I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Biết được sự hình thành TĐ là do những định luật cơ bản của bản thân vũ trụ
- Trình bày được nội dung học thuyết về sự hình thành tđ của Otto Smith
- So sánh được đặc điểm cấu tọa của các lớp cấu tạo TĐ
2. Về kỹ năng :
- Rèn luyện cách trình bày một vấn đề
- Biết phân tích, so sánh các đặc điểm của các lớp cấu tạo TĐ dựa vào kênh hình.
3. thái độ:
Nhận thức đúng đắn về sự hình thành TĐ theo quan điểm duy vật biện chứng: TĐ không phải do thượng đế sinh ra mà được hình thành do những định luật cơ bản của bản thân vũ trụ
II/. Thiết bị dạy học :
- HÌNH vẽ cấu trúc TĐ
- Hình 8.2 trong sgk phóng to
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 8: Học thuyết về sự hình thành trái đất – Cấu trúc của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . .
Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . .
CHƯƠNG III:
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Bài 8 : HỌC THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT –
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Biết được sự hình thành TĐ là do những định luật cơ bản của bản thân vũ trụ
- Trình bày được nội dung học thuyết về sự hình thành tđ của Otto Smith
- So sánh được đặc điểm cấu tọa của các lớp cấu tạo TĐ
2. Về kỹ năng :
- Rèn luyện cách trình bày một vấn đề
- Biết phân tích, so sánh các đặc điểm của các lớp cấu tạo TĐ dựa vào kênh hình.
3. thái độ:
Nhận thức đúng đắn về sự hình thành TĐ theo quan điểm duy vật biện chứng: TĐ không phải do thượng đế sinh ra mà được hình thành do những định luật cơ bản của bản thân vũ trụ
II/. Thiết bị dạy học :
- HÌNH vẽ cấu trúc TĐ
- Hình 8.2 trong sgk phóng to
III/. Trọng tâm bài học
- Nội dung chính học thuyết Otto Smith
- Cấu tạo TĐ
IV/. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Cả lớp
GV giới thiệu khái quát về giá trị của giả thuyết Kant- Laplace
- Quan niệm duy tâm về sự hình thành TĐ trước giả thuyết Kant- Laplace
+ Khái quát về giả thuyết Kant- Laplace
+ Giá trị của giả thuyết Kant- Laplace
GV sử dụng hình 8.1 SGK và sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở hướng dẫn HS có thể làm việc cánhân hoặc theo cặp để tìm hiểu nội dung học thuyết Otto Smith
Yêu cầu HS trình bày và giải thích sự hình thành Hệ Mặt Trời trong đó có TĐ theo học thuyết Otto Smith dựa vào tranh ảnh hoặc hình vẽ.
GV chuẩn xác lại kiến thức cho hs và sử dụng phương pháp giảng giải, giúp hs hiểu biết giá trịcủa các học thuyết về sự hình thành tđ đã gây ra 1 tiếng vang lớn chống lại quan điểm duy tâm chop rằng TĐ do Thượng Đế sinh ra.
HĐ 2: Cặp/nhóm
GV giới thiệu khái quát tại sao nghiên cứu cấu trúc của TĐ, các nhà khoa học thường dùng gìđể nghiên cứu?.
* Bước 1: HS đọc nội dung SGK và quan sát hình 8.2; 8.3 cho biết:
- TĐ cấu tạo gồm mấy lớp? Nêu tên từng lớp?
- Đặc điểm khác nhau giữa các lớp là gì? Cho ví dụ?
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương?
- Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ TĐ và lớp Manti.
* Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
I. Học thuyết về sự hình thành TĐ
a. Giả thuyết Kant- Laplace
Hệ Mặt Trời trong đó có tđ được hình thành từ khối khí loãng, nhiệt độ cao ngưng tụ và nguội dần.
b. Học thuyết về sự hình thành TĐ của Otto Smith
- Những hành tinh trong Hệ MT được hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh
- Đám mây bụi chuyển động quanh MT và dần dần ngưng tu ïthành các hành tinh. Đây là học thuyết có giá trị rất lớn.
II. Cấùu trúc của TĐ
Trái Đất co ùcấu tạo không đồng nhất và được chia làm 3 lớp
1. Lớp vỏ tđ
- Vỏ TĐ là 1 lớp mỏng, cứng, độ dày dao động từ 5km-70km.
- Vỏ TĐ được chia làm 2 kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Vật chất cấu tạo: đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
2. Lớp Manti
- Độ dày: từ lớp vỏ TĐ đến độ sâu 2900km.
- Vật chất ở trạng thái quánh dẻo ở tầng Manti tên và trạng thái rắn ở tầng Manti dưới.
3. Lớp nhân
- Lớp nhân ngoài: từ 2900km-5100km; nhiệt độ khoảng 5000oC; áp suất từ 1,3-3,1 triệu atm; vật chất ở trạng thái lỏng
- Lớp nhân trong: từ 5100-6370km; áp suất từ 3-3,5 triệu atm; vật chất ở trạng thái rắn
* Khái niệm thạch quyển: Bao gồm vỏ TĐ và phần tên cùng của lớp Man ti gọi là thạch quyển.
V/. Đánh giá
1. Trình bày và giải thích sự hình thành TĐ theo học thuyết Otto Smith.
2. Mô tả cấu trúc của TĐ
VI/. Họat động nối tiếp
Hướng dẫn HS lập bảng so sánh đặc điểm từng lớp của TĐ
File đính kèm:
- BAI 8 HOC THUYET VE SU HINH THANH TRAI DAT.doc