Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 22: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất

I. Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức

- Biết được tên một số thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật.

- Nắm được các quy luật phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.

 2. Về kĩ năng:

- Biết phân tích sơ đồ, lược đồ, quan sát ảnh

- Nhận biết được các thảm thực vật chính

II. Phương tiện dạy học

- Các hình ảnh về các thảm thực vật

- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới

III . Hoạt động dạy học

+ Bài cũ: Sinh quyển là gì ? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không ? Tại sao ?

+ Mở bài: Chúng ta đã biết sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy trên thực tế, đất và sinh vật phân bố như thế nào? Sự phân bố này có

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 22: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26 tháng 11 năm 2006 Lê Văn Đỉnh Chương trình cơ bản Tiét 22 Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Biết được tên một số thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật. - Nắm được các quy luật phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất. 2. Về kĩ năng: - Biết phân tích sơ đồ, lược đồ, quan sát ảnh - Nhận biết được các thảm thực vật chính II. Phương tiện dạy học - Các hình ảnh về các thảm thực vật - Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới III . Hoạt động dạy học + Bài cũ: Sinh quyển là gì ? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không ? Tại sao ? + Mở bài: Chúng ta đã biết sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy trên thực tế, đất và sinh vật phân bố như thế nào? Sự phân bố này có tính quy luật không ? Vì sao ? Hoạt động của Thầy và trò Nội dung bài học HĐ1 Cá nhân - GV: Hãy quan sát lược đồ hình 19.1 hãy nhận xét về sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất? Tại sao lại có sự phân bố như vậy? - HS: Quan sát trả lời câu hỏi của giáo viên. - GV: Nhận xét và tổng kết, đồng thời giáo viên có thể giải thích rõ để học sinh hiểu tại sao lại có sự phân bố các loại sinh vật như vậy. (Do chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ) ............................................................. HĐ2 Cá nhân - GV: Hãy quan sát lược đồ hình 19.2 hãy nhận xét về sự phân bố của các nhóm đất chính trên Trái Đất? Tại sao lại có sự phân bố như vậy? - HS: Quan sát trả lời câu hỏi của giáo viên. - GV: Nhận xét và tổng kết, đồng thời giáo viên có thể giải thích rõ để học sinh hiểu tại sao lại có sự phân bố các nhóm đất như vậy. (Do chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ) ............................................................... HĐ3. Nhóm Chia lớp thành 6 nhóm nhiệm vụ cho mỗi nhóm : + Nhóm 1: Quan sát lược đồ và các hình ảnh hãy nêu lên đặc điểm và sự phân bố (nằm trong vĩ độ nào? ở châu lục nào là chủ yếu?) của các thảm thực vật và đất đài nguyên. + Nhóm 2: Quan sát lược đồ và các hình ảnh hãy nêu lên đặc điểm và sự phân bố (nằm trong vĩ độ nào? ở châu lục nào là chủ yếu?) của các thảm thực vật và đất ôn đới. + Nhóm 3: Quan sát lược đồ và các hình ảnh hãy nêu lên đặc điểm và sự phân bố (nằm trong vĩ độ nào? ở châu lục nào là chủ yếu?) của các thảm thực vật và đất cận nhiệt đới. + Nhóm 4: Quan sát lược đồ và các hình ảnh hãy nêu lên đặc điểm và sự phân bố (nằm trong vĩ độ nào? ở châu lục nào là chủ yếu?) của các thảm thực vật và đất nhiệt đới. + Nhóm 5+6: Quan sát hình ảnh hãy nêu lên đặc điểm và sự phân bố của các thảm thực vật và đất theo độ cao? Tại sao lại có sự phân bố như vậy? Sau đó GV gọi các nhóm học sinh lên báo cáo kết quả của nhóm mình - HS: Quan sát các lược đồ, hình ảnh và thảo luận, sau đó lên báo cáo - GV: Nhận xét và tổng kết và giải thích. I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ - GV cho học sinh về nhà kẻ bảng tổng hợp các loài thực vật vào vở. - Nhận xét: + Sự thay đổi của sinh vật và đất theo quy luật từ xích đạo về 2 cực thể hiện qua các đới tự nhiên + Mỗi kiểu khí hậu có một kiểu thảm thực vật và nhóm đất riêng. ............................................................. - Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố và thay đổi của sinh vật và đất là: + Do điều kiện khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm). Do chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ, nên hình thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, dẫn đến các thảm thực vật và đất cũng thay đổi theo gọi là quy luật địa đới .................................................................. II. Phân bố sinh vật và đất theo độ cao ở các vùng núi cao, đất và sinh vật cũng có sự thay đổi theo độ cao, Do - Càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm. - Độ ẩm không khí tăng lên một độ cao nhất định cũng giảm. IV. Đánh giá + Dựa vào hình 19.1 và 19.2 hãy cho biết dọc theo kinh tuyến 800Đ từ bắc xuống nam có những thảm thực vật và nhóm đất nào ? chúng thuộc các đới khí hậu nào ? phân bố ở phạm vi các vĩ tuyến nào ? V. Hoạt động nối tiếp + Làm các bài tập cuối SGK + Sưu tầm các hình ảnh, các bài viết về các thảm thực vật, các loài động vật qua sách báo và các tư liệu khác.

File đính kèm:

  • docTiet 22 Bai 19 CB.doc
Giáo án liên quan