I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được vũ trụ là vô cùng tận. Hệ mặt trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của vũ trụ.
- Hiểu và trình bày được khái quát về hệ mặt trời, vị trí và các vận động của trái đất trong hệ mặt trời.
- Trình bày học thuyết Bic Bang về sự hình thành vũ trụ.
- Trình bày các chuyển động chính của trái đất: Chuyển động xung quanh trục và chuyển động xung quanh mặt trời.
2. Về kĩ năng:
Biết nhận xét các kênh hình và bảng số liệu trong sách giáo khoa.
3. Về thái độ:
Học sinh xác định chính xác hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2007
Ngày dạy: 26/9/2007
TIẾT 6
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ. CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA CHÚNG
Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được vũ trụ là vô cùng tận. Hệ mặt trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của vũ trụ.
- Hiểu và trình bày được khái quát về hệ mặt trời, vị trí và các vận động của trái đất trong hệ mặt trời.
- Trình bày học thuyết Bic Bang về sự hình thành vũ trụ.
- Trình bày các chuyển động chính của trái đất: Chuyển động xung quanh trục và chuyển động xung quanh mặt trời.
2. Về kĩ năng:
Biết nhận xét các kênh hình và bảng số liệu trong sách giáo khoa.
3. Về thái độ:
Học sinh xác định chính xác hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Quả địa cầu.
- Mô hình trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
GV kiểm tra bài tập thực hành của học sinh
3. Bài mới
Mở bài:
Em hiểu thế nào là hệ mặt trời, về Trái Đất trong hệ mặt trời, về sự hình thành vũ trụ. Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò ta đi vào tìm hiểu chương II.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Dựa vào sách giáo khoa cho thầy biết vũ trụ là gì?
- Phân biệt Thiên hà với Dải Ngân Hà?
Bước 2: GV nhận xét, bỗ sung.
HĐ 2: Cá nhân:
Bước 1: Gv đặt câu hỏi:
Dựa vào SGK hãy trình bày học thuyết Bic Bang về sự hình thành vũ trụ.
Bước 2: Gọi HS trả lời
HĐ 3: Cá nhân
- Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời theo thứ tự xa dần?
- Quan sát hình 5.2 nhận xét hình dáng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?
Trái Đất ở vị trí nào trong hệ mặt trời? Trái Đất có những chuyển động nào? Ta sang phần tiếp theo.
HĐ 3: Nhóm
Bước 1: GV cho học sinh thảo luận nhóm
Quan sát hình 5.2 trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
Trái đất là hành tinh thứ mấy trong hệ mặt trời? Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với sự sống?
Nhóm 2: Chuyển động tự quay quanh trục
Trái Đất tự quay theo hướng nào? Những điểm nào không tham gia vào vận động tự quay? Thời gian tự quay?
Nhóm 3: Chuyển động xung quanh mặt trời.
Dựa vào hình 5.4 và kiến thức đã học hãy cho biết: Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo hương nào? Thời gian trái đất chuyển động xung quanh mặt trời? Vận tốc trung bình? Độ nghiêng?
Bước 2: GV gọi HS phát biểu và nhận xét (dùng quả địa cầu minh hoạ cho hướng quay của trái đất từ tay trái sang tay phải).
- Dựa vào hình 5.4 cho biết: Các vật chuyển động bị lệch sang phía nào, nữa cầu nam bị lệch sang phía nào? Nguyên nhân có sự lệch đó?
GV nhận xét, bổ sung.
I. Vũ trụ. Học thuyết về sự hình thành vũ trụ.
1. Vũ trụ:
Là không không gian vô tận chứa các thiên hà.
2. Học thuyết Bic Bang về sự hình thành vũ trụ
- Vũ trụ hình thành cách đây 15 tie năm. Sau một “Vụ nổ lớn” từ một “Nguyên tử nguyên thuỷ”.
- Sau vụ nổ, các đám khí tụ tập hình thành các sau, các thiên hà.
II. Hệ mặt trời:
- Hệ mặt trời: Hình thành cách đây 4,5 đến 5 tỉ năm.
- Hệ mặt trời gồm có mặt trời ở giữa, các thiên thể quay xung quanh và các đám mây bụi khí.
- Hệ mặt trời có 9 hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh và Diêm Vương tinh.
III. Trái Đất trong hệ mặt trời.
1. Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời
Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời và đứng thứ 3. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống.
2. Các chuyển động chính của trái đất.
a. Chuyển động tự quay quanh trục
- Trái đất tự quay xung quanh trục theo hướng từ Tây Sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ).
- Thời gian quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
b. Chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Quỹ đạo: Hình elíp.
- Hướng: Tây sang Đông.
- Điểm cận nhật: 3 – 1.
- Điểm viễn nhật: 5 – 7.
- Thời gian: 365 ngày 6 giờ.
- Vận tốc trung bình: 29,8 km/s.
- Trục nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 660 33’ và không đổi phương.
4. Củng cố:
- Phân biệt khái niệm: Vũ trụ, Thiên hà, Dải ngân hà.
- Trình bày tóm tắt nội dung học thuyết Bic Bang.
- Trình bày hệ quả các chuyển động của Trái Đất.
5. Dặn dò:
Các em về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 26 SGK
KT, ngày 24 / 9 / 2007
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
và xem trước bài 6: Hệ quả địa lí các chuyển động
của Trái Đất.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO 6.doc