I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới tính, theo lao động và theo trình độvăn hóa.
- Phân biệt được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến việc phát triển dân số và phát triển KT-XH.
- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tup6ỉ.
2. Về kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, lược đồ cơ cấu dân số.
3. Về thái độ:
HS nhận thức được cơ cấu dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn, ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục , lao động và việc làm.
II/. Thiết bị dạy học :
Bản đồgiáo khoa sự phân bố dân cư thế giới.
III/. Trọng tâm bài học
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 31: Cơ cấu dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . .
Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . .
BÀI 31 CƠ CẤU DÂN SỐ
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới tính, theo lao động và theo trình độvăn hóa.
- Phân biệt được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến việc phát triển dân số và phát triển KT-XH.
- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tup6ỉ.
2. Về kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, lược đồ cơ cấu dân số.
3. Về thái độ:
HS nhận thức được cơ cấu dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn, ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục , lao động và việc làm.
II/. Thiết bị dạy học :
Bản đồgiáo khoa sự phân bố dân cư thế giới.
III/. Trọng tâm bài học
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới, ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, mối quan hệ giữa giáo dục và số lượng, chất lượng dân số.
IV/. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
Trình bày gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Nhóm1
* Bước 1: GV chia hs thành 2 nhóm nhỏ và nhiệm vụ của từng nhóm.
- Nhóm 1,2: tìm hiểu cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính.
- Nhóm 3,4: tìm hiểu về tháp tuổi.
* Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Cả lớp
Dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì?
- Thế nào là nguồn lao động ?
- Nhận biết sự khác nhau giữa nhóm dân số họat động kinh tế vànhóm dân số không họat động kinh tế ?
HĐ 3: Cá nhân
* Bước 1: HS dựa vào SGK, hình 22.3
- Cho biết dân số họat động ở khu vực kinh tế được chia làm mấy khu vực kinh tế? Đó là những khu vực nào?
- Trả lời câu hỏi mục II.1.b trang 91 SGK.
* Bườc: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 4 : Cá nhân
* Bước 1:HS dựa vào SGK , và vốn hiểu trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ cấu theo trình độ văn hóa cho biết điều gì?
- Người ta thường dựa vào những tiêu chí nào để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa?
- Dựa vào bảng 23, nêu nhận xét về tỉ lệ người biết chữ và số năm đi họccủa các nhóm nước trên thế giới. Liên hệ VN.
- Ngoài những cơ cấu trên còn có những cơ cấu nào?
* Bước 2: HS trình bàykết quả, GV chuẩn kiến thức.
I. Cơ cấu sinh học
1. cơ cấu dân số theo giới.
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương qua giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
- Cơ cấu dân số theo giới c1 sự biến động theo thời gian và khác nhau ở từng khu vực, từng nước.
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Dân số thường được chia thành 3 nhóm tuổi: dưới tuổi lao động, tuổi lao động và ngoài tuổi lao động.
- Sự phân chia dân số già hay trẻ tùy thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số. Các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già , các đang nước đang phát triển thường có cơ cấu dân số trẻ.
- Tháp tuổi (tháp dân số): là 1 loại biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính ở một thời nhất định. Có 3 kiểu tháp tuổi khác nhau:
+ Kiểu mở rộng: tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp: tỉ suất sinh giảm nhanh, tuổi thọ trung bình đang tăng, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu mở rộng: tỉ suất sinh thấp tử thấp, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả qui mô và cơ cấu.
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động.
a. Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên có khả năng tham gia lao động.
Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm: nhóm dân số họat động trong khu vực kinh tế và nhóm dân số không họat động kinh tế.
b. Dân số họat động theo khu vực kinh tế
- Dân số họat động theo khu vực kinh tế được phân chia dựa trên sự phân chia nền kinh tế theo 3 khu vực
- Dân số họat động theo khu vực kinh tế thường thay đổi theo không gian và thời gian, phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay trên thế giới có hơn 40% ds họat động trong khu vực I, 30% ds trong khu vực II và 30% ds họat động trong khu vực
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
- Căn cứ tỉ lệ người biết chữ ( từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người tử 25 tuổi trở lên.
- Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học chiếm tỉ lệ cao nhất, thấp nhất là các nước kém phát triển
V/. Đánh giá
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị:
a. Tương quan giữa giới nam so với giới nữ.
b. Tương quan giữa giới nữ so với giới nam.
c. Tuơng quan giữa giới nam so với tổng số dân .
d. a và c đúng.
2. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 tuổi trong cơ cấu dân số trẻ là:
a. Dưới 30% b. Dưới 35% c. Trên 30% d. Trên 35%
3. Kiểu tháp tuổi ổn định thể hiện:
a. Tỉ suất sinh cao tuổi thọ trung bình thấp.
b. Tỉ suất sinh cao tuổi thọ trung bình cao.
c. Tỉ suất sinh thấp tuổi thọ trung bình cao.
d. Tỉ suất sinh thấp tuổi thọ trung bình thấp.
4. Tính tỉ số của dân số vn năm 2001. biết rằng dân số VN năm 2001 lá 78,7 triệu người, nam: 38,7 triệu người; nữ: 40,1 triệu người.
VI/. Họat động nối tiếp :
Làm các câu hỏi 3 trang 92 SGK
File đính kèm:
- BAI 31 CO CAU DAN SO.doc