Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 3: Sự điện li

I Mục tiêu :

1. kiến thức:

 * Học sinh biết : Các khái niệm về sự điện li. Chất điện li. Chất điện li mạnh? Chất điện li yếu?

 * Học sinh hiểu: Nguyên nhân gây ra tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

2 .Kỉ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành: Quan sát, so sánh.

 Rèn luyện khả năng lập luận logic.

3. Thái độ : Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

II. Chuẩn bị:

 1. Đồ dùng:

 *. GV : Dụng cụ và hoá chất Tn đo độ dẫn điện.

 *. HS : On lại hiện tượng dẫn điện đã được học ở lớp 7.

 2. Phương pháp : Nêu vấn đề + TN theo phương pháp nghiên cứu.

III. Các hoạt động dạy học :

 (Vào bài): Gv làm hai TN đo tính dẫn điện của nước nguyên chất và muối ăn, dùng kết quả TN này dẫn dắt vào bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 3: Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn: 11/8/2008 Tiết 3 Ngày dạy: 19/8: B 1,2,3 Chương I: SỰ ĐIỆN LI. SỰ ĐIỆN LI. I Mục tiêu : 1. kiến thức: * Học sinh biết : Các khái niệm về sự điện li. Chất điện li. Chất điện li mạnh? Chất điện li yếu? * Học sinh hiểu: Nguyên nhân gây ra tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. 2 .Kỉ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành: Quan sát, so sánh. Rèn luyện khả năng lập luận logic. 3. Thái độ : Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng: *. GV : Dụng cụ và hoá chất Tn đo độ dẫn điện. *. HS : Oân lại hiện tượng dẫn điện đã được học ở lớp 7. 2. Phương pháp : Nêu vấn đề + TN theo phương pháp nghiên cứu. III. Các hoạt động dạy học : (Vào bài): Gv làm hai TN đo tính dẫn điện của nước nguyên chất và muối ăn, dùng kết quả TN này dẫn dắt vào bài. Hoạt động của thầy: Hoạt động của Trò : Nội dung : Hoạt động 1 Thí nghiệm: *Gv làm tiếp các TN chứng minh tính dẫn điện của dung dịch: -NaOH, HCl, NaCl khan, nước đường saccarozơ . - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. - Học sinh quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. + NaCl khan, nước cất, dd saccarozơ không dẫn điện + dd muối, axit, bazơ dẩn được điện I. Hiện tượng điện li: 1. Thí nghiệm: * Kết luận: - Dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện. - Các chất rắn khan: NaCl, NaOH,... và một số dung dịch : rượu etylic, nước đường saccarozơ, glixerol,.... không dẫn điện. Hoạt động 2: Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối: - Gv đặt các câu hỏi: - Nhắc lại điều kiện để một vật dẫn được điện? - Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện chứng tỏ điều gì? - Dự đón các hạt mang điện tích trong dung dịch là gì? Ion hay e? * Gv gợi ý cho học sinh viết các quá trình phân li thành các ion của các loại hợp chất axit, bazơ, muối một cách tổng quát. Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng viết các quá trình phân li của các chất : NaCl, HCl, NaOH. - Gv dẫn dắt: Người ta gọi các quá trình phân li của các chất trên trong dung dịch ra ion là sự điện li. Vậy sự điện li là gì? Vậy chất điện li là gì? Cho ví dụ. - Học sinh dựa vào kiến thức Vật Lý đã học ở lớp 7 và suy luận trả lời. - Dòng điện. Chất dẫn điện? à dd chúng có các điện tích tự do.( ion) docác chất tan tương tác với dung môi tạo ra - Những chất tan trong nước phân li thành ion gọi là chất điện li . 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối: * Do các axit, bazơ, muối khi tan trong nước bị phân li thành các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện. * Quá trình phân li các chất trong nước thành ion gọi là sự điện li. * Những chất tan trong nước phân li thành các ion gọi là chất điện li. * Vậy : Axit, bazơ, muối là các chất điện li. Hoạt động 3: . Thí nghiệm * Gv làm thí nghiệm để dẫn dắt Hs đưa ra khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Hs: các chất khác nhau khả năng điện li khác nhau. II. Phân loại các chất điện li : 1. Thí nghiệm( Sgk). * Kết luận thí nghiệm: Các chất khác nhau có khả năng điện li khác nhau. Hoạt động 4: Chất điện li mạnh và chất điện li yếu : -Thế nào là chất điện li mạnh? Cho ví dụ? - GV bổ sung thêm cách biểu diễn chất pt điện li bằng mủi tên à. - Gv cho thêm một số ví dụ yêu cầu Hs viết PTĐL - Dựa vào PTĐL có thể tính được nồng độ của các ion phân li không? -Thế nào là chất điện li yếu? Độ điện li của chất điện li yếu? Cho ví dụ? * Gv lưu ý cho Hs cách viết PTĐL của chất điện li yếu.() - Dựa vào PTĐL của chất điện li yếu có thể tính trực tiếp được nồng độ của các ion phân li thông qua nồng độ của phân tử tương ứng không ? -Cho biết đặc điểm của quá trình phân li của chất điện li yếu? - Nêu các đặc trưng của quá trình thuận nghịch? - GV bổ sung thêm: Trạng thái cân bằng của quá trình điện li còn gọi là cân bằng điện li. - Hs lên bảng viết viết các quá trình phân li của các chất : NaCl, HCl, NaOH. - Hs dựa vào ví dụ định nghĩa sự điện li. - Hs suy luận trả lời. - Hs dựa vào sgk để trả lời.Sau đó cho ví dụ các loại chất điện li mạnh. - Hs lưu ý. - Hs lên bảng viết. - Hs suy luận trả lời: Không. - Hs là quá trình thuận nghịch - Cân bằng động Tuân theo nguyên lí lơsactơliơ 2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu : a. Chất điện li mạnh: - Là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. - Các axit mạnh, các bazơ mạnh và các muối tan đều là chất điện li mạnh. *Ví dụ: HNO3 H+ + NO3- . NaOH Na+ + OH- . CuSO4 Cu2+ + SO42- . * Dựa vào PTĐL có thể tính được số mol hay nồng độ của các ion phân li. Ví dụ: HNO3 H+ + NO3- . 0,1M 0,1M 0,1M Na2SO4 2Na+ + SO42- 0,1M 0,2M 0,1M b. Chất điên li yếu : - Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. - Axit yếu, các bazơ yêú là chất điện li yêu1: *Ví dụ : CH3COOH H+ +CH3COO-. * Sự điện li của các chất điện li yếu có đầy đủ đặc trưng của quá trình thuận nghịch, khi quá trình điện li của các chất điện li đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện li. - Cân bằng điện li cũng là cân bằng động, tuân theo nguyên lý Lơsatơliê. IV Củng cố - Dặn dò : Phiếu học tập: 1. Trong các chất sau đây chất nào là chất điện li: H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, C6H6. NaClO. 2. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện? A. KCl rắn khan. B. Nước biển. C. Nước sông , ao , hồ. D. Dung dịch KCl trong nước. 3. Một học sinh hoà tan Natrioxit trong nước và làm Thí nghiệm thấy dung dịch thu được dẫn được điệếmH đó kết luận Natrioxit là chất điện li. Hãy cho biết kết luận đó đúng hay sai. V. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_3_su_dien_li.doc