Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 36 đến bài 38

1. Mục tiêu: sau khi học xong bài này, HS cần:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải(GTVT) và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hàng hoá vận tải

- Nhận biết được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, KT –XH đến sự phân bố và phát triển của ngành cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải.

- Phân tích các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng KT – XH

- Liên hệ thực tế ở Việt Nam và địa phương

2. Phương tiện dạy học:

 - Bản đồ GTVT Việt Nam

 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam

 - Một số tranh ảnh về GTVT ở Việt Nam và thế giới

 - Phiếu học tập

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 36 đến bài 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. 1. Bài soạn1: Bài 36: Tiết 42: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải 1. Mục tiêu: sau khi học xong bài này, HS cần: - Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải(GTVT) và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hàng hoá vận tải - Nhận biết được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, KT –XH đến sự phân bố và phát triển của ngành cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải. - Phân tích các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng KT – XH - Liên hệ thực tế ở Việt Nam và địa phương 2. Phương tiện dạy học: - Bản đồ GTVT Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Một số tranh ảnh về GTVT ở Việt Nam và thế giới - Phiếu học tập 3. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề - Phương pháp thảo nhóm, cặp đôi. 4. Tiến trình lên lớp: a. ổn định lớp: b. Bài cũ: - Nhân tố nào quyết định đến sự phân bố và phát triển của ngành dịch vụ: * Tự nhiên, lịch sử * Kinh tế – xã hội - Dịch vụ là ngành: * Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới * Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển * Chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển * a, b,c đều đúng * b và c đều đúng. c. Bài mới: GV: GTVT thuộc nhóm ngành nào? HS: Dịch vụ GV: GTVT là một bộ phận trong cơ cấu đa dạng của ngành. GTVT có vai trò, đặc điểm gì? Sự phát triển và phân bố của ngành GTVT chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Đó là những vấn đề chúng ta cần giải quyết qua bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản HĐ1: Cá nhân: Em hãy nêu vai trò của GTVT? -> Tóm tắt và kết luận Khi nào GT phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân? Em hãy lấy ví dụ chứng minh vai trò của GTVT đối với sản xuất? GTVT đảm bảo mối liên hệ về KT – XH giữa các vùng, các nước như thế nào? Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, GTVT phải đi trước một bước? HĐ2: Nhóm cặp/ cả lớp: - 4 em bàn đầu là BT4(SGK/T. 141) GV chiếu bảng nhận thức về đặc điểm GTVT yêu cầu: Dựa vài kiến thức mục 2(SGK) và hiểu biết của mình, hãy hoàn thành phiếu học tâp? Chiếu các câu hỏi thảo luận: Sản phẩm của GTVT có gì khác so với ngành công nghiệp và nông nghiệp? Nó có làm thay đổi số lượng hàng hoá, tính chất tự nhiên và hình thức của hàng hoá hay không? Vậy thì, nó có thay đổi giá trị và vị trí của hàng hoá hay không? Sau khi HS trình bày và thảo luận xong, GV trình chiếu kkết quả cho HS tiện theo dõi. HĐ3: Thảo luận nhóm: Trên cơ sở đã có sự chuẩn bị nội dung ở nhà như đã phân công. Gv chia lớp thành 2 nhóm Nhóm 1: Nghiên cứu ĐKTN. Nhóm 2: nghiên cứu ĐK KT – XH GV phát phiếu học tập cho các nhóm trong đó có cả phiếu học tập bằng giấy trong để trình chiếu qua máy overhard GV quan sát, hướng dẫn HS thảo luận đúng vấn đề trọng tâm GV tổng kết, đánh giá và chuẩn kiến thức Đồng thời với quá trình chuẩn kiển thức đó, GV và HS cùng thảo luận các nội dung có liên quan của từng nhóm ĐKTN ở đây là VTĐL quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình GTVT như thế nào? ĐKTN cụ thể là địa hình và sông ngòi ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT như thế nào? - Chiếu 1 vài hình ảnh cầu cống và đường hầm ở VN và trên TG. Liên hệ VN, ĐH đồi núi 3/4 diện tích kết hợp KH nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra hiện tượng gì? Chiếu lược đồ sông ngòi VN Em có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi nước ta? Theo em, mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc ảnh hưởng như thế nào đến ngành GTVT? Lấy ví dụ chứng minh, khí hậu-thời tiết ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của phương tiện GTVT? Chiếu hình ảnh ở xứ lạnh và mùa mưa lũ ở VN Chiếu lược đồ tự nhiên LBN Tại sao sự phát triển và phân bố của các ngành KTQD có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và phân bố của ngành GTVT? Tại sao mạng lưới sông ở ĐBSH dày đặc hơn sông ở Tây Nguyên Kết quả của phiếu học tâp được trình chiếu trên máy ở phần phụ lục 1 Từ hiểu biết thực tế, 2 HS lên bảng cùng trình bày để đối chiếu kết quả - Đời sống được nâng cao - Lấy ví dụ từ ngành công nghiệp luyện kim _ GTVT là cầu nối giữa TP với NT, giữa ĐB với MN - Sự phát triển của GT cho phép CB xa nguồn nguyên liệu và lao động. - GTVT khắc phục những khó khăn của địa hình, tăng cường giao lưu KT –XH giữa các địa phương, góp phần khai thác có hiệu quả TNTN miền núi Dựa vào BSL tính cự ly vận chuyển trung bình về hàng hoá của một số phương tiện vận tải - Hoạt động 2 em một nhóm hoàn thành bảng kiến thức - Không sản xuất ra nguyên- nhiên liệu như N2, CN2 - SP: Vận chuyển người và hàng hoá - Không VD: Chở 10 hộp bánh vẫn là 10 hộp bánh chứ không phải là 10 chiếc xe đạp. - SP nhiều, lớn. Vận chuyển bằng xe đạp khác ôtô.....->Thay đổi giá cước vận chuyển. Các nhóm thảo luận theo sự phân công, cử đại diện nhóm điều khiển và thư ký ghi kết quả Sau khi trình bày kết quả đã nghiên cứu theo phiếu học tập, đại diện nhóm trình bày qua máy chiếu overhard Nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có) - Dựa vào hình ảnh GV chiếu về hoang mạc và bắc cực để trả lời các loại hình GT. - Nếu ĐH có nhiều sông ngòi-> phải làm cầu cống cho GT đường bộ - Nếu ĐH có nhiều núi non-> xây dựng đường hầm xuyên núi.... - Sạt lở đất - Dày đặc - Thuận lợi cho GT đường sông - không thuận lợi cho GT đường ôtô, đường sắt.... - ở xứ lạnh: Tàu bè không qua lại được, phải dủng tàu phá băng - ở VN: Vào mùa lũ hoạt động ôtô và đường sắt gặp nhiều khó khăn - Sự phát triển công nghệ-> Tạo ra nhiều phương tiện, thiết bị có thể khắc phục những trở ngại của thiên nhiên. _ Do ĐBSH có nền KT phát triển sớm I. Vai trò và đặc điểm của ngành GTVT: 1. Vai trò: - Đối với sinh hoạt: Phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân. - Đối với sản xuất: Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển Nguyên liệu GTVT Cơ sở chế biến Chế biến GTVT Tiêu thụ ->Giúp quá trình sản xuất diễn ra một cách bình thường và liên tục. - Đối với an ninh quốc phòng: Tăng cường sức mạnh cho nền an ninh quốc phòng. - Đảm bảo mối liên hệ KT – XH giữa các vùng, giao lưu kinh tế giữa các nước. - Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội vùng xa xôi. 2. Đặc điểm: Sản phẩm chỉ tiêu đánh giá (Đơn vị) Là ngành sản xuất vật chất độc đáo, vận chuyển người và hàng hoá - KL vận chuyển (Số tấn hàng hoặc hành khách được vận chuyển) - KL luân chuyển (người.km hoặc tấn.km) - Cự ly vận chuyển trung bình (km) II.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành GTVT: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành GTVT ĐKTN ĐK KT - XH Sự phát triển của VTĐL, SN, các ngành KTQD KH - ĐH và sự phân bố dcư d. Củng cố: Câu1: ảnh hưởng của mạng lưới sông ngòi đến GTVT là: * Không thuận lợi cho vận tải đường ôtô và đường sắt * Thuận lợi để phát triển GT đường sông * GT vào mùa lũ dễ bị tắc * Tất cả các ý trên Câu2: Yếu tố nào sau đây có tính chất quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT của nước ta trong những năm qua? * Công cuộc đổi mới KT – XH * Quan hệ quốc tế mở rộng * Vốn đầu tư cho ngành GTVT ngày càng nhiều. * Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. e. Dặn dò: - BTVN: 1,2,3,4 (SGK/T.141) - Nghiên cứu bài 37: „ Địa lý các ngành GTVT“ So sánh ưu – nhược điểm, đặc điểm và xu hướng phát triển, nơi phân bố chủ yếu của các loại hình GTVT: Đường sắt, đường ôtô, đường ống, đường sông:hồ, đương hàng không, đường biển IV.2. Bài soạn 2: Bài 15 – Tiết 16: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS cần: - Hiểu rõ khái niệm về thuỷ quyển. Các vòng tuần hoàn lớn trên Trái Đất. Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của một con sông. Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất. - Phân biệt được mối quan hệ giữa nhân tố tự nhiên với chês độ dòng chảy của một con sông - Hình thành cho HS ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ hồ chứa nước Đồ dùng dạy học: - Scan hình 15 (SGK). - Bản đồ tự nhiên châu á - Phiếu học tập. - Bảng trò chơi. - Lược đồ sông ngòi ĐBSH và DHMT - Một số tranh ảnh: Ao, hồ, sông suối, sông Nin, sông Amazôn, sông Enitxây III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm. Cặp đôi. - Tổ chức trò chơi. IV. Tiến trình lên lớp: ổn định lớp: bài cũ: Kiểm tra ở bài tập thự hành của HS Bài mới: Quá trình luân chuyển nước trên Trái Đất diễn ra như thế nào? Chế độ nước của một con sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác ra sao? Đó là những nội dung quan trọng trong bài học hôm nay. Ngoài ra, trong bài học chúng ta còn tìm hiểu một số con sông lớn trên Trái Đất như: S. Nin, S. Amazôn, S. Ênitxây. Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) Nội dung cơ bản HĐ1:Cá nhân: - Chiếu hình ảnh ao, hồ, sông, suối Dựa vào hình ảnh trên kết hợp với hiểu biết của mình, hãy cho biết nước trên Trái Đất có ở những đâu? Vậy, thuỷ quyển là gì? - Nguồn nước ngọt trên TĐ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 3 % Chuyển ý: Nước trên biển, Đại Dương, nước ngầm, hơi nước trong khí quyển có liên quan với nhau như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu sang mục 2 HĐ2: Cặp đôi/ Cá nhân 2 em cùng một bàn trao đối các vấn đề sau, trong vòng 5 phút. Dựa vào hình 15, GV chiếu trên bảng, hãy cho biết vòng tuần hoàn trên TĐ có mấy loại? Trình bày đặc điểm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ trên TĐ? GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Ngay cả trên sông, hồ, ao, suối nước vừa chảy vừa bốc hơi đồng thời thấm xuống đất để hoà vào dòng chảy So sánh các giai đoạn của vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Tại sao gọi là vòng tuần hoàn? HĐ3: Thảo luận nhóm: Nhóm lẻ: Nghiên cứu chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm Nhóm chẵn: Nghiên cứu địa thế, thực vật, hồ đầm ( Phiếu học tập 1 phần phụ lục) - Quan sát quá trình hoàn thành phiếu học tập của HS - Chuẩn kiến thức. GV phát phiếu học tập 2 cho từng phần thảo luận của từng nhóm - Phiếu học tập câu hỏi thảo luận dành cho nhóm lẻ: Hãy lấy ví dụ CM ở miền khí hậu nóng thuỷ chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa? - GV liên hệ ở VN- miền nhiệt đới: Con S. Hồng: + Mùa lũ (T6->T10) gần trùng với mùa mưa (T5->T10) + Mùa cạn (T11->T4) trùng với mùa khô Đá nào dễ thấm nước? - Treo lược đồ tự nhiên LBN CM thuỷ chế sông ở LBN phụ thuộc vào lượng băng tuyết tan? Tại sao sông ở miền núi chảy nhanh hơn sông ở ĐB? Chiếu lược đồ sông ngòi miền Trung? Tại sao sông miền Trung nước lên nhanh? - Phiếu học tập câu hỏi thảo luận dành cho nhóm chẵn: Tại sao thực vật có vai trò điều hoà dòng chảy sông, giảm lũ lụt? Chính vì vai trò của thực vật như thế, chúng ta cần phải làm gì? - GV liên hệ trận lũ quét gần đây nhất của VN ở Miền Trung. Tại sao hồ, đầm điều hoà chế độ nước sông? GV liên hệ: - Thuỷ chế sông MêKông điều hoà hơn ở S. Hồng nhờ biển Hồ Cămpuchia - Vai trò trị thuỷ của các hồ thuỷ điện HĐ4: Nhóm/ cặp Nhóm 1: Sông Nin Nhóm 2: Sông Amazon Nhóm 3: Sông Ênitxay GV treo sơ đồ trên bảng và phát phần chữ kiến thức cho từng nhóm Quan sát quá trình làm việc của HS trong 3 phút GV chuẩn kiến thức - Quan sát tranh, trả lời - Quan sát hình, 2 em cùng thảo luận với nhau, sau đó lên bảng chỉ trên sơ đồ đã được trình chiếu. - Sau khi được nghe GV chuẩn kiến thức, HS so sánh: + Nhỏ: 2 giai đoạn: Bốc hơi và nước rơi. + Lớn: 3 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy - Vì nó cứ tiếp diễn, luân phiên nhau. - Nghiên cứu trên phiếu học tập GV phát - Trình bày kết quả n/c trước tập thể - ở xích đạo: Lượng mưa lớn nên nước sông đầy quanh năm - Đá vôi, thạch cao - S.Ôbi, S.Lê Na, S.Ênitxây...Khi mùa xuân đến, to sẽ tăng làm lượng băng tuyết tan ra -> nước sông chảy dâng cao-> lũ lụt - Do độ cao của địa hình - Do sông ngắn, dốc, sông dạng hợp lũ, nhiều nhánh cấp nước cho 1 dòng chảy - N/c vai trò của thực vật từ nội dung SGK để trả lời. - Trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. - N/c vai trò của hồ, đầm từ nội dung SGK để trả lời. - Quan sát sơ đồ kết hợp SGK hoàn thành kiến thức sau khi thảo luận cặp đôi theo nhóm - Đại diện HS lên bảng dính kết quả vào sơ đồ - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. I. Thuỷ quyển: 1. Khái niệm: Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm: Nước trong biển, Đại Dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất: a. Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển, Đại Dương to cao Bốc hơi to thấp Mây Mưa Biển, DD Bốc hơi b. Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển, Đại Dương to cao Bốc hơi to thấp Mây Mưa(dạng nước, tuyết rơi) Dòng chảy Ngấm xuống đất Biển và Đại Dương Bốc hơi. II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông Kết quả thảo luận phần phụ lục 2 III. Một số sông lớn trên Trái Đất: Kết quả của phần thảo luận ở phần phụ lục 3 4. Củng cố: - Vòng tuần hoàn của nước là một vòng tuần hoàn khép kín, 1 vòng quay bất tận, nhờ sự vận chuyển liên tục của nước mà có sự điều hoà nhiệt, ẩm giữa Đại Dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và các vùng khô hạn, làm cho sự sống trên Trái Đất được thuận lợi - Nước chảy nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào: a. Chiều dài sông b. Cây cỏ, hồ đầm 2 bên bờ sông c. Độ dốc lòng sông d. Lượng nước sông - Hệ thống sông nào ở nước ta dưới đây có chế độ nước thất thường nhất? a. Sông Hồng b. Sông Cả c. Sông Đà Rằng d. Sông Đồng Nai 5. Dặn dò: -BTVN: 1,2 (SGK/T.58). - Chuẩn bị bài: “Sóng, thuỷ triều, dòng biển” + Nguyên tắc hoạt động của dòng biển nóng và dòng biển lạnh + Khi nào triều cường, triều kiệt? + Khái niệm sóng biển, nguyên nhân, sóng thần? IV.3. Bài soạn 3: Bài 38 – Tiết 44: “Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đầo Panama và kênh đào Xuyê” I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần: - Nắm được vị trí chiến lược của 2 kênh biển nổi tiếng thế giới là Kêng đào Panama và kênh đào Xuyê - Biết được vai trò của 2 kênh đào này trong vận tải biển quốc tế - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp các tài liệu khác nhau, từ các lĩnh vực khác nhau; kỹ năng phân tích BSL kết hợp với biểu đồ, lược đồ; kỹ năng viết báo cáo ngắn và trình bày trước lớp. II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ kênh đào Xuyê và Panama(SGK phóng to) - Bản đồ các nước trên thế giới - Lược đồ thế giới (Trên đó đánh dấu vị trí 2 kênh đào này) - Các tài liệu, hình ảnh liên quan đến 2 kênh đào Xuyê và Panama. III. Phương pháp dạy học: - Hướng dẫn học sinh làm bài thực hành - Thảo luận nhóm/cặp đôi IV. Tiến trình lên lớp: ổn định lớp Bài cũ: Câu 1: Ngành GTVT có khối lợng vận chuyển lớn nhất: a. Đường sắt c. Đường sông b. Đường biển d. Đường ôtô Câu 2: ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ôtô là: a. Phối hợp tất cả các phơng tiện b. Hiệu quả cao ở cự ly trung bình c. Thích hợp nhiều địa hình d. Tất cả đều đúng 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản HĐ1:Cá nhân: Hãy xác định yêu cầu của bài thực hành? - GV chiếu BĐTG xác định vị trí của 2 kênh đào Xuyê và Panama HĐ2:Nhóm B1: Chia nhóm N1:Tính quãng đường vận chuyển từ tuyến qua kênh đào Xuyê được rút ngắn so với tuyến đi vòng châu Phi? N2: Sự hoạt động đều đặn của kênh đào Xuyê đem lại lợi ích gì cho ngành hàng hải thế giới? N3: Nếu kênh đào bị đóng cửa trong vòng 8 năm(1967-1975) gây chiến tranh thì tổn thất kinh tế như thế nào đối với Aicap, đối với các nước ven ĐTH và biển Đen? B2: Tổ chức cho HS thảo luận GV phát các dạng phiếu học tập cho từng nhóm nghiên cứu ( Phụ lục 4) B3: HS trình bày, GV bổ sung, tổng kết - Xác định quãng đường được rút ngắn khi vòng qua châu Phi trên BĐTG Hãy chứng minh quãng được được rút ngắn khi vòng qua châu Phi qua BSJ đã tính? Tại sao khi vòng qua kênh đào Xuyê lại tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá? Tại sao khi vòng qua châu Phi thì rủi ro trong quá trình vận tải tăng lên? Chiếu một số hình ảnh về kênh đào Xuyê. HĐ3: Nhóm/ Cặp: Phát phiếu học tập cho HS, 2 em 1 tờ cùng nghiên cứu Hãy điền các thông tin còn thiếu vào phiếu học tập sau: Kênh đào Xuyê được cắt qua eo đát của.........., nối.............và...............Kênh được đào vào năm...........và cho tàu qua lại vào............Kênh dài........Trọng tải cho tàu qua kênh là...........Do mực nước biển ở ĐTH và vịnh Xuyê gần như bằng nhau nên kênh Xuyê không cần âu tàu. Thời gian qua kênh trung bình.............. HĐ4: Cá nhân: Trên cơ sở kiến thức đã có, em hãy trình bày cách viết 1 bài báo cáo ? - Dựa vào những yêu cầu của bài thực hành để xác định. - Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, thảo luận theo nhóm - Đại diện HS trình bày. - Dựa vào BSL đã tính để chứng minh - Tư duy trả lời - Tư duy trả lời - Nghiên cứu tư SGK trả lời trong 2phút - Tư duy trả lời I. Yêu cầu bài thực hành: - Hoàn thành các bài tập về tìm hiểu 2 kênh đào Xuyê và Panama. - Trên cơ sở đã có, viết báo cáo ngắn gọn về 2 kênh đào II. Nội dung bài thực hành: 1. Quãng đường vận chuyển từ tuyến qua kênh Xuyê được rút ngắn so với tuyến đi vòng qua châu Phi: ( Phụ lục 5) 2. Sự hoạt động đều đặn của kênh đào Xuyê mang lại nhiều lợi ích cho ngành hàng hải TG: - Rút ngắn đường đi và thời gian vận chuyển - Giảm chi phí vận tải -> Hạ giá thành sản phẩm - Tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá - Tạo điều kiện mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa châu á, châu Phi và châu âu - Đảm bảo an toàn hơn, có thêt tránh được ảnh hưởng của thiên tai so với việc vận chuyển trên quãng đường dài ( Qua mũi Hảo Vọng -> Cực Nam -> Châu Phi) 3. Nếu kênh đào bị đóng cửa sẽ gây tổn thất: + Đối với Aicap: - Mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan và các hoạt động dịch vụ - Hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa Aicap với các nước trên TG + Đối với các nước ven ĐTH và biển Đen: - Do phải vòng qua châu Phi nên chi phí vận chuyển người và hàng hoá tăng - Khả năng cạnh tranh hàng hoá giảm - Rủi ro trong quá trình vận tải tăng 4. Một số thông số kỹ thuật về kênh đào Xuyê: - Chiều dài: 195km - Năm khởi công xây dựng: 1859 - Năm hoạt động: 17/11/1869 - Trọng tải tàu qua kênh: 150.000tấn - Thời gian qua kênh trung bình:11-12h 5. Cách viết bài báo cáo: a. Tên báo cáo b. Mở bài: Giới thiệu về kênh đào c. Thân bài: - Vị trí: Thuộc quốc gia nào? Nối liền với các biển và Đại Dương nào? - Thời gian xây dựng: Năm khởi công?Năm đưa vào vận hành? - Nước quản lý - Các thông số kỹ thuật: Chiều dài, chiều rộng, trọng tải tàu có thể đi qua, thời gian qua kênh trung bình. - Vai trò của kênh đào: + Những lợi ích mà kênh đào mang lại (Đưa và phân tích thêm BSL đã tính) + Những tổn thất nếu kênh đào đóng cửa d. Kết luận: Khẳng định lại vai trò, vị trí của kênh đào.

File đính kèm:

  • docGA Word.doc