Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 2-45 - Bùi Xuân Đông

I. Mục tiêu bài học :

1. Về kiến thức :

- Biết được sự điện li của nước

- Biết được tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này

- Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit bazơ

2. Về kĩ năng :

- Vận dụng tính số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch

- Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+, OH-, pH.

- Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch

II. Chuẩn bị :

GV: dung dịch axit loãng HCl, dung dịch bazơ loãng NaOH, phenolphtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng

III. Phương pháp :

IV. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc119 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 2-45 - Bùi Xuân Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ......./...../.......... Đ2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết khái niệm axit, bazơ theo thuyết A rê ni ut và bron - stet. - Biết ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ. - Biết muối là gì và sự điện li của muối. 2. Về kĩ năng : - Vận dụng lí thuyết axit - bazơ của arê ni ut và Bron - stet để phân biệt axit, bazơ, chất lưỡng tính và trung tính. - Biết viết phương trình điện li của muối. - Dựa vào h ăng số phân li axit, bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dd II. Chuẩn bị : Dụng cụ : ống nghiệm. Hoá chất : Dung dịch NaOH, muối Zn, dd HCl, NH3, quỳ tím. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong 2. Kiểm tra bài cũ : Trong các chất sau chất nào là chất điện ly yếu, điện ly mạnh: HNO3, HCl, H2SO4, H2S, H2CO3, KOH, Ba(OH)2, NaOH, Fe(OH)2... Viết phương trình điện ly của chúng. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : I. Axit : - GV cho HS nhắc lại các khái niệm về axit đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ. 1. Định nghĩa (theo A rê ni ut) - Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+ - GV: Các axit là những chất điện li. Hãy viết phương trình điện li của các axit đó. VD: HCl ® H+ + Cl- CH3COOH CH3COO- + H+ - GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết 3 phương trình điện li của 3 axit. Nhận xét về các ion do axit và bazơ phân li ra. - GV kết luận : Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+ 2. Axit nhiều nấc Hoạt động 2 : a. Axit nhiều nấc - GV: Dựa vào phương trình điện li HS viết trên bảng, cho HS nhận xét về số ion H+ được phân li từ mỗi phân tử axít. - Axít là một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc. VD: HCl, HNO3, CH3COOH... - GV nhấn mạnh : Axit mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axít một nấc. Axit mà một phân tử điện li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc. - Axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc. VD: H2SO4, H3PO4, H2S ... - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về axit một nấc, axít nhiều nấc. Sau đó viết phương trình phân li theo từng nấc của chúng. H2SO4 ® H+ + HSO4- HSO4- H+ + SO42- H3PO4 H+ + PO4- - GV dẫn dắt HS tương tự như trên để hình thành khái niệm bazơ một nấc và nhiều nấc. H2PO4 H+ + HPO42- H2PO42- H+ + HPO43- - GV đối với axít mạnh nhiều nấc và bazơ đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ. Hoạt động 3 II. Bazơ - GV cho HS nhắc lại các khái niệm về bazơ đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ. 1. Định nghĩa (theo Arêniut) bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH- - GV: bazơ là những chất điện li. Hãy viết phương trình điện l i của các axít và bazơ đó. 2. bazơ nhiều nấc : - bazơ là một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- là bazơ một nấc - GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết 3 phương trình điện li của 3 bazơ. Nhận xét về các ion do axít và bazơ phân li ra. VD: NaOH, KOH... NaOH - Na+ + OH- - GV kết luận: bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. - bazơ mà một phân tử phân li nhiêu nấc ra ion OH- là bazơ nhiều nấc VD: Ba(OH)2, Ca(OH)2 - Giáo viên dẫn dắt học sih tương tự như trên để hình thành khái niệm bazơ một nấc và nhiều nấc Ca(OH)2 -> Ca(OH)+ + OH-:s Ca(OH)+ -> Ca2+ + OH- Các axit, bazơ nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc Hoạt động 4: - Giáo viên làm thí nghiệm, học sinh quan sát và nhận xét + Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2 III. Hiđroxit lưỡng tính 1. Định nghĩa: SGK VD: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- + Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng ZN(OH)2 - Học sinh: Cả hai ống ZN(OH)2 đều tan. Vậy Zn(OH)2 vừa phản ứng với axit vừa phản ứng với bazơ 2. Đặc tính của hiđroxit lưỡng tính Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2 - Giáo viên kết luận: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính? - ít tan trong nước - Lực axit và bazơ của chúng đều yếu - Giáo viên: Tại sao Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính - Giáo viên giải thích: Theo A-re-ni-ut thì Zn(OH)2 vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazơ: + Phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + OH- + Phân li theo kiểu axit Zn(OH)2 2H+ + Zn (hay: H2ZnO2 2H+ + Zn) - Giáo viên: Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2...Tính axit và bazơ của chúng đề yếu Hoạt động 5: IV. Muối: - Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ về muối, viết phương trình điện li của chúng? Từ đó cho biết muối là gì? 1. Định nghĩa: SGK 2. Phân loại - Muối trung hoà: trong phân tử không còn phân li cho ion H+ - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết muối được chia thành mấy loại Cho ví dụ VD: NaCl, Na2SO4, Na2CO3 - Muối axit: trong phân tử vẫn còn có khả năng phân li ra ion H+ VD: NaHCO3, NaH2PO4 - Giáo viên lưu ý học sinh: những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng rất nhỏ, phần nhỏ đó điện li - Giáo viên cho học sinh biết có những ion nào tồn tại trong dung dịch NaHSO3 3. Sự điện ly của muối trong nước: - Hầu hết muối tan đều phânli mạnh - Nếu gốc axit còn chứa H có tính axit thì gốc này phân li yếu ra H+ VD: NaHSO3 -> Na+ + HSO3- HSO3- H+ + SO32- Dặn dò : Về nhà làm bài tập 4,5,7,8 SGK Ngày soạn : ......./...../.......... Đ3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC, pH, CHẤT CHỈ THỊ AXIT BAZƠ I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết được sự điện li của nước - Biết được tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này - Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit bazơ 2. Về kĩ năng : - Vận dụng tính số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch - Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+, OH-, pH. - Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch II. Chuẩn bị : GV: dung dịch axit loãng HCl, dung dịch bazơ loãng NaOH, phenolphtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng III. Phương pháp : IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: I. Nước là chất điện li rất yếu: Giáo viên nêu vấn đề: Thực nghiệm đã xác nhận được rằng, nước là chất điện li rất yếu. Hãy biểu diễn quá trình điện li của nước theo thuyết A-rê-ni-ut. 1. Sự điện li của nước: Nước là chất điện li rất yếu: H2O H+ + OH- (Thuyết A-rê-ni-ut) - Học sinh: Theo thuyết A-rê-ni-ut H2O H+ + OH- Hoạt động 2: 2. Tích số ion của nước - Giáo viên yêu cầu học sinh viết biểu thức tính hằng số cân bằng của cân bằng (1) ở 250C hằng số gọi là tích số ion của nước - Học sinh: (3) = [H+].[OH-] = 10-14 => [H+] = [OH-] = 10-7M. Vậy môi trường trung tính là môi trường trong đó: [H+]=[OH-] = 10-7M - Giáo viên trình bày để học sinh hiểu được do độ điện li rất yếu nên [H2O] trong (3) là không đổi. Gộp giá trị này với hằng số cần bằng cũng sẽ là một đại lượng không đổi, kí hiệu là ta có: =K[H2O]=[H+].[OH-] là một hằng số ở nhiệt độ xác định, gọi là tích số ion của nước, hãy tìm nồng độ ion H+ và OH- - Học sinh đưa ra biểu thức: [H+]=[OH-] = = 10-7M - Giáo viên kết luận: Nước là môi trường trung tính, nên môi trường trung tính là môi trường là môi trường có: [H+]=[OH-] = = 10-7M Hoạt động 3: 3. Ý nghĩa tích số ion của nước - Giáo viên cho học sinh nhắc lại nguyên lí chuyển dịch cân bằng. Từ đó vận dụng vào quá trình của nước rồi rút ra nhận xét nồng độ của ion H+ và OH- a) Trong môi trường axit Biết [H+] -> [OH-] = ? VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,001M - Giáo viên thông báo: là một hằng số đối với tất cả dung dịch các chất. Vì vậy, nếu biết [H+] trong dung dịch sẽ biết được [OH-] trong dung dịch và ngược lại. VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,001M HCl H+ + Cl- [H+] = [HCl] = 10-3M [OH-] = [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7M Học sinh tính toán cho kết quả: [H+] = 103M, [OH-] = 10-11M So sánh thấy trong môi trường axit: [H+] [OH-] hay [H+] > 10-7M - Giáo viên: Hãy tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5M - Học sinh tính toán cho kết quả: [H+] = 10-9M, [OH-] = 10-5M So sánh thấy trong môi trường bazơ [H+] <[OH-] hay [H+] < 10-7M - Giáo viên: Độ axit, độ kiềm của dung dịch được đánh giá bằng [H+] + Môi trường axit: [H+] > 10-7M + Môi trường bazơ; [H+] < 10-7M + Môi trường trung tính: [H+] =10-7M b) Trong môi trường kiềm Biết [OH-] [H+] =? VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5M NaOH Na+ + OH- [OH-] = [NaOH] = 10-5M [H+] = nên [OH-] > [H+] Vậy: [H+] là đại lượng đánh giá độ axit, độ kiểm của dung dịch: - Môi trường axit: [H+] > 10-7M - Môi trường bazơ: [H+] < 10-7M - Môi trường trung tính: [H+] = 10-7M Hoạt động 4: II. Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit - bazơ - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết pH là gì? Cho biết dung dịch axit, kiềm, trung tính có pH bằng mấy? 1. Khái niệm pH: [H+] = 10-pH M hay pH = lg[H+] - Giáo viên giúp học sinh nhận xét về mối liên hệ giữa pH và [H+] - Học sinh: Môi trường axit có pH 7, môi trường trung tính có pH = 7. - Giáo viên bổ sung: Để xác định môi trường của dung dịch người ta dùng chất chỉ thị như quỳ tím, phenolphtalein VD: [H+] = 10-3M pH = 3: môi trường axit [H+] = 10-11M pH = 11: môi trường bazơ [H+] = 10-7M pH = 7: môi trường trung tính - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng chất chỉ thị đã học để nhận biết các chất trong 3 ống nghiệm đựng nước, axit, bazơ 2. Chất chỉ thị axit - bazơ: là chất có màu sắc biến đổi phục thuộc vào giá trị pH của dung dịch - Giáo viên bổ sung: Chất chỉ thị chỉ cho phép xác định giá trị pH một cách gần đúng. Muốn xác định chính xác pH phải dùng máy đo pH VD: - Quỳ tím, phenolphtalein - Chỉ thị vạn năng Củng cố bài: Giáo viên dùng bài tập 4,5 SGK để củng cố bài Dặn dò : Về nhà làm bài tập 3,4,5 SGK chuẩn bị bài luyện tập Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : ......./...../.......... Đ4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC ĐIỆN LI I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Hiểu được điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. - Hiểu được phản ứng thuỷ phân của muối 2. Về kĩ năng : - Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng. - Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li đvể biết được phản ứng xaỷ ra hay không xảy ra II. Chuẩn bị : GV: Dụng cụ hoá chất thí nghiệm: NaCl, AgNO3, NH3, Fe2(SO4)3, KI, hồ tinh bột III. Phương pháp : IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: I. Điều kiện xảy ra phản ứng trong các chất điện li" - Giáo viên: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình? 1. Phản ứng tạo thành kết tủa: VD: dung dịch Na2SO4 phản ứng được với dung dịch BaCl2 - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phản ứng dạng ion - Giáo viên kết luận: Phương trình ion rút gọn cho thấy thực chất của phản ứng trên là phản ứng giữa hai ion Ba2+ và SO42- tạo kết tủa. PTPT: Na2SO4+ BaCl2 BaSO4¯+2NaCl Do: Ba2+ + SO42- BaSO4¯ (PT ion thu gọn) - Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, ion thu gọn của phản ứng giữa CuSO4 và NaOH và học sinh rút ra bản chất của phản ứng đó VD 2: dung dịch CuSO4 phản ứng được với dung dịch NaOH: PTPT: CuSO4 + 2NaOH Na2SO4 + Cu(OH)2¯ Do: Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2¯ Hoạt động 2: 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa hai dung dịch NaOH và HCl và rút ra bản chất của phản ứng này a. Tạo thành nước: VD: dd NaOH phản ứng với dd HCl PTPT: NaOH + HCl NaCl + H2O Do: H+ + OH- H2O (điện li yếu) - Tương tự như vậy giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa Mg(OH)2 và HCl và rút ra bản chất của phản ứng này b) Tạo thành axit yếu: VD: dung dịch CH3COONa phản ứng được với dung dịch HCl PTPT: CH3COONa + HCl CH3COOH + HCl Do: CH3COO- + H+ CH3COOH (điện li yếu) - Giáo viên làm thí nghiệm: Đổ dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch CH3COONa, thấy có mùi giấm chua. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn 3. Phản ứng tạo thành chất khí: VD: dung dịch HCl phản ứng được với CaCO3 PTPT: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2­+ H2O - Giáo viên làm thí nghiệm ở SGK và yêu cầu học sinh cũng làm theo tương tự như trên Do: CaCO3 + 2H+ Ca+2+ + CO2­ + H2O Hoạt động 3: II. Kết luận: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng các ion Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là có: Kết tủa Chất điện li Chất khí Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2,3,4,5,6,7,8,9 - Tiết sau luyện tập, về nhà ôn lại kiến thức theo nội dung mục kiến thức cần nhớ SGK và chuẩn bị những bài tập trong mục bài tập SGK Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : ......./...../.......... Đ5: LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi xảy ra trong dung dịch các chất điện li 2. Về kĩ năng : - Rèn luyện kĩ viết phương trình phản ứng dưới dạng ion và ion thu gọn II. Chuẩn bị : GV: Chuẩn bị giáo án + câu hỏi luyện tập III. Phương pháp : IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh điền vào phiếu học tập để khắc sâu các kiến thức cần nhớ dưới đây: 1. Nắm vững các khái niệm axit, bazơ, muối, pH, chất chỉ thị 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch điện li là gì? Cho ví dụ? - Tạo thành kết tủa. - Tạo thành chất điện li yếu. - Tạo thành chất khí 3. Phương trình ion rút gọn có ý nghĩa gì? Nêu cách viết phương trình ion rút gọn? Bài tập Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh làm các bài tập sau để rèn luyện các kĩ năng vận dụng lí thuyết đã học Bài 1: (SGK) K2S 2K+ = S2- Na2HPO4 2Na+ + HPO42- HPO42- H+ + PO43+ Yêu cầu học sinh làm tương tự Bài 4: (SGK) Bài 5: (SGK) ý đúng C (giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao chọn C) Bài 7 (SGK): Giáo viên yêu cầu học sinh viết phản ứng xảy ra và xác định số mol HCl đã phản ứng với MCO3 Dặn dò : Tiết sau thực hành bài thực hành số 1, về nhà đọc trước phần cách tiến hành thí nghiệm Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : ......./...../.......... Đ6: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 TÍNH AXIT - BAZƠ PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Củng cố các kiến thức về axit - bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện li 2. Về kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm với lượng nhỏ hoá chất II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho thực hành : 1. Dụng cụ thí nghiệm: - Đĩa thuỷ tinh - ống hút nhỏ giọt - Bộ giá thí nghiệm đơn giản - ống nghiệm - Thìa xúc các hoá chất bằng thuỷ tinh 2. Hoá chất: Chứa trong lọ thuỷ tinh, nút thuỷ tinh kèm ống hút nhỏ giọt - Dung dịch HCl 0,1M - Dung dịch Na2CO3 đặc - Giấy đo độ pH - Dung dịch CaCl2 đặc - Dung dịch NH4Cl 0,1M - Dung dịch phenolphtalein - Dung dịch CH3COONa 0,1M - Dung dịch CuSO4 1M - Dung dịch NaOH 0,1 M - Dung dịch NH3 đặc III. Phương pháp : IV. Tổ chức hoạt động dạy học: Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 8 nhóm thực hành để tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ a. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm - Thực hiện như SGK đã viết b. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích - Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1. Môi trường axit mạnh - Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NH3 0,1M giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9. Môi trường bazơ yếu - Thay dung dịch NH3Cl bằng dung dịch CH3COOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH= 4. Môi trường axit yếu. Giải thích: Muối CH3COONa tạo bởi gốc bazơ mạnh và gốc axit yếu, khi tan trong nước, gốc axit yếu bị thuỷ phân làm cho dung dịch có tính bazơ. - Thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 13. Môi trường kiềm mạnh. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các điện li a. Chuẩn bị tiến hành thí nghiệm: - Thực hiện như SGK b. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và giải thích: - Nhỏ Na2CO3 đặc vào dung dịch CaCl2 đặc, xuất hiện kết tủa tắng CaCO3. - Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dung dịch HCl loãng, xuất hiện các bọt khí CO2. - Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dung dịch có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc, dung dịch mất màu. phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hoà NaCl và H2O. Môi trường trung tính. - Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, xuất hiện kết tủa xanh nhạt Cu(OH)2. Nhỏ tiếp dung dịch NH3 đặc vào lắc nhẹ, CU(OH)2 tan tạo thành dung dịch phức màu xanh thẳm, trong suốt. V. Nội dung tường trình: 1. Tên học sinh..........lớp..... 2. Tên bài thực hành... 3. Nội dung tường trình: Trình bày các tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình, các thí nghiệm nếu có. Chương II NI TƠ - PHỐT PHO Ngày soạn : ......./...../.......... Đ7: NI TƠ I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết được vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu tạo electron. - Hiểu được tính chất vật lí, hoá học của nitơ - Hiểu được ứng dụng của nitơ, phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm 2. Về kĩ năng : - Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích tính chất vật lí, hoá học của nitơ - Rèn luyện kĩ năng suy luận logic II. Chuẩn bị : GV: Điều chế sẵn nitơ cho vào ống nghiệm đậy bằng nút cao su HS: Xem lại cấu tạo phân tử nitơ (Phần LKHH SGK hoá học 10) III. Phương pháp : IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: I. Cấu tạo phân tử Nitơ - Giáo viên nêu câu hỏi: Mô tả liên kết trong phân tử nitơ? Hai nguyên tử trong phân tử nitơ liên kết với nhau như thế nào? - Phân tử nitơ gồm có 2 nguyên tử - Hai nguyên tử trong phân tử niơ liên kết với nhau bằng ba liên kết cộng hoá trị không cực: N º N - Giáo viên gợi y: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của nguyên tử N, để đạt cấu hình bền giống khí hiếm thì các nguyên tử N phải làm thế nào - Giáo viên kết luận: + Phân tử N gồm có 2 nguyên tử + Hai nguyên tử trong phân tử N liên kết với nhau bằng 3 liên kết cộng hoá trị không có cực Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí: SGK - Giáo viên cho học sinh quan sát ống nghiệm đựng khí N - Học sinh nhận xét về màu sắc, mùi vị, có duy trì sự sống không và có độc không? - Giáo viên bổ sung thêm tính tan, nhiệt hoá rắn, lỏng, khả năng duy trì sự cháy Hoạt động 3 III. Tính chất hoá học: - Giáo viên nêu vấn đề: + Ni tơ là phi kim khá hoạt động, độ âm điệm là 3 nhưng ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hoá học, hãy giải thích? + Số oxi hoá của N ở dạng đơn chất là bao nhiêu? Dựa vào các số oxi hoá của nitơ dự đoán CTHH của nitơ - ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoá học. Còn ở nhiệt độ cao đặc biệt khi có xúc tác nitơ trở nên hoạt động - Tuỳ thuộc vào sự thay đổi số oxi hoá, nitơ có thể thể hiện tính khử hay tính oxi hoá - Học sinh giải quyết 2 vấn đề trên: + Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử + Dựa vào khả năng thay đổi số oxi hoá của nitơ 1. Tính oxi hoá: a) Tác dụng với kim loại mạnh (Li, Ca, Mg, Al...) - Giáo viên kết luận: + ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hoá học. Còn ở nhiệt độ cao đặc biệt khi có xúc tác N2 trở nên hoạt động. + Tuỳ thuộc vào sự thay đổi số oxi hoá, nitơ có thể thể hiện tính khử hay tính oxi hoá. b) Tác dụng với Hidro: ở 4000C, Pcao có xúc tác: 2. Tính khử: Tác dụng với oxi: ở 30000C hoặc hồ quang điện N02 + O2 NO dễ dàng kết hợp với O2: 2NO + O2 2NO2 Hoạt động 4: - Giáo viên đặt vấn đề: hãy xét xem N thể hiện tính khử hay tính oxi hoá trong trường hợp nào - Giáo viên thông báo phản ứng của N với H và kim loại hoạt động - Học sinh xác định số oxi hoá của N trước và sau phản ứng, từ đó cho biết vai trò của N trong phản ứng Một số oxit khác của N: N2O, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếp từ phản ứng của N và O - Giáo viên lưu ý học sinh: Nitơ phản ứng với liti ở nhiệt độ thường Kết luận: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn và thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn - Giáo viên thông báo phản ứng của N2 với O2 - Học sinh xác định số oxi hoá của nitơ trứơc và sau phản ứng, từ đó cho biết vai trò của ni tơ trong phản ứng - Giáo viên nhấn mạnh: Phản ứng này xảy ra rất khó khăn cần ở nhiệt độ cao và là phản ứng thuận nghịch. NO rất dễ dàng kết hợp với oxi tạo thành NO2 màu nâu đỏ Có một số oxit khác của nitơ N2O, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếp từ phản ứng của N và O - Giáo viên kết luận: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn và thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn Hoạt động 5: IV. Ứng dụng: - Giáo viên nêu câu hỏi: Nitơ có ứng dụng gì? - Học sinh dựa vào kiến thức thực tế và tư liệu SGK trả lời Hoạt động 6: V. Trạng thái thiên nhiên VI. Điều chế - Giáo viên nêu hai vấn đề: + Trong tự nhiên ni tơ có ở đâu và tồn tại dưới dạng nào + Người ta điều chế nitơ bằng cách nào? a) Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. b) Trong PTN: NH4NO2 N2 + 2H2O - Học sinh dựa vào kiến thức thực tế và tư liệu SGK để trả lời NH4Cl +NaNO2NaCl + N2 + 2H2O - Giáo viên trình bày kĩ về phương pháp, nguyên tắc điều chế nitơ bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng trong công nghiệp - Giáo viên trình bày cách điều chế N2 trong phòng thí nghiệm Củng cố: Giáo viên dùng bài tập 4 SGK Dặn dò : Về nhà làm bài tập 3,4,5 SGK Ngày soạn : ......./...../.......... Đ8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : * Học sinh hiểu được: - Tính chất hoá học của amoniac và muối amoni - Vai trò quan trọng của amoniac và múôi amoni trong đời sống và trong kỹ thuật * Học sinh biết được: Phương pháp điều chế amoniac trong công nghiệp và trong PTN 2. Về kĩ năng : - Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lí, tính chất hoá học của amoniac và muối amoni. - Vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac. - Rèn luyện khả năng lập luận logic và khả năng viết các phương trình trao đổi ion II. Chuẩn bị : GV: Dụng cụ hoá chất phát hiện tính tan của NH3, dung dịch NH4Cl; dung dịch NaOH; dung dịch AgNO3; dung dịch CuSO4, tranh (hình 2.2); NH3 khử CuO; tranh (hình 2.4) sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3 trong công nghiệp III. Phương pháp : IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số, tác phong 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: A. amoniac (NH3) - Giáo viên nâu câu hỏi; Dựa vào cấu tạo của nguyên tử N và H hãy mô tả sự hình thành phân tử amoniac? Viết công thức electron và CT cấu tạo phân tử amoniac I. Cấu tạo phân tử N H H H - Học sinh dựa và kiến thức đã biết ở lớp 10 và SGK để trả lời - Giáo viên bổ sung: Phân tử NH3 có cấu tạo hình tháp, nguyên tử N ở đỉnh tháp còn 3 nguyên tử H nằm ở 3 đỉnh của tam giác đều là đáy của hình tháp có cấu tạo không đối xứng nên phân tử NH3 phân cực - Trong phân tử NH3 nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hoá trị có cực, ở nguyên tử N còn một cặp e chưa tham gia liên kết. - NH3 là phân tử phân cực - Nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hoá -3 là thấp nhất trong các số oxi hoá có thể có của N Hoạt động 2: II. Tính chất vật lí: - Giáo viên chuẩn bị một ống nghiệm chứa sẵn amoniac. Cho học sinh quan sát trạng thái, màu sắc, có thể hé mở nút cho học sinh phẩy nhẹ để ngửi. - Là chất khí không màu, mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí - Tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch có tính kiềm - Giáo viên làm thí nghiệm thử tính tan của khí amoniac - Học sinh quan sát hiện tượng, giải thích. - Giáo viên bổ sung: Khí NH3 tan rất nhiều trong nước, ở 200C một lít nứơc hoà tan được 800 lít NH3 Hoạt động 3: III. Tính chất hoá học: - Giáo viên yêu cầu: Dựa vào thuyết axit - bazơ của Bron-stet để giải thích tính bazơ của NH3 1. Tính bazơ yếu: a) Tác dụng với nước: Khi hoà tan khí NH3 vào nước một phần các phân tử NH3 phản ứng: - Học sinh: khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với H+ của nước NH+4 + OH- NH3 + H2O NH+4 + OH- là một bazơ yếu - Giáo viên bổ sung: Kb của NH3 ở 250C là 1,8.10-5 nên là một bazơ yếu b) Dung dịch NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hiđroxit kim loại: - Giáo viên: Khi cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NH3 sẽ xảy ra phản ứng nào giữa các ion trong 2 dung dịch này? VD1: FeCl3+3NH3+3H2O3NH4Cl+ Fe(OH)3 - Học sinh: Xảy ra phản ứng Fe3+ + OH- Fe(OH)3 Fe3++3NH3 + 3H2O 3NH+4 + Fe(OH)3 - Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập nên phương trình hoá học - Tương tự học sinh hình thành phương trình hoá học ở VD 2 VD2: AlCl3+3NH3+3H2O 3NH4 + Al(OH)3 - Giáo viên: NH3 khí củng như

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_2_45_bui_xuan_dong.doc