỗn hợp apatit, đá xà cừ (MgSiO2) và than cốc ở 10000C, làm nguội nhanh, sấy khô nghiền thành bột. Dạng mà cây trồng đồng hóa Ca(H2PO4)2 Ca(H2PO4)2 Ca(H2PO4)2 Thích hợp đất chua. Hoạt động 3: Phân Kali: - Tương tự như hoạt động phần phân đạm. - HS trả lời các câu hỏi phần phân kali như Hoạt động 1 -Dựa vào SGK để trả lời III. PHÂN KALI: - Cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dạng ion K+. - Tác dụng: thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, bột, xơ, dầu; tăng cường sức chống rét, sâu bệnh và chịu hạn của cây. - Đánh giá dinh dưỡng: % khối lượng K2O. - Phân kali thường dùng: kali clorua và kali sunfat. Hoạt động 4: Phân hỗn hợp và phân phức hợp - Phân biệt khái niệm phân phức hợp và phân hỗn hợp, nêu ví dụ. Tác dụng ưu thế của phân này so với phân hóa học đơn lẻ. - Khái niệm phân vi lượng; thành phần và tác dụng của phân vi lượng; cách dùng phân vi lượng có hiệu quả. - HS nghiên cứu SGK. - Dựa vào SGK để trả lời -Lấy VD - Cho ví dụ phân vi lượng trong sản xuất IV. PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP: 1/Phân hỗn hợp: Là loại phân chứa đồng thời nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. Thí dụ: phân nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2SO4 và KNO3 2/ Phân phức hợp: Là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất. Thí dụ: amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 V. PHÂN VI LƯỢNG: Là loại phân chỉ cần một lượng rất nhỏ để tăng cường khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất. - Từng loại cây và từng loại đất phù hợp với từng lượng quy định của loại phân vi lượng khác nhau IV. Củng cố - Dặn dò: - Oân lại các kiến thức đã học của chương 2, làm các bài tập bài luyện tập. -Chuẩn bị bái “ Luyện tập“ V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_19_phan_bon_hoa_hoc.doc