I Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh biết :
- Tính chất của silic, ứng dụng, điều chế và ứng dụng của silic.
- Một số tính chất của hợp chất của silic như SiO2, H2SiO3.
- Muối silicat: chỉ có silicat của kim loại kiềm tan trong nước.
- Một số ứng dụng của silic trong ngành kĩ thuật như luyện kim, bán dẫn, điện tử.
2. Kĩ năng :
- Dự đoán và so sánh tính chất hóa học của silic với cacbon.
- Viết pthh chứng minh tính chất của silic và một số hợp chất của silic.
3. Thái độ : cẩn thận, tích cực.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng:
* GV : giáo án, một số ứng dụng thực tế của silic.
* HS : kiến thức phần cacbon để so sánh với silic.
2. Phương pháp : đàm thoại, thuyết trình.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của Silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Ngày soạn: 21/10/2008
Tiết 25 Ngày dạy:
SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
I Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh biết :
- Tính chất của silic, ứng dụng, điều chế và ứng dụng của silic.
- Một số tính chất của hợp chất của silic như SiO2, H2SiO3.
- Muối silicat: chỉ có silicat của kim loại kiềm tan trong nước.
- Một số ứng dụng của silic trong ngành kĩ thuật như luyện kim, bán dẫn, điện tử.
2. Kĩ năng :
- Dự đoán và so sánh tính chất hóa học của silic với cacbon.
- Viết pthh chứng minh tính chất của silic và một số hợp chất của silic.
3. Thái độ : cẩn thận, tích cực.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng:
* GV : giáo án, một số ứng dụng thực tế của silic.
* HS : kiến thức phần cacbon để so sánh với silic.
2. Phương pháp : đàm thoại, thuyết trình.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy:
Hoạt động của Trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Tính chất vật lí:
- Yêu cầu HS tham khảo SGK.
- Tính chất vật lí của silic?
- HS tham khảo SGK trình bày tính chất vật lí của Si
A/ SILIC:
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
Silic (Si) có các dạng thù hình:
- Silic tinh thể: cấu trúc như kim cương, màu xám, có ánh kim, tính bán dẫn và nóng chảy ở 14200C.
- Silic vô định hình: chất bột màu nâu.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học:
- Dựa vào vị trí của Si trong bảng TH rút ra tính chất hóa học của Si và so sánh với C?
+ tính khử:
-tác dụng với flo, clo, brom, iot, cacbon, nitơ, lưu huỳnh.
-tác dụng với dd kiềm
+ tính oxi hóa: tác dụng với kim loại
- Kết luận tính chất của Si
- Phát biểu dựa vào BTH và SGK.
-Đều có tính oxi hóa và tính khử như Cacbon.
-Silic hoạt động yếu hơn Cacbon,
+ Không tác dụng trực tiếp với hidro.
+ C k tác dụng với dd kiềm.
- HS lấy VD à vai trò của Si
- Si vừa chất oxi hóa vừa chất khử
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
Silic vô định hình hoạt động hơn silic tinh thể.
Có các số oxi hóa thường gặp: -4, 0, +2, +4
1. Tính khử:
a) Tác dụng với phi kim:
Si tác dụng trực tiếp với flo; với clo, brom, iot khi đun nóng; với cacbon, nitơ, lưu huỳnh ở nhiệt độ rất cao.
Thí dụ: (silic tetraclorua)
b) Tác dụng với hợp chất: tác dụng mạnh với dung dịch kiềm, giải phóng hidro
2. Tính oxi hóa: ở nhiệt độ cao tác dụng với kim loại như Ca, Mg, Fe tạo silixua kim loại.
Thí dụ: (magie silixua)
Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên - ứng dụng- điều chế:
- Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời được:
- Silic tồn tại dạng nào trong tự nhiên?
- Có những ứng dụng gì ?
- Si được điều chế như thế nào?
- HS nêu được: Si là thành phần tạo nên vỏ trái đất.
- Dùng làm vật liệu bán dẫn
- Khử SiO2 bằng kim loại hoạt động
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất. Tồn tại ở dạng hợp chất (chủ yếu là SiO2, quặng silicat và aluminosilicat).
IV. ỨNG DỤNG:
Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử; trong luyện kim.
V. ĐIỀU CHẾ:
Dùng chất khử mạnh như Al, Mg, C để khử SiO2 ở nhiệt độ cao.
Thí dụ:
Hoạt động 4: Silic đioxit
- SiO2 Tồn tại trong tự nhiên ở dạng nào?
- Có những tính chất gì?
- Ưùng dụng của SiO3?
- HS thảo luận trả lời.
+ SiO2 là thành phần chính của cát.
+ Là oxit axit
+ Dùng làm thủy tinh, đồ gốm
B/ HỢP CHẤT CỦA SILIC:
I. SILIC ĐIOXIT (SiO2):
-Tính chất vật lí: SiO2 là tinh thể, không tan trong nước, nóng chảy ở 17130C
-Tính chất hóa học :
+ Tan chậm trong dd kiềm đặc, nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:
+ Tan trong dung dịch HF:
-Ứng dụng: làm đồ gốm, thủy tinh
Hoạt động 5: Axit silixic - muối silicat:
- Axit silixic và muối silicat có những tính chất gì
- Ưùng dụng gì?
- Dựa vào kiến thức thực tế và SGK để trả lời.
- Viết pthh minh họa tính chất.
II. AXIT SILIXIC (H2SiO3):
-Tính chất vật lí: chất kết tủa keo, không tan trong nước, dễ mất nước khi đun nóng.
Tính chất hóa học : axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
-Ứng dụng: silicagen (axit salixic sấy khô) : dùng làm chất hút ẩm, chất có khả năng hấp phụ mạnh.
III. MUỐI SILICAT:
-Tính chất vật lí:
muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước.
-Ứng dụng: keo dán thủy tinh và sứ; chất chống cháy cho vải, gỗ (thủy tinh lỏng là dung dịch đặc Na2SiO3 và K2SiO3).
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Công thức, tính chất, ứng dụng của Si và các hợp chất
- Dặn dò: Làm bài tập SGK, SBT; học bài.
Chuẩn bị bài tiếp theo
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_25_silic_va_hop_chat_cua_sil.doc