I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
+ Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lý.
+ Trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này.
+ Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý.
2. Về kỹ năng
+ Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh hoạ quy luật.
3. Về hành vi thái độ
HS có ý thức bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.
II. Thiết bị dạy học
+ Phóng to hình 20.1 trang 74 SGK
+ Một số tranh ảnh về sự tàn phá rừng, xói mòn đất , lũ lụt.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 23: Lớp vỏ địa lý, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5 tháng 12 năm 2006 Lê Văn Đỉnh
Chương trình cơ bản
Chương IV một số quy luật của lớp vỏ địa lý.
Tiết 23 Bài 20 Lớp vỏ Địa lý. Quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lý.
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
+ Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lý.
+ Trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này.
+ Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý.
2. Về kỹ năng
+ Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh hoạ quy luật.
3. Về hành vi thái độ
HS có ý thức bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.
II. Thiết bị dạy học
+ Phóng to hình 20.1 trang 74 SGK
+ Một số tranh ảnh về sự tàn phá rừng, xói mòn đất , lũ lụt.
III. Hoạt động dạy học
+ Bài cũ: Không
+ Mở bài: ở chương III bài 7 các em đã biết vỏ Trái Đất, bài này sẽ đề cập tới một lớp vỏ mới. Lớp vỏ Địa lý, vậy giữa chúng có gì khác nhau ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1 Cá nhân
+ HS tìm hiểu nội dung SGK hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 1
Lớp vỏ địa lý
Khái
niệm
Phạm vi
Đặc điểm
+ HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
................................................................
HĐ 2 cả lớp
+ Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết:
* Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là gì?
* Nguyên nhân.
* Biểu hiện......
* ý nghĩa thực tiễn....
+ HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
I. Lớp vỏ địa lý ( Vỏ cảnh quan)
+ K/N là lớp vỏ của trái đất ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Độ dày khoảng 30-35Km
+ Các quy luật tự nhiên chi phối các hiện tượng và các quá trình tự nhiên diễn ra trong lớp vỏ địa lý.
................................................................
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
1. Khái niệm
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lý.
2. Biểu hiện của quy luật.
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau
+ Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
3. ý nghĩa thực tiễn
+ Trước khi tiến hành các hoạt động cần:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp khắc phục.
IV. Đánh giá
Dựa vào kiến thức đã học hãy so sánh vỏ trái đất và vỏ địa lý.
Nội dung so sánh
Vỏ trái đất
Vỏ địa lý
Chiều dày
5 – 10 Km
30 – 35 Km
Phạm vi
Từ bề mặt trái đất đến bao man ti
+ Từ giới hạn dưới của tầng ôzôn đến đáy vực thẳm đại dương
( Đại dương)
+ Đáy lớp vỏ phong hoá
( lục địa)
Trạng thái, thành phần
Vỏ cứng, gồm các lớp trầm tích,
granít, Bazan.
Gồm 5 quyển khác nhau
V. Hoạt động nối tiếp.
Làm các câu hỏi và bài tập trang 76 SGK
File đính kèm:
- Tiet 23 Bai 20 CB.doc