Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 10: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

 - Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

 - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái Đất.

 2. Về kỹ năng :

 Quan sát và nhận biết được kết quả các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ.

II/. Thiết bị dạy học :

 Một số tranh ảnh do tác nhân nội lực đến địa hình bề mặt TĐ

III/. Trọng tâm bài học

 Tác động nội lực => hệ quả : địa hình bề mặt TĐ

IV/. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra:

Hãy nêu thuyết kiến tạo mảng và các đặc tính của các loại đá

 3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 10: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . . Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . . Bài 10 : TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Về kỹ năng : Quan sát và nhận biết được kết quả các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ. II/. Thiết bị dạy học : Một số tranh ảnh do tác nhân nội lực đến địa hình bề mặt TĐ III/. Trọng tâm bài học Tác động nội lực => hệ quả : địa hình bề mặt TĐ IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Hãy nêu thuyết kiến tạo mảng và các đặc tính của các loại đá 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cả lớp GV có thể đặt câu hỏi: nội lực là gì? Nguyên nhân hình thành nội lực? GV có thể phân tích kết hợp với hình vẽ sự chuyển động của các dòng đối lưu. - Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất. - Nguyên nhân sinh ra nội lực là do năng lượng bên trong lòng TĐ. HĐ 2: Cả lớp GV nêu quá trình tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các cuộc vận động kiến tạo, các họat động núi lửa, động đấtvận động kiến tạo làm cho vỏ TĐ có những biến đổi lớn: nơi được nâng lên, nơi hạ xuống, có nơi bị nứt ra, đứt gãynhững vận động này có thể theo chiều thẳng đứng, hoặc có thể theo phương nằm ngang. GV hướngdẫn HS đọc kênh chữ trong SGK mục I để nắm được những nội dung cơ bản của vận động thẳng đứng. HĐ 3: Nhóm * Bước 1: HS quan sát hình 10.1; 10.2; 10.3; 10.4; 10.5 SGK và sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới, tập bản đồ thế giới và các châu lục, bản đồ tự nhiên VN cho biết: - Lực tác động của quá trình uốn nếp, đứt gãy? - Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy? - Phân biệt các dạng địa hình: khe nứt, địa lũy, địa hào. * Bước 2: Đại diện càc nhóm trình bày, phân tích được tác động của lực theo phương nằm ngang đối với địa hìng bề mặt tđ. I. Nội lực - Nội lực là lực sinh ra ttrong lòng TĐ. - Nguyên nhân sinh ra nội lực : là do các nguồn năng lượng bên trong lòng đất. II. Tác động của nội lực. Thông qua các vận động kiến tạo, họat động động đất, núi lửa. 1. Vận động theo phương thẳng đứng - Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ TĐ theo phương thẳng đứng. - Diễn ra trong một diện tích rộng lớn. - Địa hình bị thu hẹp hay mở rộng về diện tích một cách chậm chạp và lâu dài. 2. Vận động theo phương nằm ngang Làm cho vỏ TĐ nén ép, tách dãn gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy a. Hiện tượng uốn nếp. - do tác động của lữc nằm ngang. - Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. Do tác động của lực nằm ngang, các lớp đá bị uốn cong và tạo thành các núi uốn nếp. b. Hiện tượng đứt gãy. - Do tác động của lực nằm ngang. - Xảy ra ở vùng đá cứng, làm cho các lớp đá bị gãy và dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng, những nơi nâng lên tạo thành địa lũy, những nơi sụt xuống tạo thành địa hào. V/. Đánh giá Phân tích sự khác nhau về tác động của theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nẳm ngang. VI/. Họat động nối tiếp Lập bảng so sánh 2 quá trình uốn nếp và đứt gãy.

File đính kèm:

  • docBAI 10 TAC DONG CUA NOI LUC...doc.doc