I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần nắm:
- Vì sao cần có các phép hình bản đồ.
- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản.
- Phân loại được một số lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ., từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác trên bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ thế giới, bản đồ Châu Âu.
- Quả địa cầu.
- Giấy A3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
3. Bài mới
Mở bài:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản. phân loại bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . .
Ngày dạy: . . . . .. . ..
TIẾT 1 + 2
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần nắm:
- Vì sao cần có các phép hình bản đồ.
- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản.
- Phân loại được một số lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ., từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác trên bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ thế giới, bản đồ Châu Âu.
- Quả địa cầu.
- Giấy A3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
3. Bài mới
Mở bài:
Nhìn lên bản đồ thế giới và bản đồ Châu Âu em có nhận xét gì về hệ thống kinh, vĩ tuyến?
Vì sao lại có sự khác nhau như vậy. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS nhìn lên bản đồ thế giới và Châu Âu để phát biểu khái niệm bản đồ.
Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát quả địa cầu và suy nghĩ các cách để chuyển mạng lưới kinh vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt phẳng.
Bước 3: GV dùng bìa cứng làm mặt chiếu: Mặt phẳng, cuộn lại thành hình nón hoặc hình trụ cho tiếp xúc với địa cầu.
Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trang 4 SGK nhận xét:
Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến trên 3 bản đồ có sự khác nhau?
GV tóm lại: Cho dù mạng lưới kinh vĩ tuyến có khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của các nhà bản đồ là muốn đưa các điểm của mặt cong lên mặt phẳng. Cách làm như vậy gọi là phép chiếu hình bản đồ.
Hỏi: Khái niệm phép chiếu hình bản đồ?
Như vậy, tuỳ theo hình dáng của mặt phẳng tiếp xúc mà ta có các phép chiếu hình khác nhau.
- Nếu mặt chiếu là mặt phẳng: Phép chiếu phương vị.
- Nếu mặt chiếu là hình nón: Phép chiếu hình nón.
- Nếu mặt chiếu là hình trụ: Phép chiếu hình trụ.
Hỏi: Phép chiếu phương vị là gì?
Hỏi: Dựa vào hình1.2 nhận xét đặc điểm của phép chiếu phương vị?
GV Tóm lại: Mặt chiếu là một mặt phẳng tiếp xúc với một điểm của địa cầu
Hỏi: Dựa vào hình1.2 Có mấy loại phép chiếu phương vị?
HĐ 2: Nhóm (chia lớp thành 3 nhóm)
Bước 1: GV cho HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Phép chiếu phương vị đứng (Sử dụng hình 1.3a, 1.3b)
Nhóm 2: Phép chiếu phương vị ngang (Sử dụng hính 1.4a, 1.4b)
Nhóm 3: Phép chiếu phương vị nghiêng (Sử dụng hình 1.5a, 1.5b)
Bước 2: Đại diện nhóm lên bảng trình bày vấn đề thảo luận.
I. Phép chiếu hình bản đồ
1. Khái niệm bản đồ (SGK)
2. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ:
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu hiện mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng
3. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:
a. Phép chiếu phương vị
*/ Khái niệm:
Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt phẳng.
*. Đặc điểm các phép chiếu phương vị:
Thể hiện trên bản đồ
Phép chiếu hình bản đồ
Phương vị đứng
Phương vị ngang
Phương vị nghiêng
Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu
Ở cực
Ở giữa xích đạo
Ở một điểm bất kỳ
Các kinh tuyến
Là những đoạn thẳng đồng qui ở cực
Là những đường cong (Trừ kinh tuyến giữa là đường thẳng)
Là những đường cong (Trừ kinh tuyến giữa là đường thẳng)
Các vĩ tuyến
Là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
Là những cung tròn
Là những đường cong
Khu vực tương đối chính xác
Khu vực gần cực
Khu vực gần xích đạo và kinh tuyến giữa.
Gần nơi tiếp xúc
Khu vực kém chính xác
Khu vực xa cực
Khu vực xa xích đạo và xa kinh tuyến giữa
Xa nơi tiếp xúc
Ứng dụng
Dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực
Dùng để vẽ các bản đồ bán cầu Đông và bán cầu Tây
Dùng để vẽ các bản đồ khu vực có vĩ tuyến trung bình
Bước 3: GV tóm lại vấn đề.
TIẾT2
Hỏi: Dựa vào SGK em nào cho thầy biết phép chiếu hình nón là gì?
HĐ 3: Cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình nón với địa cầu.
-HS trả lời
- GV tóm lại: Như vậy tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với địa cầu ta có các phép chiếu hình nón khác nhau: Đứng, ngang, nghiêng. Ở đây thầy trò ta chỉ tìm hiểu sâu phép chiếu hình nón đứng
HĐ 4: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7a nhận xét vị trí tiếp xúc của hình nón với địa cầu
HS phát biểu, GV nhận xét.
Bước 2:
HS tiếp tục quan sát hình 1.7b nhận xét:
- Đặc điểm mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ?
- Khu vực chính xác và kém chính xác?
- Khu vực vẽ?
Gọi HS phát biểu, GV tóm lại.
Hỏi: dựa vào SGK em nào cho thầy biết phép chiếu hình trụ là gì?
HĐ 5: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình trụ với địa cầu.
-HS trả lời
- GV tóm lại: Như vậy tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với địa cầu ta có các phép chiếu hình trụ khác nhau: Đứng, ngang, nghiêng. Ở đây thầy trò ta chỉ tìm hiểu sâu phép chiếu hình trụ đứng
Bước 2:
HS tiếp tục quan sát hình 1.9a và 1.9b nhận xét:
- Đặc điểm mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ?
- Khu vực chính xác và kém chính xác?
- Khu vực vẽ?
Gọi HS phát biểu, GV tóm lại.
HĐ 6: Cá nhân
Bước 1:
GV hỏi: Tại sao phải phân loại bản đồ? Có mấy cách phân loại bản đồ?
HS trả lời, GV nhận xét
Bước 2: HS nghiên cứu sách giáo khoa trả lời từng cách phân loại.
b. Phép chiếu hình nón.
*/ Khái niệm:
Phép chiếu hình nón là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là hình nón.
*/ Đặc điểm của phép chiếu hình nón đứng.
- Trục hình nón trùng với trục địa cầu.
- Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón.
- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
- Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác.
- Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình.
c. Phép chiếu hình trụ.
*/ Khái niệm
Phép chiếu hình trụ là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu hình trụ.
*/ Đặc điểm của phép chiếu hình trụ đứng.
- Hình trụ tiếp xúc với địa cầu theo vòng xích đạo.
- Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và thẳng góc nhau.
- Những khu vực ở xích đạo tương đối chính xác.
- Dùng để vẽ bản đồ khu vực gần xích đạo
II. Phân loại bản đồ
1. Theo tỉ lệ:
- Bản đồ tỉ lệ lớn.
- Bản đồ tỉ lệ trung bình.
- Bản đồ tỉ lệ nhỏ.
2. Theo nội dung bản đồ
- Bản đồ địa lí chung.
- Bản đồ chuyên đề.
3. Theo mục đích sử dụng:
- Bản đồ tra cứu.
- Bản đồ giáo khoa.
- Bản đồ quân sự ...
4. Theo lãnh thổ:
- Bản đồ thế giới.
- Bản đồ bán cầu.
- Bản đồ các châu.
- Bản đồ đại dương ...
4. Củng cố:
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau:
Phép chiếu bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến
Các vĩ tuyến
Khu vực tương đối chính xác
Khu vực kém chính xác
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ đứng
KT, ngày 11 tháng 9 năm 2006
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
5. Dặn dò
Học sinh về nhà đọc trước bài 2:
Một số phương pháp biểu hiện các
đối tượng địa lý trên bản đồ.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO 1 2.doc