Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 28: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

I Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Học sinh biết : các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được đặc điểm của hợp chất hữu cơ và vô cơ. Cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thánh phần hoặc theo mạch cacbon. Phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

* Học sinh hiểu: vì sao có sự khác nhau về tính chất của hợp chất hữu cơ và vô cơ. Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

2 .Kĩ năng : xác định thành phần định tính, định lượng của hợp chất hữu cơ.

3. Thái độ : tư tưởng tiến bộ, tầm quan trọng của hữu cơ trong đời sống.

II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng:

 * GV : Sơ đồ phân loại chất hữu cơ, thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ.

 * HS : Bảng phụ, bút viết bảng.

 2. Phương pháp : đàm thoại, thuyết giảng, nêu vấn đề

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 28: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn: Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Tiết 28 Ngày dạy : HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết : các đặc điểm của hợp chất hữu cơ. Phân biệt được đặc điểm của hợp chất hữu cơ và vô cơ. Cách phân loại hợp chất hữu cơ theo thánh phần hoặc theo mạch cacbon. Phương pháp xác định định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. * Học sinh hiểu: vì sao có sự khác nhau về tính chất của hợp chất hữu cơ và vô cơ. Tầm quan trọng của việc phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. 2 .Kĩ năng : xác định thành phần định tính, định lượng của hợp chất hữu cơ. 3. Thái độ : tư tưởng tiến bộ, tầm quan trọng của hữu cơ trong đời sống. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: * GV : Sơ đồ phân loại chất hữu cơ, thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ. * HS : Bảng phụ, bút viết bảng. 2. Phương pháp : đàm thoại, thuyết giảng, nêu vấn đề III. Các hoạt động dạy học : : Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ: - Em hãy cho ví dụ 5 hợp chất hữu cơ, 5 hợp chất vô cơ mà em biết. - So sánh công thức của 5 hợp chất hữu cơ? à Rút ra nhận xét thế nào là hợp chất hữu cơ? - GV nêu thêm: ngành hóa học hữu cơ - HS cho ví dụ à Giống nhau đều có C, sau đó H, O - KL: hợp chất hửu cơ và hóa học hửu cơ. I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ: 1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ: - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, cacbua, xianua). - Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. Hoạt động 2: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ: - GV đưa ra một số công thức hidrocacbon, một số dẫn xuất của hidrocacbon. - Phân loại ra và sắp xếp lại theo từng nhóm? - Em hãy cho biết loại liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hữu cơ? - Tính chất vật lí? - Tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ? * Dựa vào kiến thức cũ phân loại hợp chất hữu cơ: - Hidrôcacbon và dẫn xuất của hidrocacbon - Liên kết cộng hóa trị - Dựa vào kiến thức thực tế * Tham khảo SGK trả lời: - Dễ cháy - Phản ứng chậm, tạo nhiều sản phẩm. 2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ: a. Về thành phần và cấu tạo: Chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. b. Tính chất vật lí: - Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. - Thường không tan trong nước, tan nhiều tron dung môi hữu cơ. c. Tính chất hóa học: - Thường kém bền nhiệt và dễ cháy. - Phản ứng hóa học hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng khác nhau trong cùng điều kiện tạo ra hỗn hợp sản phẩm. Hoạt động 3: Phân tích định tính: - Phân biệt khái niệm phân tích định tính, định lượng - Nêu ý nghĩa, nguyên tắc, phương pháp phân tích định tính? - Cách tiến hành * GV phát vấn thêm cách tiến hành. * HS thảo luận thấy được: -Định tínhà các nguyên tố có trong thành phần hchc. - Định lượng à %, m, V các nguyên tố đó. - HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV IV. Sơ lược về phân tích nguyên tố: 1. Phân tích định tính: a) Mục đích: xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. b) Nguyên tắc: chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng. c) Phương pháp tiến hành - Cacbon và hidro: nung hợp chất hữu cơ với CuO, + chuyển nguyên tố C → CO2: làm đục nước vôi trong. + chuyển nguyên tố H → H2O: làm CuSO4 khan từ màu trắng thành màu xanh. - chuyển nguyên tố N → NH3: rồi nhận biết bằng quì tím ẩm. Hoạt động 4: Phân tích định lượng: - Khái niệm phân tích định lượng? - Nêu ý nghĩa, nguyên tắc, phương pháp phân tích định lượng? - Cách tiến hành? - Cách tính Khối lượng, % khối lượng các nguyên tố? - GV củng cố từng phần - Định lượng à %, m, V các nguyên tố đó. - HS dựa vào SGK thảo luận tóm tắt nội dung. - Các nhóm xây dựng, nhận xét - Tính: mC, mH, mN à mO 2. Phân tích định lượng: a) Mục đích: xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ. b) Nguyên tắc: - Cân lượng chính xác hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển C thành CO2, chuyển H thành H2O, chuyển N thành NH3. - Xác định chính xác khối lượng hay thể tích của các chất CO2, H2O, N2 tạo thành, từ đó tính %mC, %mH, %mN, %mO. c) Phương pháp tiến hành: - Nung một khối lượng chính xác a(g) hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N đã trộn đều với bột CuO. - Hấp thụ H2O bằng H2SO4 đặc, CO2 bằng KOH, N2 xác định chính xác thể tích và quy về đk chuẩn. - Tính mC, mH, mN, và % khối lượng của C, H, N à%mO = 100% - (%mC + %mH + %mN) d) Biểu thức tính: IV. Củng cố - Dặn dò: - Hướng dẫn , củng cố qua ví dụ cụ thể bài 3/91 SGK - Làm bài 3,4/ 91 SGK; SBT. Học bài, xem trước bài. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_28_hoa_hoc_huu_co_va_hop_cha.doc