Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Mục tiêu bài học với học sinh:

Kiến thức:

o Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.

o Khi đọc bản đồ địa lí phải dọc bảng chú giải.

Kĩ Năng:

Nhận biết được các phương pháp trên bản đồ, tiếng nói của nó.

Thái độ:

Hình thành ý thức khai thác triệt để tiếng nói của bản đồ.

Thiết bị dạy học: (5’)

o SGK.

o GA điện tử.

Kiểm tra bài cũ:

 Nhận dạng phép chiếu đồ sử dụng vẽ 3 bản đồ cụ thể?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: BẢN ĐỒ Tiết thứ: 2, tuần 1. Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ Mục tiêu bài học với học sinh: Kiến thức: Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. Khi đọc bản đồ địa lí phải dọc bảng chú giải. Kĩ Năng: Nhận biết được các phương pháp trên bản đồ, tiếng nói của nó. Thái độ: Hình thành ý thức khai thác triệt để tiếng nói của bản đồ. Thiết bị dạy học: (5’) SGK. GA điện tử. Kiểm tra bài cũ: Nhận dạng phép chiếu đồ sử dụng vẽ 3 bản đồ cụ thể? Bài mới: Định hướng: Chúng ta biết bản đồ có ngôn ngữ riêng. Vậy những biện pháp biểu hiện cơ bản? Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày & trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu phương pháp kí hiệu (bằng cách khai thác SGK và các slides, Hs làm việc cá nhân) với phương pháp giao nhiệm vụ, phát vấn trả lời các nội dung chính: các dạng kí hiệu, các yếu tố và đặc tính địa lí có thể phản ánh Các câu hỏi tìm hiểu: Có những dạng kí hiệu nào? Xác định vị trí của các nhà máy điện? qui mô có phân biệt? thông qua cách kí hiệu nào để phản ánh động thái của nhà máy điện(dựa bản đồ công nghiệp Việt Nam) Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Phương pháp và cách làm như hoạt động 1. Dựa vào hình 2.3, GV chỉ rõ các kí hiệu đường chuyển động, sau đó ra câu hỏi: Phản ánh được những đặc tính nào của gió? Bão? dựa vào đặc điểm nào của kí hiệu để phân biệt? Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu phương pháp chấm điểm. (cá nhân) Quan sát hình 2.4, cho biết dùng những phương pháp biểu hiện nào? Phản ánh những yếu tố địa lí nào? Mỗi điểm trên bản đồ ứng với bao nhiêu người? Vậy phương pháp biểu hiện được những yếu tố địa lí có đặc điểm gì? Tính chất nào của hiện tượng? Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp Bản đồ - biểu đồ.. Căn cứ SGK (chữ, hình): Thế nào là phương pháp bản đồ - biểu đồ? Phản ánh đặc tính nào của hiện tượng? (cá nhân) Giáo viên thuyết trình thêm về các phương pháp khác, nên có minh hoạ. Phương pháp kí hiệu. Gồm kí hiệu hình học, chữ, tượng hình. Thường phản ánh những đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể trong không gian: điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản Phản ánh được vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng. (thông qua kích thước, mầu sắc của kí hiệu.) Phương pháp đường chuyển động. Thông qua những đường mũi tên, phân biệt bằng mầu sắc, kích thước. Phản ánh những hiện tượng địa lí có sự di chuyển (gió, bão, các luồng di cư, vận chuyển hàng hoá) Thấy được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ, tần xuất Phương pháp chấm điểm. Biểu hiện những yếu tố địa lí phân bố phân tán, lẻ tẻ (dân cư, các cơ sở chăn nuôi ) Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp này, mổi điểm tương ứng một giá trị (khối lượng, số lượng) nào đó. Biểu hiện được số lượng, mật độ của hiện tượng địa lý trong không gian Phương pháp bản đồ - biểu đồ. Dùng các biểu đồ đặt vào những lãnh thổ cụ thể trên bản đồ. Phản ánh giá trị tổng cộng, cơ cấu của những hiện tượng địa lí. Thông qua nhiều hình thức biểu đồ, phản ánh các thuộc tính của hiện tượng địa lí. Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác: kí hiệu đường, diện Củng cố: (5’) Căn cứ hình 2.2 cho biết: Phản ánh những yếu tố nào? Những phương pháp nào? Thuộc tính nào? Căn cứ hình 2.3 cho biết: Phản ánh những yếu tố nào? Những phương pháp nào? Thuộc tính nào? Căn cứ hình 2.4 cho biết: Phản ánh những yếu tố nào? Những phương pháp nào? Thuộc tính nào? Căn cứ hình 2.5 cho biết: Phản ánh những yếu tố nào? Những phương pháp nào? Thuộc tính nào? Nối tiếp: Tìm hiểu trước bài 3 bằng cách trả lời những câu hỏi cuốc bài.

File đính kèm:

  • docDia li 10 chuan Bai 2.doc
Giáo án liên quan