I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng : Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
- Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp luyện kim.
2. Kĩ năng
- Xác định trên lược đồ những khu vực có nhiều than, dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.
- Biết vẽ và nhận xét biểu đồ về tình hình khai thác than, dầu mỏ, biết cách tính tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất điện năng.
3. Thái độ, hành vi
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta.
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong việc phát triển ngành công nghiệp
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 39
BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng : Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực..
- Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp luyện kim.
2. Kĩ năng
- Xác định trên lược đồ những khu vực có nhiều than, dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.
- Biết vẽ và nhận xét biểu đồ về tình hình khai thác than, dầu mỏ, biết cách tính tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất điện năng.
3. Thái độ, hành vi
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta.
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ Công nghiệp thế giới.
- Tranh ảnh về sản xuất điện, khai thác than, dầu khí ở Việt Nam và thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp?
Câu 2: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CN?
3. Nội dung bài giảng
a. Mở bài:
Mở bài: Khác với nông nghiệp, công nghiệp gồm rất nhiều ngành nhỏ, mỗi ngành có vai trò và đặc điểm riêng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng, ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.
b. triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Vai trò
Cả lớp
Câu hỏi: Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò quan trọng như thế nào? gồm những ngành nhỏ nào?
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ xung.
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Năng lượng là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia
- Là cơ sở cho sự phát triển của nền sản xuất hiện đại.
- Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Hoạt động 2: Các ngành chính
Theo nhóm: 12 nhóm
- Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học hãy trình bày vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố của các ngành khai thác than, khai thác dầu khí và ngành CN điện lực? Liên hệ VN.
- Nhóm 1,2,3,4: ngành khai thác than.
- Nhóm 5,6,7,8: ngành khai thác dầu khí.
- Nhóm 9,10,11,12: ngành cn điện lực.
2. Các ngành chính
a. Ngành khai thác than.
* Vai trò:
- Dùng làm nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, cho tiêu dùng.
- Làm nguyên liệu cho CN hóa chất, công nghiệp dược,
* Trữ lượng:
- Khoảng 13000 tỷ tấn.
- Tập trung chủ yếu ở bán cầu bắc (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Ba Lan,)
* Sản lượng:
- Khoảng 5 tỷ tấn/năm.
- Cán nước sản xuất chính: là các nước có trữ lượng lớn.
b. Ngành khai thác dầu khí.
* Vai trò:
- Dầu mỏ là nguyên liệu hàng đầu, thường gọi là “vàng đen”.
- Nguyên liệu cho CN nghiệp hóa chất, CN dược,
* Trữ lượng:
- Khoảng 140 tỷ tấn (có thể lên tới 400-500 tỷ tấn).
- Tập trung ở: Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, Đông Nam Á.
* Sản lượng:
- Khoảng 3,8 tỷ tấn/ năm.
- Chủ yếu ở các nước có trữ lượng lớn.
c. Ngành công nghiệp điện lực.
* Vai trò:
- Là cơ sở để phát triển nền CN hiện đại, để đẩy mạnh các tiến bộ KH-KT.
- Đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hoá, văn mình của con người.
* Trữ lượng:
- Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện mặt trời,
* Sản lượng:
- Khoảng 15000 tỷ KWH.
- Chủ yếu ở các nước phát triển.
Hoạt động 3: Công nghiệp luyện kim
Cả lớp
- Kể tên các loại kim loại đen và kim loại màu mà em biết?
- Phân biệt giữa ngành luyện kim đen và luyện kim màu?
- Bước 1: HS hoàn thành phiếu học tập số
- Bước 2:HS trình bày. GV chuẩn kiến thức
II. Công nghiệp luyện kim
1. Luyện kim đen
2. Luyện kim màu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Đọc mục II, trang 124 SGK kết hợp quan sát hình 32.5 điền vào bảng sau các đặc điểm của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
Luyện kim đen
Luyện kim màu
Vai trò
- Là 1 trong những ngành quan trọng nhất của CN nặng.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại.
- Hầu hết các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen
Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo máy (ôtô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử).
Làm đồ trang sức.
Đặc điểm
- Sử dụng một khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và chất trợ dung
- Quy trình sản xuất rất phức tạp
Sản xuất bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Làm giàu quặng
- Giai đoạn 2: Chế biến tinh quặng để sản xuất ra kim loại
Sản
lượng
Chiếm 90% sản lượng kim loại thế giới.
Hàng năm sản xuất khoảng 25 triệu tấn nhôm, 15 triệu tấn đồng. 1,1 triệu tấn Niken, 7 triệu tấn kẽm
Phân bố
- Tại các nước phát triển hoặc những nước có nhiều quặng sắt và than như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì...
Tại các nước phát triển và một số nước có nhiều mỏ kim loại màu như: Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc ...
IV. ĐÁNH GIÁ
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới :
Xem hình 32.7,8, SGK
Sơ đồ CN cơ khí và CN hóa chất trang 126, 128 SGK
Ngành CN cơ khí, CN hóa chất, CN SX hàng tiêu dùng và CN thực phẩm
File đính kèm:
- DIA LI CAC NGANH CONG NGHIEP.doc