Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 6: Hệ quả địa lý các chuyển động của trái đất

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

 - Giải thích được các hệ quả chuyển động tự quay của TĐ là sự luân phiên ngày đêm, chuyển động lệch hướng của cvác vật thể và giờ trên TĐ.

 - Giải thích được các hệ quả chuyễn độngcủa TĐ xung quanh MT, đó là chuyển động biểu kiến hàng năm của MT, hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa.

 2. Về kỹ năng :

 - Xác định các múi giờ trên Tđ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt TĐ, đường chuyển động biểu kiến hàng năm của MT trong một năm.

 - Xác định góc chiếu của tia sáng mt vào các ngày 21/3; 22/6; 23/9; 22/12 ở các hình vẽ và rút ra kết luận : trục TĐ nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh MT dẫn đến sự thay đổi góc chiếu sáng ở vị trí đặc biệt, hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.

II/. Thiết bị dạy học :

 Phóng to các hình vẽ trong sgk

III/. Trọng tâm bài học

 Hệ quả của 2 chuyển động: xung quanh trục và xung quanh mặt trời.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 6: Hệ quả địa lý các chuyển động của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . . Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . . Bài 6 : HỆ QUẢ ĐỊA LÝ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Giải thích được các hệ quả chuyển động tự quay của TĐ là sự luân phiên ngày đêm, chuyển động lệch hướng của cvác vật thể và giờ trên TĐ. - Giải thích được các hệ quả chuyễn độngcủa TĐ xung quanh MT, đó là chuyển động biểu kiến hàng năm của MT, hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. 2. Về kỹ năng : - Xác định các múi giờ trên Tđ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt TĐ, đường chuyển động biểu kiến hàng năm của MT trong một năm. - Xác định góc chiếu của tia sáng mt vào các ngày 21/3; 22/6; 23/9; 22/12 ở các hình vẽ và rút ra kết luận : trục TĐ nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh MT dẫn đến sự thay đổi góc chiếu sáng ở vị trí đặc biệt, hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa. II/. Thiết bị dạy học : Phóng to các hình vẽ trong sgk III/. Trọng tâm bài học Hệ quả của 2 chuyển động: xung quanh trục và xung quanh mặt trời. IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời và các chuyển động chính củ trái đất. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cả lớp GV yêu cầu HS cả lớp dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi: - Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm? - Vì sao ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng trên TĐ? HĐ 2:Cá nhân * Bước 1:HS quan sát hình 6.1, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi: - Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế? - Vì sao người ta phải đưa ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên TĐ? - Trên TĐ có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số các múi giờ? VN ở múi giờ thứ mấy? - Vì sao ranh giới các núi giờ không hoàn toàn thẳng theo đường kinh tuyến? - Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế? - Tìm tên bản đồ đư6ờng đổi ngày quốc tế và nêu qui ước quốc tế về đổi ngày? * Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cá nhân * Bước 1: HS dựa vào hình 6.2 và vốn hiểu biết hãy: - Cho biết ở nữa cầu bắc các vật chuyển động bị lệch sang phía nào so với hướng chuyển động ban đầu? - Giải thích vì sao lại có sự lệch hướng đó? - Lực làm lệch hướng các chuyển động của vật có tên là gì? Nó tác động tới chuyển động của vật như thế nào trên tđ? * Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 4: Nhóm * Bước 1: Phân nhóm, phân việc + Nhóm 1, 2: Dựa vào hình 6.3; 6.4 , kênh chữ trong SGK thảo luận theo gợi ý: - Hiện tượng mt lên thiên đỉnh là gì? - Nơi nàocủa tđ có mt lên thiên đỉnh 2 lần trong năm, nơi nào chỉ có 1 lần, nơi nào không có? - Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của MT? - Nguyên nhân nào sinh ra chuyển động biểu kiến của MT ? + Nhóm3, 4: Dựa vào hình 6.4; 6.5 các kiến thức đã học để thảo luận: - Vì sao có hiện tượng mùa trên tđ? - Xác định trên hình 6.4: Vị trí và thời gian của các mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông? - Vị trí các ngày Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân. - Giải thích vì sao mùa Xuân ấm áp, mùa Hạ nóng bức, mùa Thu mát mẽ, mùa Đông lạnh lẽo? - Vì sao các mùa của 2 nữa cầu trái ngược nhau? + Các nhóm 5.6 : Dựa vào hình 6.4; 6.5 và kên chữ SGK thảo luận theo gợi ý: - Thời gian nào, mùa nào ở BBC có ngày dài hơn đêm? Vì sao? Và ngược lại? - Vào ngày nào khắp nơi trên TĐ có ngày dài bằng đêm? * Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt trình bày, GV chuẩn kiến thức. I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. 1. Sự luân phiên ngày đêm Do tđ có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm. 2. Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế - Giờ địa phương (giờ MT): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. - Giờ quốc tế: là giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. - Do TĐ chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông nên các vật thể chuyển động trên bề mặt TĐ đều bị lệch hướng so với chuyển động ban đầu. Lực làm lệch hướng chuyển động các vật thể gọi là vật Coriolic + BBC vật thể chuyển động lệch về bân phải. + NBC vật thể chuyển động lệch về bân trái. - Lực Coriolic tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển II. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của TĐ Do trục TĐ nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên sinh ra các hệ quả như sau: 1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT Là chuyển động giả của MT hàng năm giữa 2 chí tuyến. 2. Hiện tượng mùa. Trong năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, các mùa ở hai nữa cầu trái ngược nhau. 3. hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và mùa đông có ngày ngắn đêm dài. - Các ngày 12/3 và 23/9: cả 2 nữa cầu có ngày dài bằng đêm. - Ở xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau, càng xa xích đạo về 2 cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch. - Từ 2 vòng cực về 2 cực có hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ. Tại 2 cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng V/. Đánh giá Chuyển động tự quay của TĐ đã tạo nên những hệ quả nào? Hãy trình bày những hệ quả đó? Tại sao chuyển động của TĐ quanh MT lại tọa nên các mùa trong năm? Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. * Sự luân phiên ngày đêm trên tđ là do: a. TĐ có hình khối cầu b. TĐ tự quay quanh trục c. Tia sáng MT là những tia song song d. Cả a và b đúng. * Do TĐ có hình khối cầu nên đã sinh ra: a. Ngày và đêm b. Ngày đêm kế tiếp không ngừng c. Ngày đêm có độ dài 24 giờ d. MT mọc ở Đông, lặn ở Tây. * Khi nào MT lên thiên đỉnh? a. Thời điểm MT lên cao nhất trên bầu trời ở 1 địa phương b. Lúc 12 giờ trưa hàng ngày c. Khi tia sáng MT chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt TĐ d. Khi tia sáng MT chiếu thẳng góc ở Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam VI/. Họat động nối tiếp Hs làm bài tập trong sgk Chuẩn bị dụng cụ cho tiết học sau để thực hành

File đính kèm:

  • docBAI 6 HE QUA DIA LY...doc