Giáo án môn học Địa lý 10 - Học kì II

I. Mục tiêu bài học

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Hiểu được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

 - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

2. Kĩ năng

 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa tự nhiên, dân cư. các ngành kinh tế.với sự phát triển và phân bố công nghiệp.

 - Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.

3. Thái độ, hành vi

 HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghiệp còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự đóng góp của thế hệ trẻ.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỏo ỏn địa lớ khối 10,HKII,Năm học:2011-2012 (ĐÃ ĐIỀU CHỈNH &ÁP DỤNG THEO CễNG VĂN 5842BGDĐT-VPngày 01/9/2011) -------------------0----------------------- HỌC Kè II :1 TIẾT/TUẦN Tiết: 36 Ngày soạn:01/12/2011 Chương viii: Địa lí công nghiệp Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. 2. Kĩ năng - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa tự nhiên, dân cư. các ngành kinh tế...với sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp. 3. Thái độ, hành vi HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghiệp còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự đóng góp của thế hệ trẻ. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ công nghiệp thế giới. - Tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp. - Các phiếu học tập. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Nội dung bài giảng b. triển khai bài: a. Mở bài: Mở bài: Ngành công nghiệp là một trong những ngành có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Trong bài học hôm nay các em cần nắm được vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân Câu hỏi: Hãy kể tên các sản phẩm công nghiệp, từ đó nêu vai trò của ngành công nghiệp - Một HS trả lời, các HS khác bổ sung. GV ghi các ví dụ lên bảng, chọn và nhóm các ví dụ theo các vai trò để HS dễ dàng nêu được các vai trò của ngành công nghiệp. GV nêu khái niệm công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa trên một nền sản xuất công nghiệp. Câu hỏi: Tại sao các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phải tiến hành công nghiệp hoá? - Một HS trả lời, các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (ở các nước đang phát triển, tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn cao, phát triển công nghiệp sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội, giải quyết tốt việc làm... I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 1. Vai trò - Công nghiệp giữ vai trò chủ đao trong nền kinh tế quốc dân - Tạo ra tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. - Giải phóng sức lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. - Củng cố an ninh quốc phòng. - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp - Bước 1 : Đọc mục I.2 trang 119 SGK cho biết sản xuất công nghiệp được chia thành mấy giai đoạn ? Cho ví dụ về mỗi giai đoạn. - Bước 2 : Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Câu hỏi: Phân biệt các giai đoạn sản xuất của ngành sản xuất thép và ngành dệt vải. 2. Đặc điểm a. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguồn nguyên liệu - Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng Hoạt động 3: Cá nhân Câu hỏi: Hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. So sánh đặc điểm trên với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. - Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. b. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ Thể hiện ở sự tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên 1 diện tích nhất định. - Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng: Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Hoạt động 4: Cá nhân/ Cặp - Các ngành công nghiệp được phân loại như thế nào? - So sánh cơ cấu ngành công nghiệp với cơ cấu ngành nông nghiệp, nêu sự khác nhau của ngành công nghiệp nhóm A (gồm các ngành sản xuất tư liệu sản xuất) và ngành công nghiệp nhóm B (ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con người). c. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 3. Phân loại - Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm: + Công nghiệp khai thác. + Công nghiệp chế biến. - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm ngành công nghiệp được chia làm hai nhóm: + Công nghiệp nặng (nhóm A). + Công nghiệp nhẹ (nhóm B). Hoạt động 5: Theo nhóm GV giới thiệu sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Gồm 2 cấp độ biểu hiện. Cấp độ 1 là các nhân tố, cấp độ 2 của sơ đồ biểu hiện ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp). - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS. + Các nhóm chẵn tìm ví dụ chứng minh ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tới phát triển và phân bố công nghiệp. + Các nhóm lẻ tìm ví dụ chứng minh ảnh hưởng của kinh tế - xã hội. - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp 1. Vị trí địa lí 2. Điều kiện tự nhiên - Khoáng sản - Khí hậu - nước - Đất, rừng, biển 3. Kinh tế - xã hội - Dân cư - lao động - Tiến bộ khoa học kĩ thuật - Thị trường - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật - Đường lối chính sách Phiếu học tập Nhiệm vụ: Dựa vào sơ đồ mục II trang 120 SGK, kết hợp với sự hiểu biết, em hãy : 1. Tìm ví dụ chứng minh vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp - Vị trí địa lí thuận lợi :.................................................................... - Nhân tố tự nhiên + Khoáng sản :............................................................................................ + Nguồn nước: ........................................................................................ + Khí hậu : ................................................................................................. + Đất :...................................................................................................... * ảnh hưởng của kinh tế – xã hội. - Dân cư : ................................................................................................ - Tiến bộ khoa học, kĩ thuật :.................................................................... - Thị trường: .............................................................................................. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật : ................................................. IV. Đánh giá 1. Câu sau đúng hay sai? a. Sản xuất công nghiệp có tính phân tán trong không gian. b. Giai đoạn 2 của sản xuất công nghiệp là tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. c. Trữ lượng khoáng sản ảnh hưởng tới qui mô các xí nghiệp công nghiệp 2. Nêu các nhân tố tác động tới việc hình thành trung tâm công nghiệp Hà Nội. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết: 37 Ngày soạn:10/12/2011 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng : Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.. - Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp luyện kim. 2. Kĩ năng - Xác định trên lược đồ những khu vực có nhiều than, dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới. - Biết vẽ và nhận xét biểu đồ về tình hình khai thác than, dầu mỏ, biết cách tính tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất điện năng. 3. Thái độ, hành vi - Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta. - ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ Công nghiệp thế giới. - Tranh ảnh về sản xuất điện, khai thác than, dầu khí ở Việt Nam và thế giới. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp? Câu 2: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CN? 3. Nội dung bài giảng b. triển khai bài: a. Mở bài: Mở bài: Khác với nông nghiệp, công nghiệp gồm rất nhiều ngành nhỏ, mỗi ngành có vai trò và đặc điểm riêng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng, ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Câu hỏi: Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò quan trọng như thế nào? gồm những ngành nhỏ nào? Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ xung. I. Công nghiệp năng lượng 1. Vai trò - Năng lượng là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia bởi bất kì ngành sản xuất hiện đại nào cũng cần phải có một cơ sở năng lượng nhất định. - Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Hoạt động 2: Theo nhóm/ cặp - Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học hãy trình bày vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố của các ngành khai thác than, khai thác dầu khí và ngành công nghiệp điện lực? Liên hệ VN. 2. Các ngành chính - Ngành khai thác than. - Ngành khai thác dầu khí. - Ngành công nghiệp điện lực. IV. Đánh giá 1. Chọn ý đúng nhất trong câu sau: a. Nước có sản lượng điện cao nhất thế giới là: A. Hoa kì. B. Trung Quốc. C. Nhật bản. D. LB Nga. b. Loại hình sản xuất điện chủ yếu trên thế giới là: A. Thuỷ điện. B. Nhiệt điện. C. Điện nguyên tử. D. Điện tua bin khí. 2. Câu sau đúng hay sai? Tại sao a. Than và dầu mỏ vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu. b. Khai thác than, dầu mỏ dễ gây ô nhiễm môi trường. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết: 38 Ngày soạn:20/12/2011 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HC cần: 1. Kiến thức - Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của ngành điện tử - tin học - Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt - may nói riêng; của ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng. 2. Kĩ năng - Phân biệt được các phân ngành của công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học và công nghiệp hoá chất cũng như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. - Biết phân tích và nhận xét lược đồ sản xuất ô tô và máy thu hình. 3. Thái độ, hành vi - Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. - Thấy được những thuận lợi và khó khăn của các ngành này ở nước ta và địa phương. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ Công nghiệp thế giới. - Tranh ảnh về công nghiệp điện tử - tin học. - Các phiếu học tập. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp? Câu 2: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CN? 3. Nội dung bài giảng b. triển khai bài: a. Mở bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động1: nhóm/ cặp - Bước 1: HS hoàn thành phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc mục IV, trang 127 SGK kết hợp vốn hiểu biết, điền tiếp từ vào chỗ chấm (....) + Vai trò của ngành điện tử tin học: .................... + Ưu điểm: .......................................... + Gồm các nhóm ngành:...................... + Các nước sản xuất nhiều: ................. - Bước 2: Đại diện HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Câu hỏi: Tại sao nói “công nghiệp điện tử - tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới ?” (Do những đặc điểm nổi bật là: vốn đầu tư lớn, trình độ khoa học kĩ thuật cao. Sản phẩm được ứng dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoạt động tài chính, giáo dục,...nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống). Hoạt động 4: Cả lớp Câu hỏi: Đọc mục V, trang 128-SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp hoá chất. Cho ví dụ. - Một HS trả lời, các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Câu hỏi: Quan sát sơ đồ các phân ngành của công nghiệp hoá chất, cho biết: - Ngành công nghiệp hoá chất được phân làm mấy ngành chính? - Sản phẩm của ngành hoá chất cơ bản được sử dụng cho những ngành sản xuất nào? - Tại sao nó được phân bố rộng rãi ở nhiều nước? - Kể tên các nhà máy hoá chất cơ bản ở Việt Nam. - Sản phẩm ngành hoá tổng hợp hữu cơ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống xã hội? Tại sao việc sản xuất các hoá chất tổng hợp hữu cơ lại tập trung ở các nước phát triển? - Nêu vai trò của ngành Hoá dầu? Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất và phân bố của các phân ngành công nghiệp hoá chất? - Trình bày đặc điểm ngành sản xuất hàng tiêu dùng (nguyên liệu, vốn đầu tư, lao động, qui trình sản xuất, trình độ khoa học kĩ thuật). - Cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm những ngành nào? - Hãy kể tên một số nước có ngành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển. Hoạt động 4: Cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nêu vai trò của ngành công nghiệp thực phẩm? + Nêu cơ cấu ngành của ngành công thực phẩm? + So sánh đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm? - Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. II. Công nghiệp điện tử - tin học 1. Vai trò của ngành điện tử tin học: Điện tử - tin học tuy mới ra đời song là ngành mũi nhọn của nhiều nước, là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống... - Ưu điểm: Tốn ít nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường. 2. Phân loại + Máy tính: phần mềm, thiết bị công nghệ... + Thiết bị điện tử: linh kiện điện tử, tụ điện, các vi mạch... + Điện tử tiêu dùng: ti vi màu, cát sét, đầu đĩa... + Thiết bị viễn thông: điện thoại, máy Fax... * Các nước sản xuất nhiều: Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Trung Quốc... III. Công nghiệp hoá chất 1. Vai trò - Tạo ra nhiều sản phẩm mới không có trong tự nhiên. - Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. - Tận dụng phế liệu của các ngành khác để tạo ra sản phẩm mới. 2. Các phân ngành chính - Hoá chất cơ bản - Hoá tổng hợp hữu cơ - Hoá dầu IV. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 1. Đặc điểm - Sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp (đay, cói, cao su...), lâm nghiệp (gỗ), ngư nghiệp (ngọc trai, đồi mồi...). - Cần nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng. - Vốn đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh. - Qui trình sản xuất đơn giản, không đòi hỏi trình độ khoa học kĩ thuật cao. 2. Cơ cấu ngành: Dệt may; Da giầy; Nhựa; Sành - sứ - thuỷ tinh. * Các nước phát triển ngành sản xuất hàng tiêu dùng: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản... VII. Công nghiệp thực phẩm 1. Vai trò: + Đáp ứng nhu cầu của con người về ăn uống. + Làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tạo khả năng xuất khẩu, cải thiện đời sống. 2. Cơ cấu ngành gồm: + Chế biến các sản phẩm trồng trọt: xay sát, đường, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá... + Chế biến các sản phẩm chăn nuôi: sữa, bơ, thịt hộp... + Chế biến thuỷ hải sản: muối, nước mắm, thuỷ sản đông lạnh. IV. Đánh giá: Chọn ý đúng nhất trong câu sau. 2. Điền tiếp vào dấu ... Ngành công nghiệp điện tử tin học gồm các nhóm ngành ............................ V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết: 39 Ngày dạy:02/01/2012 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này. 2. Kĩ năng Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 3. Thái độ, hành vi - Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và địa phương - ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở điạ phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất...) II. Thiết bị dạy học - Hình 33 SGK - Bản đồ Công nghiệp Việt Nam. - Các phiếu học tập. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp cơ khí? Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Câu hỏi: Dựa vào SGK cho biết vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động 2: Nhóm - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến thức và đưa thêm câu hỏi. + Kể tên một số điểm công nghiệp ở địa phương. + Kể tên một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam mà em biết. Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam: Thăng Long, Nội Bài (Hà Nội), KCN Tân Bình, Tân Thuận, Liên Chiểu (thành phố HCM); Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung (TP Hồ Chí Minh); Đồ Sơn (Hải Phòng)... II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp 2. Khu công nghiệp tập trung Phiếu học tập Nhiệm vụ: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 131, hãy so sánh điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung theo dàn ý. Điểm công nghiệp Khu công nghiệp tập trung Vị trí Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay... Quy mô Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp. Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Mối quan hệ giữa các xí nghiệp Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác. Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao. Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp - Bước 1: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 131, hãy nêu đặc điểm của trung tâm công nghiệp theo dàn ý: + Quy mô. + Mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp. + Mạng lưới giao thông vận tải. + Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam. - Bước 2: Một HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. 3. Trung tâm công nghiệp - Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi. - Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ. - Có các xí nghiệp nòng cốt - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ Hoạt động 4: Cá nhân/ cặp - Bước 1: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 131, hãy nêu đặc điểm của vùng công nghiệp (VCN) theo dàn ý: + Quy mô. + Đặc điểm. + Kể tên một số VCN trọng điểm của Việt Nam. - Bước 2: Một HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức . 4. Vùng công nghiệp - Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. IV. Đánh giá 1. Quan sát H33 (132), hãy điền tên các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp sao cho đúng vị trí. 2. Xác định trên bản đồ kinh tế Việt Nam các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp của nước ta. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết: 40 Ngày dạy:10/01/2012 Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới I. Mục tiêu bài học Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim. 2. Kĩ năng - Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, dầu, điện, thép. - Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ. II. Thiết bị dạy học Bút, máy tính, thước kẻ. III. hoạt động dạy học Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: 1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp. 2. Nhận xét, giải thích biểu đồ: Hoạt động 1: Cả lớp Câu hỏi: Khi nào vẽ biểu đồ đường? (Khi thể hiện động thái phát triển của các đối tượng, hiện tượng địa lí qua nhiều năm). - Trình bày cách vẽ biểu đồ đường? Hoạt động 2: Cá nhân - HS tự vẽ biểu đồ - GV đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của HS - HS báo cáo kết quả Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp - Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, cho biết: + Đây là các sản phẩm của nghành công nghiệp nào? + Nhận xét đồ thị biểu diễn của từng sản phẩm (tăng, giảm và tốc độ tăng, giảm qua các năm như thế nào) + Giải thích nguyên nhân - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: HS đại diện trả lời. GV chuẩn kiến thức. 1. Xử lí bảng số liệu Đơn vị: (%) 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143 161 207 186 291 Dầu mỏ 100 201 447 586 637 746 Điện 100 238 513 853 1224 1536 Thép 100 183 314 361 407 460 2. Vẽ biểu đồ Năm % 3. Nhận xét và giải thích - Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: Năng lượng và luyện kim - Than là năng lượng truyền thống. Trong vòng 50 năm, nhịp độ tăng trưởng khá đều. Thời kì 1980 - 1990, tốc độ tăng trưởng có chững lại do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế (dầu khí, hạt nhân). Vào cuối những năm 1990, ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá học - Dầu mỏ: tuy phát triển muộn hơn công nghiệp than nhưng do những ưu điểm (khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.....) nên tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình năm là 14%. - Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học - kĩ thuật nên tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình năm là 29%, đặc biệt từ thập kỉ 80 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng rất cao, lên tới 1224% năm 1990 và 1535% năm 2003 so với năm 1950. - Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và trong đời sống. Tốc độ tăng trưởng của thép từ 1950 đến nay khá đều, trung bình năm gần 9%, cụ thể là năm 1950 sản lượng thép là 189 triệu tấn, năm 1960 tăng lên 346 triệu tấn (183%), năm 1970 tăng lên 594 triệu tấn (314%), đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 460% (870 triệu tấn). IV. Đánh giá Gọi học sinh lên trình bày. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh hoàn thiện bài thực hành và chuẩn bị các bài ôn tập. Vi. rút kinh nghiệm - Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống. - Học sinh chuẩn bị bài thực hành trước ở nhà. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết: 41 Ngày soạn:20/01/2012 Ôn tập I. Mục tiêu Ôn tập 1. Kiến thức - Nhằm củng cố các kiến thức đã học cho học sinh từ bài 31 đến bài 34. 2. Kĩ năng - Rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, nhận xét bảng số liệu. II. Tiến hành - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một số vấn đề sau. Nhóm 1. - Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp. Nhóm 2. Trình bày đặc điểm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí. Nhóm 3. Trình bày đặc điểm các ngành công nghiệp điện tử - tin học, hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm. Nhóm 4. Trình bày cách vẽ các dạng biểu đồ tròn, cột, đường. - Dựa vào bảng số liệu trang 133 sách giáo khoa, hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng than, dầu mỏ của thế giới qua các năm. - Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận. - Bước 3: Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. Giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng. iii. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh cần ôn bài thật tôt để giờ sau kiểm tra 45 phút. iV. rút kinh nghiệm Học sinh cần chuẩn bị tốt ở nhà về phần ôn tập. -------

File đính kèm:

  • docGA Dia li 10HKII thuc hien giam tai tung noi dung.doc
Giáo án liên quan